45 chiếc B1-B bị ngừng bay cho đến khi sự cố được khắc phục.
Theo Daily Mail, B1-B là một trong 3 máy bay ném bom chiến lược của Mỹ, bên cạnh oanh tạc cơ tàng hình B-2 và pháo đài bay B-52.
Trong số 140 máy bay ném bom chiến lược, Mỹ hiện còn 45 chiếc B1-B. Toàn bộ các oanh tạc cơ siêu thanh B1-B bị dừng hoạt động tương ứng với một phần ba số máy bay ném bom của không quân Mỹ.
Tướng Tim Ryan, tư lệnh Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn Cầu, nói rằng ông đã ra lệnh “ngừng bay toàn bộ phi đội B1-B vì lý do an toàn”.
Quyết định được đưa ra sau “thông báo khẩn cấp” ngày 8.4 tại căn cứ không quân Ellsworth, một trong hai căn cứ Mỹ vận hành oanh tạc cơ B-1B.
Oanh tạc cơ B1-B được Mỹ lần đầu đưa vào hoạt động dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1985, sẽ bị loại bỏ dần kể từ năm 2030.
Tướng Tim Ryan, tư lệnh Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn cầu của không quân Mỹ xác nhận thông tin.
Trong sự cố mới nhất, các kỹ sư phát hiện “lỗ hổng lớn” bên trong một bộ lọc của động cơ, dẫn đến rò rỉ nhiên liệu. Một lượng lớn nhiên liệu không bị đốt cháy được phát hiện rò rỉ khi máy bay hạ cánh.
Đây được coi là lỗi nghiêm trọng vì nếu bộ lọc không hoạt động, oanh tạc cơ B1-B không thể kích hoạt chế độ đốt sau (afterburner) để tăng tốc máy bay thêm 40-70% trong thời gian ngắn.
Sau khi đánh giá sự cố, tướng Ryan xác nhận ông cảm thấy cần phải dừng bay toàn bộ phi đội.
“Từng chiếc máy bay sẽ được phép cất cánh trở lại sau khi được đánh giá là an toàn”, tướng Ryan nói.
Oanh tạc cơ siêu thanh B1-B là một trong số các máy bay liên tục gặp sự cố của Mỹ.
Trong số 100 chiếc được chế tạo, không quân Mỹ đã ngừng sử dụng 33 chiếc vào năm 2001. Tính đến năm 2017, không quân Mỹ còn 62 chiếc B1-B.
Đến ngày 17.2.2021, 17 chiếc nữa bị loại bỏ, tương đương với 45 chiếc còn lại, theo thống kê của Flight Global.
Các oanh tạc cơ B-1B từng tham gia chiến dịch quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Những năm gần đây, các máy bay này cũng tham gia sứ mệnh răn đe Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong những năm qua, các oanh tạc cơ B1-B của Mỹ đã nhiều lần gặp sự cố.
Năm ngoái, thiếu tướng về hưu Larry Stutzriem từng cảnh báo phi đội máy bay ném bom chiến lược Mỹ chưa bao giờ gặp khủng hoảng như bây giờ.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ có tới 400 oanh tạc cơ chiến lược sẵn sàng đối phó Liên Xô. Đến năm 2020, con số này chỉ còn 140.
Trung Quốc hiện là quốc gia sở hữu nhiều máy bay ném bom chiến lược nhất thế giới, với 231 chiếc H-6, bao gồm nhiều phiên bản khác nhau.
Đăng nhận xét