Nóng: Ukraine tuyên bố không khuất phục dù bị ông Putin đe dọa bằng vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Zelenskyy. Ảnh ACB News.

Mệnh lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao độ có nghĩa là ông Putin muốn vũ khí hạt nhân được chuẩn bị để tăng cường khả năng sẵn sàng phóng.

Khi đưa ra mệnh lệnh này, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố: “Các nước phương Tây không chỉ có những hành động không thân thiện chống lại đất nước chúng tôi trong lĩnh vực kinh tế, mà các quan chức hàng đầu của các thành viên NATO đã đưa ra những tuyên bố gây hấn với đất nước chúng tôi”.

Ngay sau khi diễn biến này, văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận, một phái đoàn Ukraine sẽ gặp các quan chức Nga tại một địa điểm không xác định ở biên giới Belarus gần sông Pripyat.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đều chỉ ra rằng mệnh lệnh của Tổng thống Putin chỉ là một chiến thuật đe dọa nhằm Ukraine.

“Chúng tôi coi thông báo này, lệnh này, là một nỗ lực để tăng lợi thế và gây thêm áp lực lên phái đoàn Ukraine. Nhưng chúng tôi sẽ không khuất phục trước áp lực này” - ông Kuleba nói.

Về phần mình, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh NATO hay Ukraine sẽ không bị Nga đe dọa.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cũng đã đáp trả tin tức từ Moscow khi xuất hiện trong một chương trình thời sự hôm Chủ nhật 27/2.

Thông báo được đưa ra vài giờ sau khi Nga cho biết, phái đoàn của họ đã bay đến Belarus để chờ các cuộc đàm phán.

Nó cũng được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Zelenskyy nói chuyện với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, trong cuộc hội đàm mà ông mô tả là "rất thực chất".

Adblock test (Why?)

Theo công ty vệ tinh Maxar, đoàn xe được hình thấy trên hình ảnh vệ tinh hôm qua 27/2 lúc khoảng 10h56 giờ địa phương, trên tuyến đường P-02-02 gần Ivankiv, cách Kiev khoảng 60km. Đây là tuyến đường hướng tới Kiev. 

Chiến sự Nga - Ukraine: Đoàn xe quân sự Nga dài gần 5km tiến vào thủ đô Kiev - Ảnh 1.

Hình ảnh đoàn xe quân sự trong ảnh vệ tinh của Maxar.

Công ty Maxar đã nhận dạng được xe tải chở nhiên liệu và hậu cần, xe tăng, xe bộ binh và pháo tự hành trong đoàn - CNN cho biết. 

Giới quan sát nước ngoài cho rằng Nga đang vấp phải sự kháng cự mạnh hơn dự kiến từ phía Ukraine, và Nga đã phải chậm lại trong các cuộc tiến công ở phía bắc đất nước trong khi có vẻ thành công hơn ở phía nam.  

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ hôm qua cho biết, có thể do Nga thiếu nhiên liệu và hậu cần. Sự kháng cự mạnh nhất với Nga là ở thành phố Kharkiv.  

Quan chức này nói Nga sẽ rút ra bài học từ các vấn đề hậu cần và tìm cách khắc phục. 

Lực lượng Nga vẫn ở cách trung tâm thủ đô Kiev chừng 30km, giống như 24 giờ trước, cho thấy quân đội Nga chưa giành được lợi thế đáng kể nào ở phía bắc cho tới lúc đó. 

Chiến sự vẫn diễn ra ở Kiev mà Mỹ cho là giữa lực lượng Ukraine với lính do thám Nga trong thành phố. 

Hôm qua đã ghi nhận nhiều vụ nổ lớn ở phía nam Kiev. Trong khi Kiev vẫn trụ được thì thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv cũng đã rơi vào quyền kiểm soát của người Nga. 

Adblock test (Why?)

Trong một tin Twitter hôm qua 27/2, ông Kuleba viết: “Nga có thể đã phá huỷ chiếc Mriya (Giấc mơ) của chúng ta. Nhưng họ không bao giờ có thể phá huỷ được giấc mơ của chúng ta về một nhà nước Châu Âu mạnh, tự do và dân chủ. Họ đốt chiếc máy bay lớn nhất, nhưng Giấc mơ của chúng ta sẽ không bao giờ bị huỷ hoại”.

Chiếc máy bay lớn nhất thế giới bị phá huỷ tại căn cứ không quân Ukraine - Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc AN-225 trên Twitter của Ngoại trưởng Ukraine.

Theo CNN, Hinh ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies cho thấy một phần nhà chứa máy bay trong đó có chiếc AN-225 đã bị hỏng nặng. 

Hệ thống quản lý thông tin về các đám cháy của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cũng phát hiện ra nhiều đám cháy tại sân bay này, trong đó có nhà để chiếc máy bay ông Kuleba nói đến. Một đám cháy đã diễn ra tại đây và được phát hiện lúc 11.33 trưa qua - theo dữ liệu NASA. 

Chưa rõ liệu đám cháy tại sân bay có phải do các vụ tấn công quân sự hay không. 

Chiếc máy bay lớn nhất thế giới bị phá huỷ tại căn cứ không quân Ukraine - Ảnh 2.

HÌnh ảnh vệ tinh cho thấy nhà chứa máy bay ở sân bay Hostomel gần Kiev đã bị cháy. Ảnh: Maxar.

Công ty quốc phòng Ukraine Ukroboronprom, nơi quản lý chiếc Antonov, hôm qua ra tuyên bố nói rằng chiếc máy bay đã bị phá huỷ nhưng sẽ được sửa chữa lại bằng chi phí của Nga, ước tính khoảng 3 tỉ USD. 

“Việc khôi mục máy bay dự kiến mất khoảng 3 tỉ USD trong 5 năm” - tuyên bố viết. “Nhiệm vụ của chúng ta là bảo đảm những chi phí này do Liên bang Nga chịu, vì họ đã cố tình phá hoại hàng không Ukraine và lĩnh vực hàng không dân dụng”.

Sau đó công ty ra tuyên bố nữa nói rằng chiếc máy bay đậu trên mặt đất gần Kiev vào ngày 24/2 để bảo dưỡng. 

Một trong số động cơ của máy bay đã bị dỡ ra để sửa chữa và chiếc máy bay không thể cất cánh hôm đó. 

Hôm 25/2 các lực lượng Nga đã chiếm giữ được sân bay Hostomel nơi chiếc AN-225 đang đậu. Phóng viên CNN tại hiện trường đã chứng kiến lính dù Nga chiếm sân bay. 

Đây có thể là kết cục với một chiếc máy bay đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm, từ thời Liên Xô. 

Chiếc AN-225 này thỉnh thoảng được trưng dụng giúp chở viện trợ quân sự trong các cuộc khủng hoảng ở các nước khác. Sau vụ động đất ở Haiti năm 20210, máy bay được dùng để chở đồ cứu trợ sang nước láng giềng Dominica. Trong thời đầu đại dịch Covid-19, nó được dùng cung cấp vật tư y tế cho các khu vực bị ảnh hưởng. 

Cho đến nay Mriya vẫn là chiếc máy bay lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Nó có 6 động cơ turbo, có thể chở tối đa 250 tấn trong lòng hoặc trên lưng máy bay và là chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất từng được sử dụng. 

Chỉ có một chiếc AN-225 được công ty Antonov có trụ sở tại Kiev chế tạo. Nó bay chuyến đầu tiên năm 1988 và được sử dụng từ đó đến nay. 

Người ta đã bắt tay vào chế tạo chiếc thứ hai nhưng đã dừng lại. 

Câu chuyện của chiếc AN-225 bắt đầu vào những năm 1960 - 1970 khi Liên Xô chạy đua vũ trụ với Mỹ. 

Vào cuối những năm 1970 nổi lên nhu cầu chở vật nặng và kích cỡ lớn từ nơi lắp đặt tới sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nơi nhà du hành Yuri Gagarin từng có chuyến bay vào vũ trụ năm 1961.

Món hàng cần chở là con tàu vũ trụ Buran - câu trả lời của Nga với tàu Con thoi Mỹ. Lúc đó không chiếc máy bay nào có thể chở nổi tàu Buran và Antonov được yêu cầu phát triển chiếc máy bay này. 

Adblock test (Why?)

Top 10 quân đội được đánh giá mạnh nhất thế giới - Ảnh 1.

Danh sách top 10 lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, theo Global Firepower. Ảnh: Yuri Smityuk/TASS

Sau "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine, nhiều người đã bày tỏ mối quan tâm đến các lực lượng quân sự hùng mạnh trên toàn thế giới.

Theo số liệu công bố từ Global Firepower (Hỏa lực toàn cầu), danh sách bao gồm những quốc gia có lực lượng quân đội mạnh nhất. Cuộc khảo soát quốc phòng hàng năm của 140 quốc gia cho thấy Mỹ đứng đầu, Nga theo sát phía sau.

Được biết, dữ liệu được xây dựng từ "hơn 50 yếu tố khác nhau của từng đội quân, từ sức mạnh quân sự, tài chính đến khả năng hậu cần..."

Mỹ đứng ở vị trí đầu tiên với chỉ số sức mạnh là 0,0453, không có gì ngạc nhiên khi nước này có ngân sách quốc phòng khổng lồ lên tới 700 tỷ USD vào năm 2020, theo báo cáo của HITC.com.

Trong khi đó, Nga được chấm 0,0501 và được cho là có khoảng 900.000 quân nhân tại ngũ.

Lực lượng quân sự của Trung Quốc ước tính có khoảng 2 triệu quân nhân đang hoạt động và đứng ở vị trí thứ ba.

Vương quốc Anh được xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách. Brazil chỉ lọt vào top 10, trong khi Ukraine xếp thứ 22.

Theo danh sách của Global Firepower, điểm số hoàn hảo là 0,0000. Dưới đây là các quốc gia được xếp hạng trong top 10.

1. Mỹ - 0,0453

2. Nga - 0,0501

3. Trung Quốc - 0,0511

4. Ấn Độ - 0,0979

5. Nhật Bản - 0,1195

6. Hàn Quốc - 0,1195

7. Pháp - 0,1283

8. Vương quốc Anh - 0,1382

9. Pakistan - 0,1572

10. Brazil - 0,1695

Adblock test (Why?)

Chiến sự Nga - Ukraine: Ông Putin chưa bao giờ thua trong một cuộc chiến - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Putin. Ảnh AP

Theo Newsweek, trong các cuộc xung đột ở Chechnya, Gruzia, Syria và Crimea trong hơn 2 thập kỷ cầm quyền, Tổng thống Putin đã thành công khi trao cho các lực lượng vũ trang Nga các mục tiêu quân sự rõ ràng, có thể đạt được, cho phép ông tuyên bố chiến thắng một cách đáng tin cậy với người dân Nga và thế giới.

Cuộc xung đột ở Ukraine dường như cũng không có gì khác biệt và ông Putin nhiều khả năng sẽ tiếp tục giành chiến thắng.

Tổng thống Putin đã gây bất ngờ cho nhiều người khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine trước rạng sáng ngày 24/2 mở màn cho cuộc chiến trên bộ đầu tiên của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Ngay sau đó, tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Ukraine chỉ có diện tích bằng bang Texas của Mỹ, người dân choáng váng, sốc và kinh ngạc trước âm thanh của những vụ nổ lớn như sấm rền nhắm vào các căn cứ quân sự, sân bay và bộ chỉ huy quân đội của Ukraine.

Giao tranh nhanh chóng lan rộng, với xe tăng và binh sĩ Nga ùn ùn tiến về phía thủ đô Kiev.

Các nhà phân tích dự đoán rằng, khi Kiev thất thủ, xung đột sẽ nhường chỗ cho một sự dàn xếp chính trị nhằm đưa một chính phủ thân với Nga lên thay chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Tuy nhiên, khi cuộc chiến bước vào ngày thứ 4, Nga và Ukraine đã chấp nhận ngồi xuống bàn đàm phán.

Nếu những cuộc đàm phán này diễn ra suôn sẻ, Ukraine nhượng bộ, Nga đạt được những mục tiêu cơ bản mà họ đề ra, Tổng thống Putin có thể rút quân và chấm dứt xung đột - khi đã giáng một đòn bẽ mặt cho phương Tây.

Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập của Russia in Global Affairs (Nga và các vấn đề quốc tế) - một tạp chí về chính sách đối ngoại có trụ sở tại Moscow nói rằng nguyên trạng của Liên Xô ở Đông Âu hiện nay là một điều mà ông Putin không thể chấp nhận.

"Ông Putin tin rằng Nga đã bị (phương Tây) đối xử như một công dân hạng 2 sau khi Liên Xô sụp đổ", ông Lukyanov nói.

Khả năng Ukraine một ngày nào đó có thể gia nhập NATO như các nước khác từng là một phần của khối Liên Xô trước đây là một vấn đề then chốt trong cuộc xung đột hiện nay. Các quan chức tình báo và ngoại giao phương Tây tin rằng, ông Putin đang tìm cách thay thế chính quyền thân phương Tây ở Kiev do ông Zelensky đứng đầu để thay thế bằng một chính phủ trung thành với Nga.

Nhà lãnh đạo Nga muốn một chính phủ thân Nga ở Ukraine như Belarus - quốc gia nằm ngay phía bắc Ukraine, nơi mà từ đó quân Nga đổ bộ vào Ukraine. Tổng thống Putin muốn khôi phục lại vị thế cường quốc cho nước Nga. Ông tin rằng, nước Nga nên luôn luôn được tôn trọng bởi phần còn lại của thế giới. Nước nào không tôn trọng, nước đó sẽ phải lĩnh hậu quả, theo Tổng biên tập tạp chí Nga và các vấn đề quốc tế.

Một số lãnh đạo phương Tây, bao gồm Tổng thống Biden cho rằng, Nga sẽ sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng các quan chức tình báo Mỹ nhận định rằng, Tổng thống Putin hoàn toàn có thể đạt được những thứ mà ông muốn, theo Newsweek.

Trên thực tế, lịch sử của ông Putin với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội Nga có thể chứng minh nhận định đó. Các chiến dịch quân sự của Nga ở Chechnya, Gruzia, Crimea đều thành công.

Ở Syria, Tổng thống Putin đưa quân đội Nga đến với một mục tiêu giúp Tổng thống Assad duy trì quyền lực và ông Assad vẫn là nhà lãnh đạo Syria cho đến nay.

Theo các nhà phân tích và quan chức tình báo, Tổng thống Putin thậm chí không cần phải chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Ukraine để đạt được các mục tiêu của mình và nhà lãnh đạo Nga hoàn toàn biết rõ điều đó.

Adblock test (Why?)

Người Phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hôm qua 26/2: Đức đã quyết định cung cấp cho chính quyền Kiev 1.000 hệ thống vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger từ kho vũ khí của quân đội Đức. Số vũ khí này sẽ được chuyển tới Ukraine càng nhanh càng tốt. 

Thủ tướng Olaf Scholz bình luận về quyết định này đã gọi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là “bước ngoặt đe doạ toàn bộ trật tự hậu chiến”. Ông cho rằng trách nhiệm của Berlin là phải ủng hộ Ukraine phòng vệ “đội quân xâm lược của Vladimir Putin”. 

Đức bất ngờ đồng ý viện trợ vũ khí cho Ukraine - Ảnh 1.

Lực lượng Ukraine tại một vị trí chiến đấu với phía Nga gần Kiev hôm 26/2. Ảnh: CNN,

Trước đó báo chí Đức nói rằng Berlin đã thay đổi quan điểm về cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine  theo các yêu cầu khẩn cấp từ Kiev và các đối tác NATO. 

Đài phát thanh ARD của Đức đưa tin, Berlin định cung cấp cho Kiev tên lửa chống tăng xách tay thông qua các nước thứ ba. Đức được cho là đã thoả thuận với Hà Lan về việc để Hà Lan cung cấp vũ khí cho Ukraine. 

Thủ tướng Đức Scholz trước đó đã loại trừ khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Theo luật Đức việc bán lại vũ khí của mình cho bên thứ ba, nước nào bán vũ khí chế tạo tại Đức cần phải được Đức thông qua trước. Trước đó Đức đã bác bỏ yêu cầu tương tự từ Ukraine. 

Báo Đức FAZ cho biết, Berlin cũng đã bật đèn xanh cho Estonia về kế hoạch chuyển giao pháo tự hành cho Ukraine. Loai pháo này lấy từ kho của Quân đội nhân dân Đông Đức trước đây và  trước đây được bán cho Phần Lan những năm 1990. 

Đức cũng định xuất khẩu 14 xe bọc thép sang Ukraine, theo thoả thuận ngày 26/2. Xe này có thể sử dụng để di chuyển cá nhân hoặc cho mục đích sơ tán, chúng sẽ được chuyển giao cho Ukraine cùng với 10.000 tấn nhiên liệu qua đường Ba Lan. 

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nói về sự thay đổi chính sách của Ukraine là do “các cuộc tấn công đáng xấu hổ của Nga khiến Ukraine phải tự vệ”. 

Adblock test (Why?)

Trên mạng xã hội xuất hiện các hình ảnh một đường ống dẫn dầu đang bốc cháy ở Kharkov sau vụ tấn công của Nga. 

Tại Vasylkiv, miền trung Ukraine, một kho dầu cũng được cho là đã trở thành mục tiêu tấn công bằng tên lửa của Nga - theo Thông tấn xã Tin tức Quốc gia của Ukraine. 

Nga tấn công kho chứa dầu của Ukraine - Ảnh 1.

Quang cảnh vụ cháy kho dầu ở Vasylkiv.

Vasylkiv có sân bay quân sự lớn và nhiều bồn chứa dầu. Đây là khu vực chiến sự ác liệt từ đêm 25/2.

Phóng viên tờ Kyiv Independent của Ukraine cho biết, người dân trong khu vực đã được đề nghị sơ tán khẩn cấp hoặc đóng cửa để tránh hơi hoá chất độc. Nguy cơ sẽ xảy ra thảm hoạ môi trường ở đây. 

Trước đó có thông tin xảy ra 2 tiếng nổ lớn thắp sáng bầu trời đêm Kyiv. CNN xác định đó có thể chính là các vụ nổ ở Vasylkiv cách Kyiv 30km về phía nam. 

Các vụ nổ xảy ra lúc khoảng 1h sáng giờ địa phương.

Adblock test (Why?)

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng ông phải đối mặt với hai lựa chọn sau cuộc tấn công của Nga ở Ukraine: “Bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba" hoặc tấn công Nga bằng các lệnh trừng phạt kinh tế. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Bảy 26/2, ông Biden khẳng định rằng Moscow sẽ phải trả "một cái giá đắt" cho hoạt động quân sự của mình.

“Hãy nhìn xem, bạn có hai lựa chọn: Bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba - chiến tranh với Nga, về mặt vậtchất, hoặc hai: Đảm bảo rằng một quốc gia có hành vi trái với luật pháp quốc tế sẽ phải trả giá vì đã làm điều đó,”  ông Biden nói trong phỏng vấn trực tiếp.

Tổng thống Biden: Mỹ chọn trừng phạt Nga thay vì khởi động "thế chiến thứ 3" - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ khẳng định không can thiệp quân sự nhưng sẽ tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Ảnh: LAT.

Hai ngày trước đó, Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhiều ngân hàng Nga, một số cá nhân và hàng hóa nhập khẩu công nghệ của Nga. của Hội đồng Bảo an Nga. Trong số những người chịu lệnh trừng phạt có chính Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ông Biden cho đến nay vẫn khẳng định Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhưng đã tăng viện trợ quân sự cho Ukraine và gửi hàng nghìn lính Mỹ tới các nước NATO ở Đông Âu.

Ngay trước khi các hành động quân sự bùng nổ, ông Putin đã cảnh báo rằng bất kỳ quốc gia nào khác can thiệp vào cuộc tiến công Ukraine sẽ “đối mặt với hậu quả lớn hơn bất kỳ lúc nào trong lịch sử”.

Tuy nhiên, một số thành viên Quốc hội đã yêu cầu Biden đi xa hơn các biện pháp trừng phạt. Theo yêu cầu của một số chính trị gia Ukraine, Đại diện đảng Cộng hòa Adam Kinzinger, một đồng minh ngầm của tổng thống đảng Dân chủ, đã kêu gọi Biden thực thi “vùng cấm bay” đối với Ukraine. Các nhà phê bình cảnh báo, một động thái như vậy sẽ tương đương với một lời tuyên chiến với Nga.

Trong đêm qua lãnh đạo Uỷ ban Châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh, Canada và Mỹ đã ra tuyên bố thông báo đợt trừng phạt mới nhằm vào kinh tế Nga. Một số ngân hàng Nga sẽ tiếp tục bị xoá khỏi hệ thống thành toán SWIFT. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ bị ngăn chặn "triển khai kho dự trữ quốc tế của họ theo cách làm suy yếu tác động của trừng phạt".

Các nước này cũng "hạn chế bán quyền công dân - tức hộ chiếu vàng - để cho phép người Nga giàu có và có liên quan đến chính phủ Nga trở thành công dân các nước chúng tôi và tiếp cận hệ thống thanh toán của chúng tôi".

Adblock test (Why?)

Lầu Năm Góc bác bỏ tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga rằng "rất có thể" Mỹ đã sử dụng một số máy bay không người lái giám sát bay qua Biển Đen để giúp Hải quân Ukraine tấn công các tàu của Nga.

“Vào tối ngày 25 tháng 2, trong quá trình sơ tán 82 quân nhân Ukraine tự nguyện hạ vũ khí khỏi Đảo Rắn, 16 thuyền của Hải quân Ukraine sử dụng 'chiến thuật bầy đàn', đã cố gắng tấn công các tàu của Nga thuộc Hạm đội Biển Đen". 

Nga: Máy bay do thám không người lái Mỹ giúp Ukraine tấn công tàu hải quân Nga - Ảnh 1.

Hình ảnh lính biên phòng đảo Rắn lên tàu chiến Nga sau khi đầu hàng. Ảnh: Izvestia.ru.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy 26/2. “Trong cuộc tấn công của tàu thuyền Ukraine vào khu vực khiêu khích, các máy bay không người lái (UAV) chiến lược của Mỹ RQ-4 'Global Hawk' và MQ-9A 'Reaper' đã bay trên đầu."

Ông Konashenkov nói: “Rất có khả năng chính các UAV của Mỹ đã chỉ đường cho các tàu của Ukraine đến các tàu của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby bác bỏ những tuyên bố trên của Nga.

“Những tuyên bố của Nga rằng Hoa Kỳ đã can dự vào bất kỳ hoạt động nào của hải quân Ukraine gần Đảo Rắn là sai sự thật. Chúng tôi đã không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào khác”. Ông nói với CNN rằng đây chỉ là một lời nói dối nữa của Bộ Quốc phòng Nga.

Ông Konashenkov cũng nói rằng 6 thuyền của hải quân Ukraine đã bị phá hủy nhưng không ai trong số 82 quân nhân Ukraine trên đảo, còn được gọi là Đảo Rắn, bị thương.

Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng 13 thuỷ thủ Ukraine ở đây đã hy sinh để bảo vệ đảo và họ cần được phong anh hùng. 

Song báo chí Nga sau đó đã cung cấp hình ảnh và video cho biết, 82 thuỷ thủ trên đảo Rắn đã đầu hàng Nga, được đưa lên tàu chiến Nga đến Sevastopol để trở về nhà. Họ được cung cấp nước uống và đồ ăn và không có dấu hiệu bị đối xử tệ. 

 Lính Ukraine từ đảo Rắn vẫn còn sống và đã đầu hàng.

Adblock test (Why?)

Mỹ cân nhắc thiết lập đường dây nóng với quân đội Nga - Ảnh 1.

Các binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn Dù số 82 tại căn cứ quân sự ở Sân bay Arlamow, Ba Lan hôm thứ Tư (23/2). Ảnh: Getty

Chính quyền Biden đang cố gắng thiết lập một kênh liên lạc không chính thức (backchannel) với quân đội Nga để ngăn chặn một cuộc đụng độ ngẫu nhiên giữa các lực lượng Mỹ và Nga dọc theo biên giới Ukraine, trong bối cảnh Moscow tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.

Các nguồn tin cho biết, một thỏa thuận như vậy sẽ cho phép các quan chức hai nước trao đổi thông tin để đảm bảo rằng các lực lượng Nga ở Ukraine tránh đụng độ với các lực lượng Mỹ hoạt động gần đó, bao gồm dọc theo biên giới Ba Lan và Biển Đen. Tuy nhiên, nguồn tin cũng nói thêm rằng đối với Nga, những phương án này không thể loại bỏ hoàn toàn mọi rủi ro đối với quân đội Mỹ trong khu vực.

Các nguồn tin cho biết, một số quan chức Mỹ tỏ ra dè dặt trong việc thiết lập kênh liên lạc riêng với Nga, vì lo ngại rằng điều này có thể đồng nghĩa với việc Mỹ đồng tình với hành động của Nga.

Được biết, kênh liên lạc  không chính thức sẽ tập trung vào việc đảm bảo máy bay, tàu chiến của Nga và Mỹ hoạt động ở các khu vực riêng biệt.

Kênh liên lạc có thể bao gồm sĩ quan quân đội hàng đầu của Mỹ, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và người đồng cấp Nga, Tổng Tham mưu trưởng Nga, Tướng Valery Gerasimov, và Tư lệnh đồng minh tối cao NATO, Tướng Tod Wolters, cùng một vài sĩ quan hàng đầu khác của Nga, nguồn tin cho biết.

Các quan chức Lầu Năm Góc gần đây đã thảo luận về những kênh liên lạc khả thi với các quan chức cấp cao của Nga, một nguồn tin khác cho biết. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Nga có đồng ý với ý tưởng này hay không.

Vào thứ Sáu (25/2), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với NBC News tại Brussels rằng việc tránh xung đột với quân đội Nga là cần thiết, ông cũng đã nói chuyện với chỉ huy đồng minh tối cao của NATO về việc đảm bảo các kênh liên lạc với Moscow, bao gồm cả ở Biển Đen.

Năm 2015, trong cuộc xung đột ở Syria, nơi cả lực lượng Mỹ và Nga đều hoạt động, các sĩ quan quân đội cả hai nước đã thiết lập một kênh liên lạc nhằm ngăn chặn các vụ va chạm hoặc tránh nguy cơ trở thành mục tiêu tình cờ của nhau.  Thỏa thuận cuối cùng bao gồm một đường dây nóng 24 giờ, thông qua đó các sĩ quan Mỹ và Nga liên tục thảo luận. Bất chấp các phương thức liên lạc được thiết lập ở Syria, đã có một số sự cố có nguy cơ gây ra khủng hoảng giữa hai siêu cường.

Vào tháng 11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Vụ bắn rơi máy bay chiến đấu làm dấy lên lo ngại Moscow sẽ trả đũa các máy bay NATO khác.

"Rủi ro luôn hiện hữu", Ben Hodges, trung tướng nghỉ hưu, người từng đứng đầu Quân đội Hoa Kỳ ở Châu Âu từ năm 2014 đến năm 2017, cho biết. Trong chiến đấu, ngay cả quân đội và phi công được đào tạo bài bản cũng có thể mắc sai lầm, Hodges, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu chiến lược của Pershing tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu cho biết.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và sự hiện diện của Mỹ và NATO ở Đông Âu đồng nghĩa với việc hai quân đội hiện đang hoạt động gần nhau. Ông Hodges và các chuyên gia khác cho biết có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra, từ các cuộc tấn công mạng, lỗi điều hướng, tên lửa bị tấn công hoặc va chạm trên không...

James Stavridis, một đô đốc bốn sao đã nghỉ hưu và là cựu chỉ huy đồng minh tối cao của NATO cho biết: "Khả năng xảy ra tính toán sai lầm hoặc một tai nạn quân sự không phải là nhỏ. Lầu Năm Góc nên cố gắng để tránh xung đột với Nga hết mức có thể".

Adblock test (Why?)

Các đồng minh của Nga phản ứng thế nào khi Nga hành động quân sự ở Ukraine? - Ảnh 1.

Cư dân được sơ tán khỏi tòa nhà chung cư bị hư hại ở Kiev vào ngày 26/2. (Bộ Nội vụ Ukraine)

Trong khi các nước phương Tây nhanh chóng thống nhất với nhau "điệp khúc" chỉ trích chống lại hành động quân sự của Nga vào Ukraine, các đồng minh và đối tác của Moscow đã phản ứng với giọng điệu nhẹ nhàng hơn khi họ nhận thấy mình đang đi giữa mối quan tâm an ninh và lợi ích kinh tế.

Dưới đây là cách các đồng minh và đối tác truyền thống của Nga phản ứng với hành động quân sự của Nga:

Ấn Độ

Một ngày sau khi bùng lên chiến dịch quân sự, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi "ngừng bạo lực ngay lập tức". Điện đàm với Tổng thống Putin, ông Modi kêu gọi "nỗ lực phối hợp từ tất cả các bên", nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại đồng minh của Ấn Độ.

Quan hệ kinh tế giữa hai nước vốn chặt chẽ và đã được củng cố thêm nhờ cuộc gặp mang tính bước ngoặt vào tháng 12/2021, khi hai nhà lãnh đạo ký một loạt thỏa thuận quốc phòng song phương, trong đó Ấn Độ mua hơn 600.000 khẩu súng trường tấn công từ Nga.

Tuyên bố sau cuộc điện đàm nhấn mạnh rằng, đoàn ngoại giao của hai nước sẽ tiếp tục liên lạc thường xuyên "về các vấn đề quan tâm hàng đầu".

Nhà lãnh đạo Ấn Độ nhắc lại "niềm tin từ lâu của ông rằng sự khác biệt giữa Nga và khối NATO chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại trung thực và chân thành". Ông Modi cũng bày tỏ quan ngại về sự an toàn của khoảng 20.000 sinh viên Ấn Độ hiện đang mắc kẹt ở Ukraine.

Igor Polikha, đại sứ Ukraine tại Ấn Độ, bày tỏ "sự không hài lòng sâu sắc" với quan điểm của Ấn Độ. "Đây không phải là lúc cho những tuyên bố ràng buộc về giao thức", Polikha được truyền thông địa phương trích dẫn.

Trung Quốc

Trung Quốc không chính thức đứng về phía nào vì họ có quan hệ tốt với Ukraine, quan tâm đến công việc kinh doanh của mình với châu Âu, và coi Tổng thống Nga Putin là một đồng minh.

Chiến dịch quân sự đang diễn ra chỉ vài tuần sau khi ông Putin và ông Tập Cận Bình diễu hành ở Bắc Kinh để thể hiện sự đoàn kết trước khi Thế vận hội Mùa đông khai mạc.

Nhân dịp đó, Trung Quốc nhắc lại rằng những lo ngại về an ninh của Nga là chính đáng, cáo buộc Mỹ đang làm trầm trọng thêm căng thẳng.

Hai nước có mối quan hệ kinh doanh tuyệt vời, trên cả điều mà các nhà quan sát gọi là "mối quan hệ cá nhân".

Trung Quốc cho biết họ sẽ không hỗ trợ quân sự cho Moscow nhưng họ đã thúc đẩy thương mại, chẳng hạn như tăng nhập khẩu lúa mì từ Nga vào thứ Năm, một động thái mà các nhà phê bình gọi là cứu cánh kinh tế cho Putin.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh vào thứ Sáu rằng, chủ quyền của mỗi quốc gia cần được tôn trọng, kêu gọi các bên quay trở lại bàn đàm phán.

"Họ (Nga và Trung Quốc) cần nhau, nhưng đối với Trung Quốc, (chiến dịch quân sự này) là không phù hợp với ý tưởng của họ về một thế giới ổn định đang cố gắng tạo ra nhiều giao dịch hơn, mà điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn," Einar Tangen, một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, nói với Al Jazeera.

Israel

Israel đã lên án sâu sắc về động thái của ông Putin. Trong một tuyên bố ngắn, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid lên án động thái của Nga là "vi phạm nghiêm trọng trật tự quốc tế", nhưng cũng nhấn mạnh "mối quan hệ sâu sắc, lâu dài và tốt đẹp của Israel với Nga và Ukraine".

"Có hàng trăm nghìn người Do Thái ở cả hai quốc gia. Việc duy trì an ninh và an toàn của họ là hàng đầu trong những cân nhắc của chúng tôi", Lapid nói.

Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói rằng các hành động quân sự của Moscow là "đòn giáng nặng nề" đối với hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi giải quyết các vấn đề giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa sử dụng từ "lên án" hay "xâm lược" khi họ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước láng giềng qua Biển Đen.

Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy giải pháp ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các thành viên NATO và Moscow.

"Chúng tôi không thể từ bỏ một trong hai quốc gia. Chúng tôi có quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Nga, và chúng tôi cũng có quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Ukraine ", ông Erdogan cho biết hôm thứ Năm.

Trong khi các đồng minh NATO áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, các nhà phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ không làm theo, tương tự như tình hình năm 2014 khi họ không trừng phạt Nga về việc sáp nhập Crimea mặc dù họ lên án việc chiếm bán đảo được quốc tế công nhận là của Ukraine.

Các nước láng giềng Trung Á

Lãnh đạo các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan không đưa ra tuyên bố chính thức nào.

Ngược lại, khi quân đội Nga tiến về thủ đô Kiev của Ukraine, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Toqaev và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã gặp nhau để thảo luận về cách duy trì các mối quan hệ kinh tế và thương mại trong bối cảnh bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.

Cứ 10 công dân của Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan thì có 1 người làm việc tại Nga. Kiều hối - chủ yếu từ Nga - chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tajikistan, 28% đối với Kyrgyzstan và gần 12% đối với Uzbekistan, theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới.

Pakistan

Thủ tướng Pakistan Imran Khan bày tỏ lo ngại về tác động kinh tế của cuộc xung đột Ukraine đối với các nước đang phát triển trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow vào hôm thứ Năm, văn phòng đối ngoại của Pakistan cho biết trong một tuyên bố.

Thủ tướng Khan là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gặp Putin kể từ khi ông ra lệnh chiến dịch quân sự vào Ukraine, sau khi đến Moscow trong chuyến thăm đã được lên kế hoạch trước đó chỉ vài giờ trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu.

Văn phòng đối ngoại cho biết: "Thủ tướng nhấn mạnh rằng xung đột không vì lợi ích của bất kỳ ai và các nước đang phát triển luôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt kinh tế trong trường hợp xung đột xảy ra".

Ông Khan đã đến Moscow với mục đích tăng cường quan hệ kinh tế với Nga, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, vào thời điểm nhu cầu năng lượng của Pakistan đang tăng nhanh.

Myanmar

Chính phủ quân sự của Myanmar hôm thứ Sáu cho biết việc Nga phát động chiến dịch quân sự Ukraine là "chính đáng" và thể hiện vị thế của Moscow như một cường quốc thế giới.

Myanmar cho rằng quân đội Nga đã "thực hiện những gì được cho là hợp lý cho sự bền vững của chủ quyền của đất nước họ".

"Nga thể hiện vị thế của mình với thế giới với tư cách là một cường quốc thế giới," ông nói thêm trong tuyên bố cũng được phát hành bằng tiếng Nga.

Nga là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí chính cho các tướng lĩnh của Myanmar và đã nhiều lần đứng về phía Myanmar tại Liên Hợp Quốc.

Năm ngoái, Min Aung Hlaing, Tổng chỉ huy quân sự Myanmar, đã gặp người đứng đầu công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport tại Moscow để thảo luận về "hợp tác kỹ thuật quân sự tiềm năng".

Sau đó, ông nói với Bộ trưởng Quốc phòng Moscow Sergei Shoigu rằng quân đội Myanmar đã "trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất trong khu vực" nhờ sự giúp đỡ của Nga, theo hãng tin Nga TASS.

Venezuela

Venezuela đổ lỗi cho NATO và Mỹ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tổng thống Nicolas Maduro cho biết hôm thứ Năm rằng chính phủ của ông đã từ chối "các kế hoạch xấu xa nhằm bao vây Nga về mặt quân sự và chiến lược".

Bộ Ngoại giao Venezuela nói rằng NATO và Mỹ đã vi phạm thỏa thuận Minsk ký năm 2014 nhằm chấm dứt chiến tranh ở Donbass, khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.

Tuyên bố của bộ ngoại giao Venezuela nói: "Cộng hòa Bolivarian của Venezuela bày tỏ sự lo lắng về sự tồi tệ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine".

"Việc trật bánh của các hiệp định (Minsk) này đã vi phạm luật pháp quốc tế và tạo ra các mối đe dọa mạnh mẽ chống lại Liên bang Nga, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của họ, cũng như cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước láng giềng".

Cuba

Cuba chỉ trích gay gắt việc Mỹ áp đặt "sự mở rộng tiến bộ của NATO về phía biên giới của Liên bang Nga" và kêu gọi một giải pháp ngoại giao để giữ gìn hòa bình quốc tế.

Tuyên bố cuối ngày 23/2, Bộ Ngoại giao Cuba cho biết Mỹ đã tăng cường đe dọa chống lại Putin, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Tuyên bố của Cuba không đề cập cụ thể đến các bước tiến của Nga vào các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.

Nicaragua

Tổng thống Daniel Ortega của Nicaragua cáo buộc Mỹ và châu Âu "sử dụng Ukraine để khiêu khích Nga", mà theo ông chỉ là "yêu cầu an ninh".

Ortega là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên ủng hộ lập trường của Nga đối với Ukraine. Hôm thứ Hai, ông nói rằng ông Putin đã đúng khi công nhận hai khu vực ly khai.

Adblock test (Why?)

Nga chưa tung vũ khí mạnh nhất

Chiến sự Ukraine mới nhất: Nga chưa tung vũ khí mạnh nhất dù vấp phải kháng cự quyết liệt - Ảnh 1.

Chuyên gia về chính sách quốc phòng Nga cho biết kho vũ khí của Moscow bao gồm "những thứ thực sự đáng sợ". Ảnh ABC News.

Theo ABC News, vào những ngày đầu của chiến dịch tấn công vào Ukraine, Nga đã dội tên lửa xuống từ bầu trời, cho xe tăng vượt qua biên giới và binh lính dù đổ bộ xuống lãnh thổ Ukraine. Các mũi tiến công của quân Nga vào Ukaine đến từ phía bắc, đông và nam nhưng vấp phải sự kháng cự dữ dội.

Dù vậy, Nga vẫn chưa sử dụng hết các lựa chọn quân sự của họ, theo chuyên gia chính sách quốc phòng Nga Rob Lee. Ông Lee cho rằng, Moscow cho đến nay vẫn đang kìm hãm sức mạnh hỏa lực vượt trội của họ, bao gồm cả các loại vũ khí nhiệt áp "đáng sợ".

Chỉ vài ngày trước khi ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, Tổng thống Nga Putin đã giám sát các cuộc tập trận hạt nhân chiến lược liên quan đến việc phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh, hành trình và hạt nhân.

Trong những năm gần đây, Nga được cho là đã phát triển các công cụ chiến tranh điện tử và an ninh mạng tốt nhất thế giới, và các nhà phân tích nói rằng, họ rất ngạc nhiên khi những khả năng này vẫn chưa được Nga phát huy hết khi tấn công vào Ukraine.

"Chúng ta đang nói về pháo binh, hệ thống tên lửa phóng loạt, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng từ trên không, tên lửa hải quân - Họ có những vũ khí tầm xa hơn có thể đánh trúng mục tiêu ở Kiev, nhưng Kiev không thể bắn trúng mục tiêu ở Nga", ông Lee - một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại bình luận.

"Tuy nhiên, có những thứ tầm ngắn hơn thực sự đang sợ, đó là vũ khí nhiệt áp - những thứ được sử dụng cho các mục tiêu kiên cố như chiến hào, hoặc địa hình đô thị - đó thực sự là loại vũ khí đáng sợ", ông Lee cho biết.

Chiến sự Ukraine mới nhất: Nga chưa tung vũ khí mạnh nhất dù vấp phải kháng cự quyết liệt - Ảnh 2.

Tương quan lực lượng Nga và Ukraine cho thấy quân đội Nga áp đảo đối phương. Nguồn Global Firepwwer/đồ họa Hữu Anh

Ukraine kháng cự quyết liệt

Các nhà phân tích cho rằng, sự kháng cự quyết liệt của Ukraine đã gây bất ngờ cho Nga. Bất chấp những tiến bộ ban đầu của quân Nga, ông Lee tin rằng Moscow đã bị cầm chân bởi sự phản kháng ban đầu do các lực lượng phòng thủ Ukraine.

"Tôi nghĩ rằng họ (Nga) đã kỳ vọng rằng người Ukraine sẵn sàng từ bỏ vũ khí, chấp nhận thay đổi chế độ", ông Lee cho hay.

Chiến sự Ukraine mới nhất: Nga chưa tung vũ khí mạnh nhất dù vấp phải kháng cự quyết liệt - Ảnh 3.

Các binh sĩ Ukraine vào vị trí chiến đấu ở trung tâm Kiev ngày 25/2. Ảnh AP

Samuel Charap, một nhà khoa học chính trị cấp cao của RAND Corporation, đồng ý rằng Nga có thể đã đánh giá thấp những khó khăn quân Nga có thể gặp phải khi cố áp đảo Ukraine.

Tại Úc, các nhân vật cấp cao về quốc phòng và an ninh quốc gia lo ngại xung đột ở Ukraine sẽ leo thang và kéo dài trong vài tháng.

Theo các quan chức này cho biết, Nga đã tập trung vào việc "vô hiệu hóa" sự kháng cự của quân đội Ukraine bằng cách phá hủy các trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không và cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng - nhưng điều đó sẽ không diễn ra nhanh chóng.

"Họ dự định lái xe vào Kiev và thành lập một chính phủ lâm thời. Họ đang cố gắng tránh chiếm đóng lâu dài nhưng đây sẽ là lúc xác định liệu một cuộc kháng cự của Ukraine có mạnh mẽ hay không. Giao tranh sẽ kéo dài trong nhiều tháng", quan chức Úc cho biết.

Chiến sự Ukraine đã bước sang ngày thứ 3 vào thứ Bảy 26/2. Bộ Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine thông báo đang có giao tranh dữ dội gần căn cứ không quân ở Vasylkiv, phía tây nam Kiev và nói rằng đang bị lính dù Nga tấn công.

Chiến sự Ukraine mới nhất: Nga chưa tung vũ khí mạnh nhất dù vấp phải kháng cự quyết liệt - Ảnh 5.

Người dân Ukraine dùng bao cát tạo thành một trạm kiểm soát tạm thời ở thành phố Kamianka. Ảnh Reuters

Theo Bộ này, một trong những máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn rơi một máy bay vận tải của Nga. Tuy nhiên, Reuters cho biết không thể xác minh độc lập các tuyên bố này. Người dân Kiev đã được Bộ Quốc phòng Ukraine đã yêu cầu chế tạo bom xăng để đẩy lùi quân Nga.

Trước đó, vào đêm thứ Sáu 25/2, các nhân chứng cho biết đã nghe thấy những loạt đạn pháo và tiếng súng dữ dội từ khu vực phía tây của thành phố. Tiếng pháo vang lên thường xuyên, dường như cách xa trung tâm thành phố, và sau đó tiếp tục rền vang vào rạng sáng ngày thứ Bảy.

Hôm thứ Sáu, Moscow cho biết họ đã chiếm được sân bay Hostomel ở phía tây bắc thủ đô Kiev - một hậu phương tiềm tàng cho một cuộc tấn công vào Kiev khi lính dù Nga đổ bộ vào đây trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến. Các nhà chức trách Ukraine thông báo có giao tranh ác liệt ở đó và họ sẽ nỗ lực giành lại sân bay này.

Sau nhiều tuần cảnh báo từ các nhà lãnh đạo phương Tây, Tổng thống Nga Putin đã mở chiến dịch quân sự theo 3 hướng vào Ukraine từ phía bắc, phía đông và nam hôm thứ Năm 24/2. Cuộc xung đột được cho là đe dọa phá vỡ trật tự châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Putin đã viện dẫn sự cần thiết phải "phi hạt nhân hóa" Ukraine, loại bỏ chủ nghĩa tân Quốc xã và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nước láng giềng là những lý do chính khiến ông phát động chiến dịch quân sự đặc biệt này.

Adblock test (Why?)

Chiến sự dữ dội lan đến gần Kiev

Chiến sự Ukraine ngày 26/2: Giao tranh lan đến ngoại ô Kiev, lính dù Nga đổ bộ tấn công - Ảnh 1.

Nhiều tiếng nổ đã vang lên gần thành phố Kiev vào sáng sớm thứ Bảy khi chiến sự Ukraine bước sang ngày thứ 3. Ảnh CNN.

Theo Reuters, Bộ Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine cũng cho biết, một trong những máy bay chiến đấu của họ đã bắn rơi một máy bay vận tải của Nga. Tuy nhiên, Reuters cho biết không thể xác minh độc lập các tuyên bố này.

Người dân Kiev đã được Bộ Quốc phòng Ukraine đã yêu cầu chế tạo bom xăng để đẩy lùi quân Nga.

Chiến sự Ukraine ngày 26/2: Giao tranh lan đến ngoại ô Kiev, lính dù Nga đổ bộ tấn công - Ảnh 2.

Binh sĩ Ukraine vào vị trí trực chiến ở trung tâm Kiev ngày 25/2. Ảnh Reuters.

Trước đó, vào đêm thứ Sáu 25/2, các nhân chứng cho biết đã nghe thấy những loạt đạn pháo và tiếng súng dữ dội từ khu vực phía tây của thành phố. Tiếng pháo vang lên thường xuyên, dường như cách xa trung tâm thành phố, và sau đó tiếp tục rền vang vào rạng sáng ngày thứ Bảy.

Tổng thống Zelenskiy đã tự quay phim cùng các phụ tá trên đường phố Kiev, thề bảo vệ nền độc lập của Ukraine.

"Đêm nay họ sẽ tấn công. Chúng tôi đều hiểu điều gì đang chờ đợi chúng tôi - Chúng tôi phải chống đỡ đêm nay. Số phận của Ukraine đang được quyết định ngay lúc này", Interfax Ukraine dẫn lời ông Zelenskiy nói.

Chiến sự Ukraine ngày 26/2: Giao tranh lan đến ngoại ô Kiev, lính dù Nga đổ bộ tấn công - Ảnh 3.

Tổng thống Ukraine Zelenskiy. Ảnh Reuters.

Ông Zelenskiy cũng thông báo trên Twitter rằng đã có giao tranh dữ dội với những người chết ở lối vào các thành phố phía đông Chernihiv và Melitopol, cũng như tại Hostomel.

"Vinh quang cho những người bảo vệ của chúng tôi, cả nam và nữ, vinh quang cho Ukraine", ông Zelenskiy nói, đứng bên thủ tướng và các cố vấn trong một video được đăng để xác nhận ông vẫn đang ở thủ đô Kiev.

Hôm thứ Sáu, Moscow cho biết họ đã chiếm được sân bay Hostomel ở phía tây bắc thủ đô Kiev - một hậu phương tiềm tàng cho một cuộc tấn công vào Kiev khi lính dù Nga đổ bộ vào đây trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến. Các nhà chức trách Ukraine thông báo có giao tranh ác liệt ở đó và họ sẽ nỗ lực giành lại sân bay này.

Một số gia đình đã đổ xô tới các nơi trú ẩn sau khi Kiev bị tên lửa của Nga tấn công. Những người khác cố gắng trong tuyệt vọng để lên những chuyến tàu đông đúc chạy về hướng Tây. Hàng trăm nghìn người Ukraine đã rời bỏ nhà cửa để đi tìm sự an toàn, theo người đứng đầu viện trợ của Liên Hợp Quốc.

Thị trưởng Kiev - cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới Vitali Klitschko cho biết hôm thứ Sáu cảnh báo rằng, quân Nga đã xâm nhập vào thành phố.

Sau nhiều tuần cảnh báo từ các nhà lãnh đạo phương Tây, Tổng thống Nga Putin đã mở chiến dịch quân sự theo 3 hướng vào Ukraine từ phía bắc, phía đông và nam hôm thứ Năm 24/2. Cuộc xung đột được cho là đe dọa phá vỡ trật tự châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Putin đã viện dẫn sự cần thiết phải "phi hạt nhân hóa" Ukraine, loại bỏ chủ nghĩa tân Quốc xã và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nước láng giềng là những lý do chính khiến ông phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Các nhân chứng cho biết, họ đã nghe thấy tiếng nổ và tiếng súng gần sân bay ở Kharkiv, thành phố thứ hai của Ukraine, sát biên giới với Nga. Quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga đã bị chặn lại với tổn thất nặng nề gần thành phố Konotop, phía đông bắc nước này.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết lực lượng thiết giáp Nga đã mở một con đường tiến công mới về phía thủ đô Kiev sau khi thất bại trong việc chiếm Chernihiv.

Ukraine cho biết, tính đến nay hơn 1.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng. Nga không công bố số liệu thương vong.

Triển vọng đàm phán

Các chính phủ Nga và Ukraine hôm thứ Sáu 25/2 đã báo hiệu để ngỏ khả năng tổ chức các cuộc đàm phán ngay cả khi chính quyền ở Kiev kêu gọi người dân chiến đấu bảo vệ thủ đô trước sự tấn công của lực lượng Nga trong cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở châu Âu.

Phát ngôn viên Sergii Nykyforov của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết, Ukraine và Nga sẽ tham khảo ý kiến về thời gian và địa điểm đàm phán trong vài giờ tới, mang lại tia hy vọng đầu tiên về ngoại giao kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu.

Điện Kremlin trước đó cho biết họ đã chấp nhận đề nghị đàm phán của Ukraine và đã đề nghị cuộc gặp được tổ chức tại thủ đô Minsk của Belarus. Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã công khai bày tỏ sẵn sàng thảo luận về tình trạng độc lập của quốc gia nhưng Ukraine đã đề xuất Warsaw làm địa điểm tổ chức đàm phán với Nga. Tuy nhiên sau đó, theo phát ngôn viên Dmitry Peskov của Nga đã nhắc đến việc "tạm dừng" các cuộc tiếp xúc với lý do Ukraine triển khai các vũ khí tấn công trong khu dân cư, đe dọa dân thường.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho rằng, lời đề nghị của Nga là nỗ lực tiến hành ngoại giao "trước nòng súng", và quân đội của Tổng thống Vladimir Putin phải ngừng ném bom Ukraine nếu nước này nghiêm túc với các cuộc đàm phán.

Các lệnh trừng phạt nặng chưa từng có

Các động thái ngoại giao hoàn toàn hiện trái ngược với các sự kiện đang diễn ra trên thực địa. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov. Liên minh châu Âu và Anh trước đó cũng đã đóng băng bất kỳ tài sản nào mà Putin và Lavrov nắm giữ trên lãnh thổ của họ. Canada cũng thực hiện các bước tương tự.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết quyết định phối hợp để trừng phạt Tổng thống Putin - điều mà Tổng thống Mỹ Joe Biden luôn né tránh cho đến nay - nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng về sự đoàn kết đồng minh.

Tuy nhiên, việc gia tăng liên tục các biện pháp hạn chế kinh tế và trừng phạt được cho là không khiến Tổng thống Putin nhượng bộ. Hãng tin RIA đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga cho biết các biện pháp trừng phạt mới phản ánh sự "bất lực tuyệt đối" của phương Tây.

Chiến sự Ukraine ngày 26/2: Giao tranh lan đến ngoại ô Kiev, lính dù Nga đổ bộ tấn công - Ảnh 4.

Nga đã chặn một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ trích cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine. Ảnh CNN

Tại New York, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ trích cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine trong khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ấn Độ cũng bỏ phiếu trắng trong khi 11 thành viên còn lại bỏ phiếu ủng hộ.

Các quan chức cho biết, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ hỗ trợ 6,4 tỷ USD viện trợ an ninh và nhân đạo cho cuộc khủng hoảng.

Adblock test (Why?)

Ngày 25/2, có tới 12.000 người tình nguyện Chechnya đã tập trung ở quảng trường trung tâm thủ đô Grozny để thể hiện sự ủng hộ với Nga và sẵn sàng trợ giúp các mục tiêu của Nga. 

“Những người tình nguyện này sẵn sàng tham gia bất kỳ hoạt động đặc biệt nào bất kỳ lúc nào để đảm bảo an ninh cho đất nước và nhân dân chúng tôi” - ông Kadyrov nói với báo Chechnya Sevodnya. Tuy nhiên họ sẽ chỉ được triển khai khi “Tổng thư lệnh tối cao” Putin ra lệnh. 

Theo bộ trưởng chính sách quốc gia Chechnya, ông Akhmed Dudayev, mục tiêu của cuộc biểu dương lực lượng hôm qua là thể hiện rằng người Chechnya đã được chuẩn bị sẵn sàng để tuân lệnh bảo vệ tổ quốc. 

Trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều video cuộc tập trung của quân Chechnya sau khi Tổng thống Kadyrov gặp người đứng đầu Vệ binh Quốc gia Nga. 

Trong video người ta còn thấy Tổng thống Chechnya Kadyrov nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên xin lỗi ông Putin. “Làm vậy để cứu Ukraina. Đề nghị tha thứ và đồng ý với tất cả các điều kiện Nga đưa ra. Đó là bước đi chính xác và yêu nước nhất với ông ta”. 

Chiến sự đang diễn ra ác liệt ở gần thủ đô Kiev khi quân Nga tiến vào ngoại ô thành phố nhằm chiếm quyền kiểm soát thủ đô, lật đổ chính quyền. 

Tổng thống Ukraine Zelensky đã kêu gọi người dân nước này cầm vũ khí chiến đấu chống lại quân Nga, Ông khẳng định mình vẫn ở lại Kiev cùng toàn bộ bộ máy chính quyền. 

Adblock test (Why?)

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 1.

Hàng dài người Ukraine nối đuôi nhau rời khỏi thành phố để tránh "chiến dịch quân sự đặc biệt" của ông Putin. Ảnh: 7News

Cơn ác mộng tồi tệ nhất của người dân Ukraine bắt đầu mở ra khi bình minh ló dạng hôm 24/2, sau khi ông Putin tuyên bố bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt". Người dân ở Kiev, Kharkiv, Odessa và nhiều vùng của đất nước thức giấc bởi âm thanh của những vụ nổ lớn và tiếng còi báo động của cuộc không kích. Trong sự hoài nghi, họ bật TV và đài báo để nghe tin tức, sau đó bàng hoàng nhận ra quân đội Nga đang tiến vào biên giới ở phía bắc và nam.

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 1.

Yana và Sergii Lysenko ngồi cùng con gái 3 tuổi của mình. Ảnh: CNN

Một tiếng nổ lớn lúc 6 giờ sáng ở thủ đô Kiev đã khiến Yana và Sergii Lysenko choàng tỉnh. Lúc đầu, Yana nghĩ rằng chồng mình đã nhầm lẫn, đây không phải là một cuộc tấn công, và bảo anh hãy ngủ tiếp. Sau đó, họ nghe thấy một tiếng nổ khác.

"Chúng tôi bật kênh tin tức và hiểu rằng xung đột đã bắt đầu, quân đội Nga đang tiến vào trung tâm", Sergii nói với CNN.

Sau khi nghe bạn bè nói rằng giao thông tắc nghẽn suốt dọc đường ra khỏi thủ đô, hai vợ chồng quyết định ở nhà cùng cô con gái 3 tuổi, đóng gói đồ đạc để đề phòng. Sergii cho biết thêm: "Chúng tôi hơi sốc nhưng vẫn phải cố gắng giữ bình tĩnh, không thể hiện bất cứ điều gì với con mình".

Đến chiều, Yana và Sergii quyết định rời khỏi nhà. Họ lên xe và bắt đầu đi về phía tây đến Ternopil, một thị trấn cách Kiev khoảng 500km, cách biên giới Ba Lan khoảng gần 200km.

"Chúng tôi nghĩ rằng sẽ an toàn hơn ở Ternopil. Sau khi nghe thấy tiếng bom, chúng tôi quyết định rằng cả gia đình cần phải rời khỏi thành phố", Yana nói với CNN.

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 2.

Hai vợ chồng quyết định đến Ternopil. Ảnh: CNN

Bất chấp những cảnh báo của phương Tây rằng một chiến dịch quân sự đặc biệt từ phía Nga sắp diễn ra, người dân Ukraine phần lớn vẫn rất hoài nghi, họ cho rằng đây chỉ là một số "chiêu bài" của Moscow. Cho đến tận thứ Tư (23/2), người dân Ukraine, đặc biệt là ở thủ đô Kiev, vẫn không nghĩ rằng một sự việc như vậy sẽ xảy ra.

Tâm trạng hoàn toàn khác vào sáng thứ Năm, khi mọi người xếp hàng để mua xăng và lái xe về phía tây, tránh xa chiến dịch quân sự của Nga. Các lối ra khỏi Kiev kẹt cứng suốt nhiều giờ sau khi xảy ra các vụ nổ gần sân bay chính của thành phố.

"Chúng tôi không biết mình sẽ ra sao và sẽ làm gì. Chúng tôi hơi sốc nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh, không thể hiện bất cứ điều gì với con mình".

- Sergii Lysenko-

Các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và siêu thị chật ních những người đang cố gắng tích trữ nhu yếu phẩm.Trong một siêu thị hoạt động 24/7, Oleksandr, 20 tuổi, nói với CNN rằng các kệ hàng đã không còn chút mì ống hay bánh mì nào. Hàng dài người cố gắng rút tiền mặt từ các máy ATM, trong đó nhiều máy đã cạn kiệt.

Nhiều nơi khác trên cả nước cũng diễn ra tình trạng tương tự. Ở trung tâm Mariupol, phía đông nam của đất nước, một phụ nữ nói với CNN rằng cô đã lái xe quanh thành phố cả buổi sáng, thử 10 máy ATM khác nhau, nhưng tất cả đều không còn gì. Người dân ở thành phố cảng trên Biển Azov đã trở nên lo sợ và bối rối khi tin đồn tràn lan rằng các con đường và trạm kiểm soát đã bị đóng cửa, và họ không thể rời đi.

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 4.

Mọi người xếp hàng dài chờ mua vé tàu ở Kiev. Ảnh: CNN

Trên khắp đất nước, các ga tàu điện ngầm trở thành nơi trú bom, khi các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn và lo ngại về các cuộc đình công ngày càng gia tăng.

Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, mọi người đang chui xuống các ga tàu để tránh bom sau khi có báo cáo rằng các lực lượng quân đội Nga đã tràn qua biên giới và tiến về thành phố ở phía đông bắc của Ukraine. Những người này cho biết họ có phương tiện đi lại nhưng không muốn mạo hiểm rời thành phố.

Đa phần mọi người đều cảm thấy sốc trước hiện thực phũ phàng. "Bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng với một thực tế hoàn toàn mới và bạn phát hiện ra thế giới không còn là nơi an toàn như bạn tưởng tượng", một phụ nữ ở Kharkiv nói với CNN.

"Nga vẫn luôn là hàng xóm của Ukraine, thật khó để tin rằng sự việc này lại xảy ra, chúng tôi không biết phải làm gì. Ukraine là một quốc gia độc lập, chúng tôi không muốn trở thành một phần của Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác", cô nói trong nước mắt. "Tôi không thể tin rằng điều này đang xảy ra".

Trở lại Kiev, tình hình không khác là bao. Một số cư dân trú ẩn trong các nhà ga, trong khi phần lớn cố gắng tìm cách nào đó ra khỏi thành phố, mang theo những chiếc vali và túi nhỏ.

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 5.

Nhiều người ẩn náu trong các ga tàu điện ngầm. Ảnh: 7News

Một sinh viên rời khỏi nhà ga tại Quảng trường Độc lập của Kiev, nói rằng cha mẹ cô, sống cách đó hơn 200km về phía tây, đang đến để đón cô. "Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng để đóng gói đồ đạc. Tôi đến nhà ga và nó đã đóng cửa. Không còn một chuyến xe nào cả", Diana, 20 tuổi, nói với CNN và cho biết thêm: "Tôi về nhà vì tôi rất lo sợ".

Bất chấp tình hình căng thẳng gia tăng, một số người nói rằng họ vẫn sẽ tiếp tục cuộc sống "như bình thường".

Alex Klymenok, một luật sư 27 tuổi, thức dậy sau tiếng nổ. Người đàn ông kiên quyết đến văn phòng của mình để lấy chiếc máy tính xách tay về nhà làm việc từ xa.

"Chà, tất nhiên là tình hình đang rất căng thẳng, nhưng chúng ta không cần phải hoảng sợ. Họ đang muốn chúng ta hoảng sợ", Klymenok nói với CNN, đồng thời cho biết thêm rằng anh vẫn không tin Putin sẽ tung ra một cuộc tấn công toàn diện.

"Hiện tại, tôi vẫn tiếp tục công việc kinh doanh bình thường. Nhưng nếu tình hình bắt buộc, tôi sẽ sẵn sàng chiến đấu", anh nói.

"Tất nhiên là tình hình đang rất căng thẳng, nhưng chúng ta không cần phải hoảng sợ. Họ đang muốn chúng ta hoảng sợ".

- Alex Klymenok -

Thành phố Lviv là một trung tâm văn hóa lịch sử ở phía tây của đất nước. Ngay cả khi màn hình TV nhấp nháy cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra tại đất nước trong những ngày gần đây, các đoàn du lịch vẫn tiếp tục đổ xô trên những con đường lát đá cuội của thành phố, nơi có kiến trúc phong cách baroque rực rỡ trải dài hàng km. Nhiều phái đoàn ngoại giao và các nhóm quốc tế cũng đã di chuyển đến Lviv từ thủ đô Kiev, họ cho rằng đây là nơi an toàn nhất.

Tuy nhiên, hy vọng cũng đã bị dập tắt vào thứ Năm. Hầu hết các cửa hàng trong thành phố đã đóng cửa. Hàng dài xếp bên ngoài một vài cửa hàng mở - hiệu thuốc, siêu thị và thậm chí cả cửa hàng thú cưng. Ở các trạm xăng, hầu hết tất cả đều phải chờ vài tiếng đồng hồ.

Hiện thực chiến tranh nghiệt ngã khiến người Ukraine khốn đốn - Ảnh 8.

Nhiều người dân Ukraine vẫn chưa tin rằng đây là sự thực. Ảnh: Natuts

Svetlana Locotova bật ra một tràng cười sảng khoái từ một hàng dài bên ngoài máy rút tiền. Cô đang nói chuyện điện thoại với người thân của mình ở thành phố Kharkiv. Bên cạnh cô là Margarita, cô con gái 12 tuổi. Chia sẻ với CNN, Locotova nói vui: "Điều này hoàn toàn bình thường. Tôi nghĩ điều này sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra".

Cô và con gái vừa trở về từ một trường bắn - một thú tiêu khiển phổ biến thời gian gần đây. "Chúng tôi vẫn đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất," cô nói.

"Chúng tôi tự tin, và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất".

- Svetlana Locotova -

"Ukraine không lạ gì chiến tranh" là một điệp khúc phổ biến. Nhiều người vẫn trao nhau nụ cười và những câu nói đùa, ngay cả khi họ đang phải đón người thân đến từ miền đông, nơi bị ảnh hưởng nặng nề của chiến dịch quân sự từ phía Nga.

Khi mối đe dọa ngày càng lớn, cư dân trên khắp đất nước đã sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất. Họ chuẩn bị các bộ dụng cụ sơ tán khẩn cấp và dành thời gian cuối tuần để huấn luyện như những người lính dự bị. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine còn kêu gọi bất cứ ai đủ khả năng hãy nghĩ đến việc cầm vũ khí và nhập ngũ.

Tại Kharkiv, cách biên giới Nga 40km, hàng trăm lính dự bị đã tham gia cùng Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine để học các kỹ năng chiến đấu và kỹ thuật sinh tồn. Các tình nguyện viên, những người chỉ vài tuần trước đó mới bắt đầu học cách sử dụng một khẩu súng trường và băng bó đồng đội bị thương bằng garô, giờ đang đối mặt với viễn cảnh ra tiền tuyến.

Sáng thứ Năm, đã có báo cáo về những hàng dài bên ngoài một trong những bệnh viện của Kharkiv, nơi mọi người đang khao khát được giúp đỡ bằng cách hiến máu. Trong khi đó, tại quảng trường chính của thành phố, khi nhiều người tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, một nhóm nhỏ túm tụm lại với nhau trong cái lạnh tê buốt và quỳ xuống vỉa hè để cầu nguyện.

Adblock test (Why?)

Trong video, ông mặc bộ đồ quân sự màu xanh olive, đứng cùng thủ tướng, tư lệnh quân đội và các quan chức cao cấp khác. Ông có thông điệp sống còn kêu gọi người dân chiến đấu giữ Kiev và thề sẽ ở lại bảo vệ thủ đô.

“Chúng tôi tất cả đều ở đây bảo vệ độc lập, đất nước và sẽ tiếp tục ở lại theo cách đó” - ông nói. 

“Đây sẽ là đêm khó khăn nhất… Chúng ta phải chống chọi. Đêm nay sẽ rất khó khăn nhưng bình minh sẽ đến. Đêm nay sẽ khó hơn ban ngày. Nhiều thành phố đang bị tấn công: Chernihiv, Sumy, Kharkiv, các thanh niên nam nữ của chúng ta ở Donbass, các thành phố miền nam, sự chú ý đặc biệt tới Kiev. Chúng ta không thể để mất thủ đô” - ông nói. 

Tổng thống Ukraine bất ngờ xuất hiện ra thông điệp sống còn - Ảnh 1.

Xe tăng Nga tiến vào Ukraine từ hướng Crimea. Ảnh: EPA.

Trong khi đó, Bộ trưởng QUốc phòng Ukraine đề nghị người dân Kiev chế tạo bom xăng để đẩy lùi phe tấn công - Reuters cho biết. 

Mặt khác, người phát ngôn của ông Zelensky nói rằng ông đã sẵn sàng đàm phán về ngừng bắn với Nga và hai bên đã liên hệ để thảo luận địa điểm, thời gian đàm phán. 

Trước đó Nga nói nhà lãnh đạo Ukraine đã biến mất sau khi đồng ý ban đầu về cuộc đàm phán. 

Kiev cũng khẳng định rằng chính phủ Ukraine đã đề nghị Israel làm trung gian với Nga nhưng nước này chưa trả lời. “Họ đang cân nhắc họ đang ở đâu trên bàn cờ” - Đại sứ Ukraine tại Israel Yevgen Korniychuk nói. “Chúng tôi tin rằng Israel là quốc gia dân chủ duy nhất trên thế giới có quan hệ tốt với cả Ukraine và Nga”. 

Adblock test (Why?)

“Hoa Kỳ sẽ cùng họ trừng phạt Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Lavrov và các thành viên của hội đồng an ninh quốc gia Nga” - bà nói. Khi được hỏi điều gì đã thay đổi so với hôm 24/2, khi Tổng thống Biden công bố một đợt trừng phạt mới không bao gồm ông Putin, Psaki cho biết lựa chọn này “mất thời gian cân nhắc và thảo luận”.

Mỹ, EU trừng phạt trực tiếp Tổng thống và Ngoại trưởng Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov - 2 mục tiêu trừng phạt mới nhất của Mỹ và EU. Ảnh: AP.

“Quan điểm mạnh mẽ và nguyên tắc mạnh mẽ của Tổng thống ngay từ đầu cuộc xung đột này, và thậm chí trước khi tôi nên nói, là thực hiện các hành động và bước đi phù hợp với các đối tác châu Âu của chúng tôi, và đây chắc chắn là bằng chứng về điều đó,” bà Psaki nói.

Nhà lãnh đạo Nga sẽ trở thành mục tiêu cao nhất trong nỗ lực áp đặt trừng phạt với nền kinh tế Nga và các quan chức thân cận của Putin sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Có thể sẽ có thêm các quan chức Nga cũng phải chịu trừng phạt.

Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào ông Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vì vi phạm chủ quyền Ukraine. Ngoài ra 351 nghị sĩ Duma Quốc gia Nga cũng nằm trong danh sách trừng phạt vì bỏ phiếu công nhận 2 nước cộng hoà ly khai ở Ukraine. 

Trước đó tại Hội đồng Bảo an LHQ, Nga đã dùng quyền phủ quyết để ngăn cản một nghị quyết của Hội đồng lên án việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nghị quyết được 11 phiếu thông qua, 3 phiếu trắng trong đó có Trung Quốc.

Adblock test (Why?)

Bất ngờ hình ảnh cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko cầm súng AK-47 xuống đường bảo vệ Kiev - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ video của CNN cho thấy cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cầm súng xuống đường với quyết tâm bảo vệ Kiev.

Xuất hiện trong video của hãng tin CNN, cựu Tổng thống Poroshenko cáo buộc Tổng thống Putin đã phát động chiến dịch quân sự không chỉ vào Ukraine mà còn tuyên chiến với cả thế giới.

Poroshenko cho biết, tiểu đoàn của ông cách nơi giao tranh giữa binh sĩ Nga và Ukraine chỉ khoảng 2-3km.

Cựu Tổng thống Ukraine cũng nhấn mạnh rằng Ukraine cần sự hỗ trợ của phương Tây, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, loại bỏ Nga khỏi SWIFT - Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính trên khắp thế giới) cũng như chặn máy bay và tàu của Nga tại các cảng của EU và NATO.

Ngoài ra, ông Poroshenko cũng gửi lời cảm ơn Mỹ và Vương quốc Anh đã cung cấp vũ khí quốc phòng cho Ukraine.

"Điều này quan trọng đối với chúng tôi và chúng tôi cảm thấy mình không đơn độc, rằng các bạn đang đồng hành cùng chúng tôi", ông Poroshenko nói.

Ông Poroshenko cũng cho biết Nga sẽ không bao giờ chiếm được Ukraine.

Trong một động thái liên quan, đương kim Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 25/2 đã chính thức đưa ra yêu cầu đàm phán với Nga về "tình trạng trung lập" của nước này để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Đáp lại, Moscow cho biết sẵn sàng cử đại diện đến thủ đô Minsk của Belarus để nói chuyện với Kie, theo thông tin từ phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti đưa tin.

"Theo đề xuất của ông Zelensky để thảo luận về tình trạng trung lập của Ukraine, (Tổng thống Nga Vladimir) Putin có thể cử đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và chính quyền Nga tham gia đàm phán với phái đoàn Ukraine", RIA dẫn tuyên bố của ông Peskov đưa tin.

Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang chịu áp lực đáng kể, khi các lực lượng Nga dường như đang áp sát Kiev.

Adblock test (Why?)

Vì sao Nga tấn công Ukraine? Tổng thống Putin muốn gì?

Phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, Tổng thống Putin muốn gì? - Ảnh 1.

Người dân Nga theo dõi phát biểu của Tổng thống Putin trên truyền hình.

Một loạt các nỗ lực ngoại giao trong những tuần gần đây nhằm ngăn chặn hành động quân sự của Nga  đã không thể xoa dịu căng thẳng gia tăng trong nhiều tháng qua giữa Nga và Ukraine, theo CNN.

Nga đã thắt chặt quân đội xung quanh Ukraine kể từ năm ngoái, tập kết hàng chục nghìn binh sĩ cũng như trang thiết bị quân sự và pháo binh, ngay trước cửa nước này.

Đến sáng thứ Năm 24/2, một số khu vực trên khắp Ukraine đã bị tấn công, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào Đông Ukraine và yêu cầu nước ngoài không được can thiệp. Nga đồng thời cũng cảnh báo đổ máu hơn nữa trừ khi lực lượng Ukraine hạ vũ khí.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Tổng thống Putin quyết định mở chiến dịch quân sự ở Ukraine và thông qua đó ông muốn gì?

Trong khi Ukraine đang tìm kiếm một mốc thời gian rõ ràng để gia nhập NATO, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố: "Đối với chúng tôi, việc đảm bảo Ukraine không bao giờ trở thành thành viên của NATO là điều hoàn toàn bắt buộc".

Về phần mình, trong một bài luận dài được viết vào tháng 7/2021, Tổng thống Putin gọi người Nga và người Ukraine là "một dân tộc", đồng thời cho rằng phương Tây đã làm biến chất Ukraine và đẩy nước này ra khỏi quỹ đạo của Nga. Điều đó cũng đã được thể hiện đầy đủ trong bài phát biểu đầy xúc động và bất bình của Tổng thống Putin trước quốc dân hôm thứ Hai 21/2 khi ông thông báo về quyết định công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng.

Tổng thống Putin khẳng định phần nào cho quyết định mở chiến dịch ở Ukraine của ông là do sự bành trướng về phía đông của NATO. Trước đó, ông tuyên bố rằng Nga "không còn điểm nào để rút lui - họ (NATO) nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ ngồi yên một chỗ hay sao?".

Tổng thống Putin cũng lập luận rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, liên minh quân sự này có thể cố gắng tái chiếm Crimea.

Theo giới quan sát, chính sách đối ngoại của Nga nói chung coi việc Ukraine gia nhập NATO là một mối đe dọa lớn và kiềm chế Ukraine về mặt quân sự là một cách tiềm năng để ngăn chặn khả năng này.

Anne Applebaum, nhà sử học kiêm bình luận viên tại tạp chí Atlantic nhận định, là một sĩ quan tình báo ở Đông Đức khi Liên Xô tan rã, khi Tổng thống Putin nhìn vào Ukraine, ông dường như thấy một đất nước mà Nga có mối quan hệ lịch sử và văn hóa lâu đời đang chuyển dịch ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Do đó, Putin sẽ coi hành động can thiệp quân sự là một cơ hội để đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng của mình, theo bình luận viên Zeeshan Aleem từ MSNBC.

Phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, Tổng thống Putin muốn gì? - Ảnh 2.

Khói đen bốc lên từ một sân bay quân sự ở Chuguyev gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine hôm 24/2. Ảnh CNN

Ngoài ra, ông Putin muốn NATO phải loại bỏ lực lượng và cơ sở hạ tầng quân sự của họ khỏi các quốc gia thành viên đã tham gia liên minh từ năm 1997 và không triển khai "vũ khí tấn công gần biên giới Nga". Điều đó có nghĩa là NATO phải rút khỏi Trung Âu, Đông Âu và Baltics.

Trong mắt Tổng thống Putin, phương Tây đã hứa hồi năm 1990 rằng họ sẽ mở rộng "không một cm nào về phía đông" nhưng NATO đã làm trái cam kết đó.

"Kể từ khi NATO bắt đầu mở rộng vào giữa những năm 90, khi Nga có một chính phủ rất khác dưới thời Boris Yeltsin, các nhà bình luận và quan chức Nga đã phản đối hành động của NATO nhưng cũng cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp tục đi xa hơn tới Gruzia và Ukraine, xung đột sẽ nổ ra và khả năng chiến tranh bùng phát là rất lớn. Họ đã nhắc lại điều đó hết lần này đến lần khác. Vì vậy, Putin không phải là mấu chốt vấn đề", Anatol Lieven, chuyên gia cấp cao về Nga và châu Âu tại Viện Nghiên cứu Lập pháp có Trách nhiệm Quincy bình luận về lý do Nga tấn công Ukraine.

NATO là một liên minh phòng thủ với chính sách mở cửa cho các thành viên mới và 30 quốc gia thành viên của liên minh kiên quyết rằng điều đó sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng nói rằng, không có triển vọng Ukraine gia nhập NATO trong một thời gian dài nhưng nhấn mạnh, ý tưởng rằng bất kỳ thành viên NATO hiện tại nào phải từ bỏ liên minh là một điều không nên.

Liêụ có lối thoát ngoại giao nào không?

Mỹ đã đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán về hạn chế tên lửa tầm ngắn và tầm trung cũng như về một hiệp ước mới về tên lửa xuyên lục địa. Tuy nhiên, Nga muốn tất cả vũ khí hạt nhân của Mỹ phải bị cấm ra xa khỏi cửa nhà Nga.

Dù chưa phải bây giờ, nhưng mọi thỏa thuận cuối cùng sẽ phải bao gồm cả cuộc chiến ở phía đông Ukraine và kiểm soát vũ khí.

Adblock test (Why?)

Trong phát biểu gửi đến người dân Ukraine sáng sớm 25/2, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng ông đã liên hệ với "các đối tác" phương Tây để nói với họ rằng số phận của Ukraine đang bị đe doạ. "Tôi hỏi, các vị có bên cạnh chúng tôi không? Họ nói họ bên cạnh chúng ta nhưng không muốn đưa chúng ta vào liên minh. Tôi đã hỏi lãnh đạo 27 nước Châu Âu liệu Ukraine có được kết nạp vào NATO hay không, tôi đã hỏi trực tiếp, nhưng tất cả họ đều sợ và không hồi đáp".

Ông Zelensky cũng cho biết, ông để ngỏ khả năng đàm phán về quy chế trung gian cho Ukraine, nhưng đất nước ông cần đảm bảo từ bên thứ ba. 

"Chúng tôi không sợ Nga, không sợ đàm phán với Nga về mọi việc: Sự đảm bảo an ninh cho đất nước chúng tôi và quy chế trung gian. Nhưng giờ đây chúng tôi không là thành viên NATO - vậy thì chúng tôi có đảm bảo nào? Nước nào sẽ đem lại cho chúng tôi?".

Ông cũng cho rằng cần có các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga. 

Nga muốn Ukraine là nước trung gian, Ukriane sẵn sàng đàm phán - Ảnh 1.

Xe tăng Ukraine tiến vào Mariupol hôm 24/2. Ảnh: Reuters.

Hôm qua Người Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Tổng thống Nga Putin muốn Ukraine giữ quy chế trung gian và từ chối đặt vũ khí tấn công ở Ukraine, đây là "ranh giới đỏ" của Nga với Ukraine và giờ quả bóng trong chân Kiev. 

Trước đó, theo Guardian, Ukraine đã kêu gọi Liên minh Châu Âu và các thành viên khẩn cấp cung cấp hế thống chống tên lửa và phòng không, cũng như sử dụng "mọi biện pháp" để làm nhiễu các tín hiệu vệ tinh của Nga.

Trong danh sách yêu cầu gửi tới các nhà lãnh đạo EU trước cuộc họp khẩn cấp ở Brussels, Ukraine cũng đã kêu gọi "các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ nhất chống lại Belarus, nước ủng hộ trực tiếp cuộc xâm lược toàn diện của Nga".

Danh sách do các nhà ngoại giao Ukraine ở Brussels soạn thảo, trong đó cũng kêu gọi chấm dứt bản quyền phần mềm cho các thiết bị quân sự và dân sự ở Nga và Belarus; ngăn chặn hoặc can thiệp vào hệ thống dẫn đường vệ tinh Nga trên không trung, ở trên bầu trời Biển Đen và Biển Azov; sử dụng mọi biện pháp để ngăn cản hệ thống dẫn đường vệ tinh Glonass của Nga, kể cả làm nhiễu tín hiệu của nó trên không phận Biển Đen, Biển Azov, Belarus và Ukraine.

Cùng với lời kêu gọi chấm dứt các hoạt động bình thường với Nga, Kiev muốn EU mở cửa hệ thống viện trợ khẩn cấp theo cơ chế bảo vệ dân sự cho Ukraine.

Trong khi đó theo Sputnik, Các quân nhân Ukraina cho biết họ đang sử dụng vũ khí hiện đại, trong đó có vũ khí nhận được từ các nước phương Tây.

Trong những tháng gần đây, một số nước phương Tây tuyên bố cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moskva nhận thấy việc bơm vũ khí cho chế độ Kiev đang được thực hiện một cách bền bỉ. Theo ông, kể từ năm 2014 Hoa Kỳ đã dành cho những mục đích này hàng tỷ USD, bao gồm việc cung cấp vũ khí, trang thiết bị và đào tạo chuyên gia. Ông lưu ý rằng "trong những tháng gần đây, vũ khí phương Tây được cấp tập chuyển đến Ukraina đúng như một dòng chảy không ngơi nghỉ, thể hiện một cách công khai".

"Chúng tôi đang tích cực sử dụng những mẫu vũ khí hiện đại nhận được từ các đối tác, mai kia sẽ có nhiều hơn", - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Aleksei Reznikov viết trên Facebook.

Adblock test (Why?)

Ngày hôm nay, 24/2/202 có lẽ là một trong những ngày kinh khủng nhất trong cuộc đời. 5 giờ sáng, cả nhà đang ngủ thì cậu con trai vốn vẫn làm việc khuya hốt hoảng chạy vào: ''Có chuyện gì vậy? Nhiều tiếng nổ lớn!''. Quả thật nghe tiếng rít không khí, sau đó là các tiếng nổ ở đâu đó. Tôi bảo: ''chắc không có gì đâu, đi ngủ đi!''. Nhưng linh tính báo có chuyện chẳng lành, ngồi dậy bật máy tính.

Các dòng thời sự làm tôi bàng hoàng: Putin đã ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass! Thật như một luồng điện chạy dọc sống lưng, sau đó là cảm giác hụt hẫng.

Mặc dù thời gian gần đây có nhiều tin tức cảnh báo Nga sẽ tấn công Ukraina, nhưng nhiều người vẫn nghĩ điều đó sẽ không xảy ra. Nhất là có tin Tổng thống Pháp đã đề nghị Tổng thống Nga và Mỹ gặp gỡ thượng đỉnh. Nhưng chiến sự lại đến đúng lúc không ngờ nhất.

Thư Ukraine: Ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự: Người dân xếp hàng vào ngân hàng lấy tiền và tài sản mang về - Ảnh 1.

Người dân xếp dài vào một ngân hàng ở Odessa. Ảnh: Lê Văn.

Vậy là chẳng ngủ được, động viên cả nhà không hốt hoảng, và vào cập nhật các tin tức. Các trang mạng, nhất là Telegram liên tiếp đưa các tin xấu: Quân Nga dùng tên lửa và máy bay không kích các sân bay quân sự, căn cứ quân đội, kho vũ khí và các cơ sở chiến lược của Ukraina, chủ yếu tại các vùng dọc biên giới với Nga.

Các trang mạng bắt đầu liên tiếp chia sẻ video những vụ nổ, các vụ bắn phá từ khắp nơi. Xem tin về tỉnh Odessa thì thấy có mấy vụ bắn phá, nặng nhất là tại một đơn vị quân đội ở TP Podolsk, ngoại ô Odessa, có thông tin về nhiều người thiệt mạng và bị thương.(Sau đó có thông tin rằng 22 quân nhân hy sinh, 6 người bị thương).

Đợi đến sáng gọi điện hỏi thăm các gia đình người Việt Nam trong thành phố thì may mắn là mọi gia đình đều bình yên cả. Tất cả mọi người được khuyến cáo ở trong nhà, không ra đường nếu không tối cần thiết.

Điện thoại của tôi bắt đầu rung liên tục, mọi người qua Facebook, Zalo, Viber…bắt đầu gọi điện, nhắn tin hỏi tình hình cụ thể. Tôi cũng chỉ nhận vài cuộc gọi từ người thân, sau đó phải tắt tiếng. Một phần vì tự nhiên cảm thấy mệt mỏi, một phần cũng không nắm được toàn bộ thông tin, mà cũng chỉ qua mạng internet.

Ngó qua cửa sổ xuống đường thì thấy ít xe cộ đi lại, ban ngày thôi không nghe tiếng nổ nữa nên tôi liều lấy xe đi một vòng, cũng muốn mua xăng, thực phẩm dự trữ.

Quanh cảnh thành phố nhìn thoáng qua tưởng chừng như không có gì xảy ra, chỉ giống buổi sáng tinh mơ mặc dù đã 13h chiều, vì các đường phố rất ít xe đi lại.

Đến cách trạm xăng vài cây số bỗng thấy đường tắc, một bên xe xếp hàng dài. Vậy là hiểu: Người dân đang xếp hàng mua xăng dự trữ, hơn nữa mới đọc tin Belarus dừng bán nhiên liệu cho Ukraina vì các sự kiện ngày hôm nay.

Vậy là bỏ ý định mua xăng, vòng về siêu thị thực phẩm. Dọc đường qua một ngân hàng thấy dân chúng xếp hàng rồng rắn trước cửa, dừng xe vào hỏi một phụ nữ ''mọi người sao xếp hàng đông vậy?''. Cô ta nói ''xếp hàng vào các két sắt gửi trong ngân hàng''. Như vậy là người dân vào để lấy tiền và tài sản gửi trong đó để mang về nhà dự phòng.

Vào siêu thị thì thấy người dân mua hàng đông hơn mọi ngày. Hàng hóa hiện vẫn có, tuy giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng vọt.

Vội về nhà vì đã có khuyến cáo không ra khỏi nhà. Vào mạng thì lại thấy dồn dập tin tức: Sau khi bắn phá bằng tên lửa và không quân thì Nga đã đưa xe tăng, xe thiết giáp và lính bộ vào Ukraina từ nhiều hướng, lính dù cũng đổ bộ xuống nhiều nơi.

Thật quá mệt mỏi, nửa muốn xem tin tức, nửa không muốn xem nữa vì làm thần kinh rất căng thẳng.

Đến chiều tối xem tin cuối từ Bộ Y tế: Trong ngày hôm nay phía Ukraina có 57 người hy sinh, 169 người bị thương!

Nhìn cô con gái nhỏ vô tư chơi đùa bỗng ước ao được như trẻ em: Không biết đến chiến tranh và mất mát!

Adblock test (Why?)

Hôm nay, tôi đã điện đàm với tổng thống Liên bang Nga. Kết quả nhận lại chỉ có sự im lặng, cho dù sự tĩnh lặng này đáng ra nên ở Donbass.

Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi muốn đưa ra lời kêu gọi tới tất cả công dân của Nga. Với cương vị không phải là một Tổng thống, mà với tư cách là một công dân của Ukraine. Chúng ta có chung hơn 2.000 km đường biên giới. Quân đội của các bạn đã có mặt tại đó: gần 200.000 binh sĩ, hàng ngàn đơn vị quân đội khác nhau. Chỉ huy của các bạn đã đồng ý cho quân đội tiến thẳng tới chúng tôi. Hướng tới lãnh thổ của một quốc gia khác. Bước đi này có thể trở thành khởi đầu của một cuộc chiến tranh lớn tại Châu Âu. Cả thế giới đang xôn xao về những gì có thể xảy ra ngay vào lúc này. Một “lý do” có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bất kỳ sự khiêu khích nào, bất kỳ tia lửa nào nổ ra cũng có khả năng thiêu rụi mọi thứ.

Các bạn được kể rằng, ngọn lửa này sẽ mang lại tự do cho người dân Ukraine. Nhưng người dân Ukraine đang tự do. Họ tưởng nhớ về quá khứ và đang xây dựng tương lai của mình. Họ đang xây dựng chứ không phải phá hủy nó, như bạn được kể hàng ngày trên tivi. Ukraine trong tin tức của các bạn và Ukraine trong thực tế là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất ở đây, chúng tôi là sự thật.

Tổng thống Ukraine: "Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình" - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Zelensky. (Ảnh: Reuters).

Các bạn được nghe rằng, chúng tôi là Quốc xã. Nhưng làm thế nào một quốc gia có thể được cho là theo Chủ nghĩa Quốc xã sau khi hy sinh hơn 8 triệu sinh mạng để diệt trừ Chủ nghĩa này. Làm sao tôi có thể trở thành một người Đức quốc xã, khi ông tôi đã sống sót sau cả cuộc chiến dài với tư cách là một phần của bộ binh Liên Xô và đã chết với tư cách là vị đại tá tại một nước Ukraine độc lập. 

Các bạn được kể rằng, chúng tôi ghét văn hóa Nga. Nhưng làm sao một nền văn hóa có thể bị ghét bỏ? Bất kể nền văn hóa nào. Hàng xóm láng giềng luôn làm giàu cho nhau về mặt văn hóa. Tuy nhiên, điều đó không làm cho họ trở thành một thực thể và không tách mọi người thành “chúng ta” và “chúng nó”. Chúng ta khác nhau, nhưng đó không phải là lý do để trở thành kẻ thù. Chúng tôi muốn xây dựng lịch sử của riêng mình. Bình yên, tĩnh lặng và chân thật.

Các bạn được kể rằng tôi đang ra lệnh tấn công Donbass. Để bắn giết, để ném bom mà không cần lý do. Mặc dù vậy, có những câu hỏi: Bắn vào ai? Đánh bom cái gì?

Donetsk? Tôi đã tới đó hàng chục lần. Tôi vẫn luôn nhớ những khuôn mặt và đôi mắt người dân tại đó.

Đường Artema? Tôi đã cùng bạn bè đi dạo rất nhiều tại đây trước kia.

Đấu trường Donbass? Nơi tôi đã tới và hưởng thụ không khí các kỳ Euro cùng với người dân địa phương.

Công viên Shcherbakova? Chúng tôi cùng nhau say khướt tại đây khi đội tuyển Ukraine thua tại Euro.

Lugansk? Đây là nhà mẹ người bạn thân nhất của tôi và cũng là nơi chôn cất cha của anh ấy.

Xin các bạn lưu ý rằng, hiện tôi đang nói bằng tiếng Nga, nhưng không ai ở Nga hiểu những tên, đường phố và những sự kiện này có nghĩa là gì. Đây là tất cả những gì xa lạ đối với các bạn. Đây là vùng đất của chúng tôi. Đây là lịch sử của chúng tôi. Các bạn sẽ chiến đấu vì điều gì? Và chống lại ai?

Nhiều người trong số các bạn đã đến thăm Ukraine trong quá khứ. Nhiều người có người thân ở đây. Một số người đã học tại các trường đại học của chúng tôi. Kết bạn với người dân Ukraine. Bạn đã quen thuộc với tính cách của chúng tôi, với con người của chúng tôi, các nguyên tắc của chúng tôi. Bạn biết những gì chúng tôi trân trọng nhất. Hãy nhìn vào bên trong bạn, lắng nghe tiếng nói của lý trí, của lẽ thường. Hãy lắng nghe tiếng nói của chúng tôi. Người dân Ukraine muốn hòa bình. Chính quyền Ukraine muốn hòa bình.

Chúng tôi muốn điều đó và cống hiến vì điều đó. Chúng tôi làm mọi thứ trong khả năng của mình và không đơn độc. Ukraine được nhiều quốc gia hỗ trợ. Tại sao? Bởi vì chúng ta không nói về kiểu hòa bình bằng phải đạt bằng bất cứ giá nào. Chúng ta đang nói về hòa bình và về các nguyên tắc, công lý. Về quyền của mọi người được xác định tương lai của chính họ, về sự an toàn và quyền sống của mọi người trong an vui. Tất cả điều này là quan trọng đối với chúng tôi. Tất cả điều này là quan trọng cho hòa bình. Tôi biết chắc rằng nó cũng quan trọng đối với bạn. Chúng tôi biết chắc rằng chúng tôi không muốn chiến tranh. Không phải chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, hoặc cả hai.

Nhưng, nếu chúng tôi bị đe dọa, nếu ai đó cố gắng lấy đi đất nước của chúng tôi, tự do của chúng tôi, cuộc sống của chúng tôi, cuộc sống của con cái chúng tôi. Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình. Không tấn công nhưng sẽ phòng vệ. Nếu tấn công, bạn sẽ phải đối mặt với người Ukraine, họ sẽ không quay lưng mà chọn cách đối mặt.

Chiến tranh là một nỗi đau khổ lớn và có giá rất đắt, với trọn vẹn ý nghĩa của từ này. Người ta mất tiền bạc, danh tiếng, chất lượng cuộc sống, sự tự do, và quan trọng nhất là người ta mất đi những người thân yêu của mình. Họ đánh mất cả chính họ. Rất nhiều thứ luôn thiếu trong chiến tranh. Nhưng những gì thừa thãi là đau đớn, bẩn thỉu, máu và chết chóc. Hàng nghìn, hàng chục nghìn người sẽ chết. Bạn được biết rằng Ukraine là một mối đe dọa đối với Nga. Điều này không đúng trước đây, không phải bây giờ và sẽ không đúng trong tương lai. Bạn đang đòi hỏi sự đảm bảo an ninh từ NATO. Chúng tôi cũng đang yêu cầu đảm bảo an ninh của chúng tôi. An ninh của Ukraine từ bạn. Từ Nga. Và từ các bên ký kết khác của bản ghi nhớ Budapest. An ninh của Ukraine gắn liền với an ninh của các nước láng giềng. Đó là lý do tại sao bây giờ chúng ta nói về an ninh của toàn châu Âu. Nhưng mục tiêu chính của chúng tôi là hòa bình ở Ukraine và sự an toàn của các công dân tại đây, của người Ukraine. Chúng tôi quyết tâm cho mọi người biết về điều này, kể cả bạn. Chiến tranh sẽ tước đi bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào người dân.

Ai sẽ phải chịu đựng điều này nhiều nhất? Người dân.

Ai không muốn điều này hơn bất cứ ai? Người dân.

Ai có thể ngăn chặn tất cả những điều này xảy ra? Người dân.

Nếu bạn cũng là những người bị ảnh hưởng bởi điều này, tôi chắc chắn là bạn có. Nhân vật của công chúng, nhà báo, nhạc sĩ, diễn viên, vận động viên, nhà khoa học, bác sĩ, người viết blog, viết truyện tranh nổi tiếng, tiktokers và những người khác. Những người bình thường. Những người bình thường và giản dị. Đàn ông, đàn bà, già, trẻ, cha, và quan trọng nhất - mẹ. Cũng giống như những người ở Ukraine, cho dù họ có cố gắng thuyết phục bạn điều ngược lại thế nào đi chăng nữa.

Tôi biết rằng lời nói của tôi sẽ không được phát sóng trên truyền hình Nga. Nhưng người dân Nga phải nhìn thấy điều đó. Họ cần biết sự thật. Và sự thật là điều này cần phải dừng lại, trước khi quá muộn. Và nếu các nhà chức trách của Nga không muốn nói chuyện với chúng tôi, vì hòa bình, có thể họ sẽ nói chuyện với bạn.

Người dân Nga có muốn chiến tranh không? Tôi rất muốn có thể trả lời điều này, nhưng câu trả lời chỉ phụ thuộc vào bạn - công dân của Liên bang Nga.

Adblock test (Why?)