Trung Quốc tuyên bố vượt Mỹ với động cơ tên lửa siêu vượt thanh

Mẫu tên lửa sử dụng động cơ scramjet của Mỹ.

Trong thử nghiệm mặt đất tại Bắc Kinh, các chuyên gia tại Viện Cơ học Trung Quốc đã đưa luồng khí siêu nóng với tốc độ cao vào động cơ và duy trì mức độ này trong suốt 600 giây, theo SCMP.

Năm 2013, Mỹ nắm kỷ lục với tên lửa X-51A Waverider sử dụng động cơ scramjet, đạt tốc độ tối đa Mach 5 (hơn 6.000 km/giờ) trong 210 giây. Năm 2016, Ấn Độ thử nghiệm một tên lửa đạt tốc độ Mach 6 với động cơ hoạt động chỉ trong 5 giây.

Viện Cơ học Trung Quốc tuyên bố đạt bước đột phá trong công nghệ động cơ scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), vượt Mỹ.

Các động cơ scramjet cần phải đạt tốc độ ít nhất gấp 5 lần vận tốc âm thanh, sử dụng chuyển động về phía trước của tên lửa để nén không khí và trộn với nhiên liệu năng lượng cao, tạo ra lực đẩy.

Tên lửa đạn đạo DF-17 có thể mang theo đầu đạn siêu thanh của Trung Quốc.

Luồng khí siêu âm có thể tăng nhiệt độ của động cơ lên hơn 4.000 độ C, gấp đôi so với động cơ phản lực thông thường.

Tiến sĩ Fan Xuejun và các đồng nghiệp ở Viện Cơ học giải quyết vấn đề này bằng cách hướng luồng nhiên liệu lên bề mặt các thành phần nóng nhất như buồng đốt. Với sự kiểm soát chính xác, nhiên liệu có thể được hấp thụ và giải nhiệt.

Huang Yue, phó giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, nói động cơ scramjet duy trì tốc độ tối đa suốt 10 phút là thành tích ấn tượng.

Bước tiếp theo của Trung Quốc là đưa động cơ scramjet trang bị trên các tên lửa siêu vượt thanh để thử nghiệm trong môi trường thực tế.

Ông Huang nói thử nghiệm dưới mặt đất chưa đánh giá được toàn bộ vấn đề mà động cơ có thể gặp phải ở tầm cao. Một số thành phần hoạt động tốt trên mặt đất có thể gặp trục trặc ở trên bầu trời.