Huawei của Trung Quốc bất ngờ thắng kiện lớn tại châu Âu

Theo một báo cáo từ trang SCMP, thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp Chanel đã thua trong trận chiến thương hiệu trước gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc về bản quyền thiết kế logo. Đáng chú ý, điều này cũng làm nổi bật tính chất nhạy cảm của việc các thương hiệu xa xỉ gần đây liên tục bảo vệ bản quyền logo của mình để khẳng định sự đẳng cấp, "phong cách và tính độc quyền" của họ với hàng triệu người trên toàn cầu. 

Huawei của Trung Quốc bất ngờ thắng kiện lớn tại châu Âu

Khiếu nại từ Chanel lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2017 sau khi Huawei tìm kiếm sự chấp thuận của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) để đăng ký nhãn hiệu phần cứng máy tính có hai hình bán nguyệt lồng vào nhau theo chiều dọc.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Sự việc này dẫn đến việc Chanel cáo buộc rằng, thiết kế này tương tự như logo tiếng Pháp đã đăng ký của hãng gồm hai hình bán nguyệt nằm ngang lồng vào nhau được sử dụng trên mỹ phẩm, nước hoa, quần áo và các sản phẩm khác của thương hiệu. 

Vào năm 2019, văn phòng thương hiệu Chanel đã bác bỏ các tuyên bố của công ty Huawei khi cho rằng, không có sự giống nhau và sẽ không có sự nhầm lẫn giữa cả hai thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Chanel sau đó đã đưa ra lời thách thức trước Tòa án chung có trụ sở tại Luxembourg. Tại đây, yêu cầu bồi thường đã bị bác bỏ một lần nữa. Theo hội đồng thẩm phán cho biết, hoàn toàn không có sự khác biệt về hình ảnh giữa cả hai logo. Đặc biệt, nhãn hiệu của Chanel có đường cong tròn hơn, đường kẻ dày hơn và hướng nằm ngang, trong khi hướng của nhãn hiệu Huawei là theo chiều dọc. Do đó, Tòa án chung kết luận rằng, các logo này là hoàn toàn khác nhau".

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Như vậy, Tòa án chung của Liên minh châu Âu đã ra phán quyết rằng, logo mới của Huawei cho các sản phẩm phần cứng máy tính của họ sẽ không ảnh hưởng đến Chanel. Tòa án tin rằng sẽ không ai nhầm logo mới của Huawei với logo của Chanel cả. Điều này có nghĩa là vụ kiện của Chanel để bảo vệ logo của mình đã kết thúc trong thất bại. Về phán quyết của tòa án, không có bình luận chính thức nào từ Chanel được đưa ra. Nhưng đối với phán quyết mới, Chanel vẫn có quyền kháng cáo nếu muốn.

Tương tự về câu chuyện kiện nhau về bản quyền logo, vào tháng 8/2020, Apple đã kiện nhà phát triển của ứng dụng Prepear, vì cho rằng logo quá giống biểu tượng nhận diện của hãng.

Prepear là ứng dụng giúp người dùng tạo ra những công thức nấu ăn mới lạ, lên kế hoạch bữa ăn, lập danh sách mua sắm cũng như sắp xếp đơn hàng sắp giao. Prepear là sản phẩm tiếp nối của trang web chuyên về thực phẩm cho trẻ em Super Healthy Kids.

Trong bài đăng trên Instagram, ứng dụng này cho biết: "Apple đã có hành động pháp lý nhằm chống lại Prepear vì cho rằng logo quả lê quá giống với logo quả táo, gây tổn hại đến thương hiệu của Apple".

Nhà sáng lập Prepear nhận xét hành động của Apple là "một cú đau với Prepear". Bài đăng cũng không quên "gửi một thông điệp tới những công ty hùng mạnh làng công nghệ rằng đi bắt nạt các doanh nghiệp nhỏ có ngày rồi cũng gặp quả báo".

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Theo Apple, logo của Prepear sử dụng đường viền bao quanh quả lê và có màu xanh lá cây. Mặc dù hình dạng và mục đích khác nhau, Apple dường như nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn và liên tưởng Prepear với Apple.

Trước đây, Apple được cho đã "phản đối hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ sử dụng biểu tượng thương hiệu có liên quan đến trái cây", thậm chí logo các công ty này còn khác hẳn logo của Apple. Logo trái táo từng là nguyên nhân dẫn tới nhiều hành động pháp lý của Apple trong quá khứ, như trường hợp khởi kiện một đảng chính trị của Na-uy và một con đường xe đạp tại Đức.

Let's block ads! (Why?)