Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 1.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng, cải tạo nâng cấp đưa vào khai thác sử dụng nhiều tuyến đường mới góp phần phát triển kinh tế làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nông nghiệp.

Xuyên suốt chặng đường 10 năm lao động hăng say không biết mệt mỏi của đội ngũ những người đi "mở đường" là thành quả làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa của đất nước. Thế nhưng, "ẩn sâu" phía sau thành quả đó, mấy ai biết được đó là cả sự "hy sinh" thầm lặng của những người "chiến sĩ" trên "mặt trận" giao thông.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 2.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Còn nhớ, những năm trước đây, nhiều vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn gặp muôn vàn khó khăn do giao thông bị chia cắt, người dân phải căng dây thừng, dùng bè tre mỏng manh vượt qua suối lũ để mưu sinh. Đặc biệt là những hình ảnh gian nan vất vả của các em học sinh phải chui vào túi nilon, nhờ người lớn kéo qua suối lũ đến trường cho kịp ngày khai giảng. Nhờ vào những nỗ lực không ngại khó khăn ngày đêm ăn ngủ trong rừng, bên khe suối của những người làm giao thông, giờ đây, những hình ảnh đó chỉ còn là trong ký ức của người dân nhiều vùng nông thôn.

Minh chứng rõ nhất, tháng 6 vừa qua, ngành giao thông vừa khánh thành cầu bê tông "nối những bờ vui" nơi học sinh từng chui túi nilon qua suối thuộc bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên); Cầu treo Quý Quân, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, Hà Giang giúp các em học sinh không phải lội suối để đi tìm "con chữ". Những cây cầu bê tông chắc chắn đã được đầu tư, gấp rút hoàn thành để xóa đi nỗi lo của đồng bào khi một mùa mưa lũ khắc nghiệt của vùng Tây Bắc đến...

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 3.

Nông thôn nước ta chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước và là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, phải kể đến vai trò của giao thông nông thôn đã góp phần phát triển kinh tế làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nông nghiệp.

Nắm bắt được vai trò to lớn đó, ngành giao thông đã từng bước xây dựng giao thông nông nghiệp phát triển tạo tiền đề phát triển toàn bộ nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những con đường bê tông hoá, những cây cầu kết nối giao thông nông thôn đã giúp kết nối giao thương các khu vực nông nghiệp và địa bàn quan trọng đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo đảm sự ổn định của toàn bộ hệ thống chính trị, là nơi giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thông dân tộc.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 4.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), năm 2019, 65,5% dân số sinh sống ở nông thôn tương đương 63,149 triệu người. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, sản xuất lương thực thực phẩm, nhưng do hạ tầng giao thông nông thôn chưa đồng bộ khiến cho việc phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, nhận thấy vai trò to lớn của giao thông nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 và Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

Với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới, năm 2010, Bộ GTVT đã kết hợp cùng với các Bộ, Ngành ở Trung ương và các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 5.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, thời điểm năm 2010, trên toàn quốc chỉ có chiều dài đường giao thông nông thôn là 270.950 km, tỉ lệ cứng hoá đạt 101.882 km đạt 37,6%. Trong đó, đường xã dài 71.440 km, cứng hoá được 27.376 km đạt 38%; đường ngõ xóm dài 4.936 km, cứng hoá 666 km; Trục đường nội đồng dài 43.453 km cứng hoá được 9.618 km đạt 22%. Đáng chú ỷ, giai đoạn này, có tới 214 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 331 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chưa được kiên cố hoá, chưa đi lại được 4 mùa do mưa lũ,...

Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 cả nước đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Đáng chú ý, thu nhập của người dân tăng cao, bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đã tăng 3,5 lần từ 9,1 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017.

Tính đến năm 2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã khởi công 1.997/2.174 cầu, đạt 92% số lượng cầu tối thiểu của dự án LRAMP. Số cầu đã hoàn thành khoảng 1.600 cầu (73% so với 2.174), bàn giao khai thác chính thức 1.056 cầu, đáp ứng kế hoạch chung của dự án và đảm bảo yêu cầu trong Hiệp định. Tổng giá trị thực hiện đạt khoảng 3.586 tỷ đồng (62% TMĐT). Ước đến hết năm 2019, đảm bảo thực hiện và giải ngân 100% kế hoạch vốn của toàn bộ Hợp phần Cầu và Tư vấn chung (1.354 tỷ đồng ODA và 77,9 đối ứng).

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 6.

Điểm sáng trong quá trình phát triển giao thông nông thôn là hình thức đấu thầu xây dựng hợp phần cầu, các địa phương đã tiết kiệm và xây thêm được khoảng 270 cây cầu. Các điểm vượt sông suối, mất an toàn giao thông đã được xây dựng cầu, đem lại hiệu quả thiết thực cả về an sinh, xã hội, kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh....

Qua trình, thực hiện nông thôn mới đã giải quyết được các vấn đề cấp bách, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, đi lại của người dân cùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Kết hợp tạo điều kiện cho các địa phương phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, có ý nghĩa thiết thực với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui khơi “mạch máu” làm đổi thay nông thôn - Ảnh 7.

Dự kiến, hết năm 2020, ngành giao thông phấn đấu sẽ hoàn thành được khoảng 2.400 cầu, vượt số cầu thực hiện trong dự án LRAMP so với hiệp định đề ra. Các cầu hoàn thành được WB đánh giá cao về tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, các vấn đề về môi trường, giá thành và chất lượng công trình.

Còn nhớ, khi đánh giá về hạ tầng giao thông nông phát triển trong 10 năm qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể từng khẳng định, phát triển giao thông nông thôn sẽ giúp kết nối các vùng miền từ trung ương đến vùng miền xa xôi của tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.

"Nếu quốc lộ, đường cao tốc là mạch máu kinh tế, kết nối trung tâm kinh tế, chính tri, cảng biển, cảng hàng không,... thì giao thông nông thôn có vai trò quan trọng, có chức năng liên kết các vùng, khóm, ấp, thôn, từ miền núi đến vùng sâu vùng xa, hẻo lánh, kết nối với tỉnh lộ, quốc lộ, tạo thành "mạnh máu" giao thông từ trung ương đến địa phương", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Cùng với đó, giao thông nông thôn giúp người nông dân, người nghèo thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nếu không có hệ thống giao thông này thì nông dân không thể bán sản phẩm của mình làm ra, không thể đưa các sản phẩm nông nghiệp tới các địa phương khác. Đặc biệt, giao thông nông thôn có vài trò to lớn đối với với người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói về "hình hài" đường giao thông trọng điểm trong tương lai