Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng

Vào tháng 4 năm 1981, nhà máy bia Long Môn ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam khởi công xây dựng thêm một nhà xưởng mới, và vô tình khai quật được một ngôi mộ cổ trong khi phát nổ tường núi. Khói bụi tan đi, người ta phát hiện ra một câu chuyện cảm động nhân gian về người con hiếu đạo cách đây hàng ngàn năm lịch sử.

Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng - Ảnh 1.

Cổ mộ cặp vợ chồng thời nhà Đường mới được khai quật tại Lạc Dương này may mắn chưa bị kẻ trộm đào bới, có tổng cộng 129 di vật văn hóa được khai quật từ lăng mộ.

Do lịch sử lâu đời nên không còn dấu tích trên mặt đất, muốn tìm hiểu quá khứ xa xưa thì chỉ có thể bới tìm trong những vết bụi của năm tháng. Triều đại nhà Đường thế lực quốc gia hùng mạnh, tiền quá nhiều khi sống tiêu không hết, chết đi đến cõi âm vẫn tiếp tục tiêu, vì thế các ngôi mộ nhà Đường khi chôn cất đều có rất nhiều vật phẩm tiền bạc có giá trị được mai táng theo, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều lăng mộ trong thời nhà Đường thường bị đào bới ăn trộm.

Nhưng lăng mộ nhà Đường mới được khai quật tại Lạc Dương này may mắn chưa bị kẻ trộm đào bới, có tổng cộng 129 di vật văn hóa được khai quật từ lăng mộ. Các loại đồ được mai táng theo bao gồm các loại vật phẩm tam sắc, đồ gốm, sứ, tiền vàng, đồ chạm khắc trên đá, v.v...

Trong số đó, các loại vật phẩm tam sắc có số lượng nhiều nhất, thể hiện tay nghề thủ công tinh xảo, có thể gọi đây là hình mẫu của vật phẩm tam sắc vào thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc cổ đại đời Đường. " Đường Tam Thái " (vật phẩm có ba màu sắc) là một loại đồ âm phủ, đồ vật được mai táng theo người chết của đời nhà Đường. Các đồ vật tùy táng này có muôn hình vạn trạng kỳ kỳ quái quái, người ta nhìn cũng phải động não về tư thế hình dáng của đồ vật.

Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng - Ảnh 3.

" Đường Tam Thái " (vật phẩm có ba màu sắc) là một loại đồ âm phủ, đồ vật được mai táng theo người chết của đời nhà Đường. Các đồ vật tùy táng này có muôn hình vạn trạng kỳ kỳ quái quái, người ta nhìn cũng phải động não về tư thế hình dáng của đồ vật.

Nhưng điều đặc biệt nhất là trong số rất nhiều di vật văn hóa, quý giá nhất không phải là các món đồ tam sắc tinh xảo, cũng không phải đồ trang sức vàng bạc giá trị, mà là một văn bia khiêm tốn.

Văn bia hình vuông này có chiều dài các cạnh 45 cm, dày 10 cm, được khắc 9 chữ viết kiểu khải thư (dạng chữ vuông vức ngay ngắn) một cách trang trọng và mạnh mẽ - Đại Đường Định Viễn Tướng Quân An Quân Chí. Tấm còn lại là 458 chữ viết trên 22 hàng mô tả công trạng của An Bồ tướng quân.

Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng - Ảnh 4.

Trong số rất nhiều di vật văn hóa nơi lăng mộ nhà Đường này, quý giá nhất không phải là các món đồ tam sắc tinh xảo, cũng không phải đồ trang sức vàng bạc giá trị, mà là một văn bia khiêm tốn.

Họ An là một trong những họ danh tiếng thời Đường, thuộc hàng "chín dòng họ lớn của Chiêu Võ", là một trong những dòng họ lớn của người Túc Đặc. An Bồ vốn không phải là tầng lớp nông dân sinh ra lớn lên từ vùng đồng bằng Trung Nguyên, ông vốn sinh ra tại An Quốc Tây Vực, phụ thân là anh hùng dũng cảm thiện chiến, được xếp vào hàng ngũ phẩm định viễn tướng quân (tướng quân chuyên chinh phạt nơi xa).

Sau khi phụ thân qua đời, An Bồ được thừa kế danh hiệu tướng quân. Nhưng An Bồ không phải là thế hệ công tử được kế thừa sự giàu có thóc đầy bộ rượu đầy chum từ cha, An Bồ cũng là một đại chỉ huy dẫn quân vượt sa mạc, liên tục lập chiến công hiển hách. Sử sách miêu tả An Bồ là: "Dĩ nhất tang thiên, độc tảo phong phi chi chúng" ( Một mình như cả ngàn người, quét sạch bầy ong vò vẽ).

Chủ nhân của ngôi mộ là định viễn tướng quân của triều đại nhà Đường An Bồ. Đây là ngôi mộ hợp táng chung với người vợ của ông. Lăng mộ An Bồ nằm ở hướng Nam quay mặt về hướng Bắc bao gồm hai bên hành lang lăng mộ, cổng mộ, lối đi chính giữa và buồng mộ hợp lại, theo thiết kế hình chữ U. An Bồ mất ở Tây An vào năm 664 sau Công nguyên, và 40 năm sau vợ của ông là Hà Thị cũng qua đời ở Lạc Dương.

Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng - Ảnh 5.

An Kim Tàng, con trai của An Bồ, đã chuyển hài cốt của cha mình từ Tây An đến Lạc Dương để chôn cất cùng mẹ sau khi mẹ qua đời nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo. An Kim Tàng còn tự dựng một gian nhà cỏ bên cạnh lăng mộ, tự mình bê đá xây mộ lập bia cho cha .

Theo ghi chép lịch sử, An Kim Tàng, con trai của An Bồ, đã chuyển hài cốt của cha mình từ Tây An đến Lạc Dương để chôn cất cùng mẹ sau khi mẹ qua đời nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo. An Kim Tàng còn tự dựng một gian nhà cỏ bên cạnh lăng mộ, tự mình bê đá xây mộ lập bia cho cha .

Lạc Dương là cố đô của 13 triều đại, có bề dày lịch sử hơn 1.500 năm, dẫm một bước chân lên đất có lẽ cũng có thể kinh động đến tam hoàng ngũ đế, lấy tay cạo một nhúm đất có lẽ cũng là gạch đời Tần ngói đời Hán. Những lăng mộ khác đời nhà Đường được tìm thấy ở đây phần lớn đều đã bị đánh cắp nghiêm trọng, nhưng vì sao ngôi mộ của An Bồ lại vẹn nguyên không hư hại vậy? Họa chăng có một vị thần linh đầu cao ba tấc nào đó canh giữ chăng?

An Kim Tàng không chỉ hiếu thảo mà còn trung thành. Sau khi An Bồ tạ thế, An Kim Tàng không được thừa kế tước vị và chỉ trở thành một quan chức phụ trách âm nhạc trong cung. Lúc đó chính là Võ Tắc Thiên đang nắm quyền, và Võ Tắc Thiên đang phẫn nộ với âm mưu chiếm quyền đoạt vị của thái tử Lý Đán. An Kim Tàng hy sinh thân mình, dùng dao mổ bụng để chứng minh sự trong sạch vô tội của thái tử. Tấm lòng trung thành của An Kim Tàng thật kinh thiên động địa, và Võ Tắc Thiên cũng cảm động vì điều đó. Sau khi tỉnh dậy, đích thân Võ Tắc Thiên đến thăm ông ta rồi thở dài than rằng: " Đến những đứa con của ta cũng không có được lòng trung thành như nhà ngươi." Sau đó cuộc điều tra bị dừng lại, Lý Đán may mắn mà thoát tội.

Ngôi mộ cổ một cặp vợ chồng cách đây hàng nghìn năm tiết lộ câu chuyện gây xúc động mạnh cộng đồng mạng - Ảnh 7.

An Kim Tàng không chỉ hiếu thảo mà còn trung thành. Nếu An Kim Tàng không tiến lên hy sinh thân mình, có lẽ lịch sử nhà Đường cũng đã được viết lại.

Xem ra những kẻ bé nhỏ cũng vẫn có khả năng xoay chiều lịch sử. Hãy tưởng tượng rằng nếu An Kim Tàng không tiến lên hy sinh thân mình, có lẽ lịch sử nhà Đường cũng đã được viết lại. Sau khi Lý Đán phục hồi lại ngôi vị, An Kim Tàng cũng được trọng dụng, đảm nhiệm chức vị quan trung lang tướng quân phụ trách đội mã binh bảo vệ phía phải hoàng cung . Như vậy lịch sử đã chứng minh làm điều tốt sẽ được hưởng những kết quả tốt đẹp.

Let's block ads! (Why?)