Tập trung vào quyền riêng tư, ATT khiến những công ty sống dựa vào quảng cáo như Facebook bị đe dọa. Vấn đề là nhiều nhân viên Facebook chỉ ra rằng bản thân Apple và dẫn đầu là CEO Tim Cook mới vi phạm quyền riêng tư ra sao. Dưới đây là một số tranh luận mà các nhân viên Facebook đưa ra để nói về “kẻ thù” của mình.
ATT là một trong những tính năng gây ra nhiều tranh cãi trên iOS 14.5.
Thỏa thuận công cụ tìm kiếm của Google
Apple đã nâng cao quyền riêng tư lên thành sứ mệnh của công ty, đến nỗi nhà sản xuất iPhone đã công bố nó thành một loại chính thức “Quyền riêng tư là một quyền cơ bản của con người”. Nhưng có một số nhân viên Facebook sẽ phản đối điều đó vì cho rằng Apple kiếm được tới 12 tỷ USD mỗi năm bằng cách cho phép Google, một trong những công ty đáng sợ nhất hành tinh khi nói đến quyền riêng tư, trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad.
Mối quan hệ tại Trung Quốc
Từ một trong những công ty đáng sợ nhất, giờ đây chúng ta chuyển sang Apple hoạt động bên trong một trong những quốc gia đáng sợ và đàn áp nhất hành tinh, một quốc gia đã biến việc giám sát công dân trở thành một cách để quản lý: Trung Quốc. Đây là một điều khác mà một số nhân viên Facebook sẽ nói khi có ai đó nói về Apple coi quyền riêng tư như một giá trị cốt lõi. Facebook bị cấm ở Trung Quốc, nhưng sự hiện diện của Apple ở nước này bao gồm cả lĩnh vực sản xuất cũng như bán lẻ. Và để hoạt động, Apple phải chấp nhận nhiều thỏa thuận của chính phủ Trung Quốc trong việc giám sát người dân nước này.
Mặc dù vậy, cũng cần nhớ rằng bản thân CEO Mark Zuckerberg cũng đã cố gắng tìm cách để Facebook được kinh doanh ở Trung Quốc. Gần như chắc chắn ông sẽ biến điều này thành hiện thực nếu ban lãnh đạo chính trị Trung Quốc bật đèn xanh, nhưng ít nhất điều đó không xảy ra ở thời điểm này.
CEO Tim Cook phải nhún nhường trước chính phủ Trung Quốc để được kinh doanh tại đây.
Apple cũng dựa vào Facebook
Để đạt được thành công như hiện nay, Facebook cho rằng Apple đã dựa vào trang mạng xã hội này với rất nhiều trang hoạt động khác nhau. Apple điều hành một Podcasts trên Facebook, đạt hơn 27.200 lượt thích và hơn 33.000 người theo dõi.
Ngoài ra còn có trang Apple Music trên Facebook thu hút được khoảng 4 triệu lượt thích và hơn 4 triệu người theo dõi. Trong khi đó, trang Apple TV trên Facebook cung cấp thông tin cập nhật về nội dung trên dịch vụ TV giống như Netflix. Trang đó đã đạt hơn 28,9 triệu lượt thích và gần 29 triệu người theo dõi.
Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng Apple chỉ muốn Facebook làm tốt hơn về quyền riêng tư chứ không phải ngừng tồn tại. Dù sao, Apple đang sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ giới thiệu sản phẩm thương mại của mình, tiếp thị đến mọi người về các dịch vụ Apple quan trọng thông qua các trang Facebook.
Đăng nhận xét