(Dân Việt) Bắt đầu một giai đoạn mới trong các cuộc đàm phán thương mại, có vẻ như sẽ khó kết thúc với việc Mỹ giảm mức thuế áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chuyên gia Mikhail Belaya từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga dự báo.
Tổng thống Mỹ mới đây tuyên bố cho biết từ ngày 10.5, ông sẽ tăng từ 10 đến 25% mức thuế nhập khẩu đối với lương hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc. Ông cũng không loại trừ việc áp thuế lên lượng hàng hóa 325 tỷ đô la tiếp theo từ Trung Quốc.
Donald Trump viết trên Twitter vào ngày Chủ nhật, khi chỉ còn ba ngày nữa đến ngày 8.5, tại Washington sẽ bắt đầu một vòng đàm phán thương mại mới với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lu He. Các cuộc tham vấn trước đó đã kết thúc vào ngày 1.5 tại Bắc Kinh một cách tích cực. Hai bên lưu ý đến những tiến bộ đáng kể trong đàm phán, phần lớn các chuyên gia dự kiến có thể tiến gần hơn nữa đến thỏa thuận thương mại trong Vòng đàm phán Washington.
Tuy nhiên Tổng thống Mỹ trên Twitter lại cho biết cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc diễn tiến chậm chạp, vì phía Trung Quốc dự định thay đổi nội dung văn bản trên thực tế đã được thỏa thuận. Việc thay đổi đáng kể quan điểm từ phía Mỹ, sự đe dọa áp thuế lên lượng hàng 533 tỷ đô la nhập khẩu từ Trung Quốc , chuyên gia Mikhail Belyaev gọi chính sách của Mỹ trong giao thương với Trung Quốc dựa trên "thực tế mới":
"Đó là gia tăng áp lực. Trung Quốc không chấp nhận điều đó, họ muốn tăng xuất khẩu sang tất cả các nước, kể cả Mỹ với tư cách là đối tác thương mại lớn. Mỹ đe dọa sẽ đưa ra các mức thuế mới, khi gần như đã đạt được tất cả các thỏa thuận. Điều này được thực hiện để củng cố mức mức thuế nhập khẩu cho các giao dịch trong tương lai. Mỹ tin rằng miễn thuế nhập khẩu trong giao thương với Trung quốc để lại hậu quả xấu cho nền kinh tế của mình. Mỹ đi bước này một cách có ý thức, để đạt được và củng cố "thực tế mới" trong thương mại. Vì vậy, tôi tin rằng một giai đoạn mới trong cuộc đàm phán thương mại đã đến, có lẽ sẽ không kết thúc với việc giảm mức thuế nhập khẩu từ Trung quốc. Đây sẽ là một cuộc xung đột tiếp theo giữa Mỹ và Trung quốc. Thương mại sẽ tiếp tục với điều kiện thực tế mới, đạt được trong các cuộc đàm phán. Và mâu thuẫn kinh tế giữa Mỹ và Trung quốc có khả năng chuyển thành chính trị".
Hu Febiao, chuyên gia của Trung tâm Quan hệ Kinh tế Quốc tế thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc, đã đánh giá tuyên bố của Tổng thống Mỹ như một sự cố gắng tìm kiếm lợi thế bằng cách gây áp lực tối đa với Trung Quốc:
"Trump đã một lần nữa áp dụng chiến thuật gây "áp lực tối đa" trong đàm phán thương mại Trung-Mỹ, cho thấy các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung không đáp ứng được kỳ vọng. «Áp lực tối đa» của Trump có nghĩa là ông ta muốn tận dụng tối đa điều này trong vòng đàm phán thương mại thứ 11 sắp tới. Ngoài ra, cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hiện đang bước vào một chu kỳ mới, đó là lý do tại sao ông muốn đạt được mục tiêu của mình tại cuộc đàm phán với Trung Quốc. Sự đe dọa của Trump ảnh hưởng đến diễn biến trên thị trường, gây ra sự chao đảo nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán Trung quốc giảm mạnh vào ngày thứ hai . Trung quốc và Mỹ cùng có mong muốn mạnh mẽ để tiến tới một thỏa thuận, nhưng có sự khác biệt trong cách làm thế nào để đạt được điều đó. Mỹ muốn đạt được mục tiêu này với "áp lực tối đa" để giành được lợi ích lớn nhất".
Nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống Mỹ đã gây áp lực lên Trung Quốc để nhanh chóng kết thúc thỏa thuận thương mại. Diễn biến này đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, và cũng là sự thay đổi quan điểm của Trump, người vào cuối tuần trước vẫn đánh giá tích cực tiến trình đàm phán thương mại.
The Wall Street Journal, trong phản ứng đầu tiên trước tình hình này, cho rằng Trung Quốc đang xem xét khả năng hủy bỏ cuộc đàm phán diễn ra trong tuần này tại Washington. Bài báo cho rằng tuyên bố của Trump đã làm các quan chức Trung Quốc bị bất ngờ. Với tham khảo từ nguồn tin giấu tên, tờ báo South China Morning Post đã viết Lu He vẫn có thể đến Mỹ, nhưng sẽ rút ngắn hành trình của mình. Ấn bản Hong Kong cũng không loại trừ việc hủy bỏ chuyến đi. Trong khi đó, tổng biên tập tờ Global Time Hu Xijin thì cho rằng đoàn đại biểu Trung Quốc vẫn có thể tới Mỹ. Điều này có thể được nhìn thấy như là thiện chí từ phía Trung quốc, ông đã viết trên Twitter.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung quốc Gan Shuan, về phần mình, cho rằng những mối đe dọa mới và gia tăng của Mỹ sẽ không làm hủy bỏ các cuộc đàm phán trong chương trình nghị sự. "Hiện nay, đoàn đại biểu Trung Quốc đang chuẩn bị chuyến đi tới Mỹ để tham vấn", nhà ngoại giao Trung quốc cho biết. Ông nói rằng phía Trung quốc hy vọng vào những nỗ lực chung cùng với người Mỹ bên để tiến gần lại nhau, đạt được thỏa hiệp dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, đáp ứng lợi ích lợi ích chung. Điều này không chỉ vì lợi ích của Trung Quốc, mà còn của Mỹ, cũng như kỳ vọng từ cộng đồng quốc tế.
Tag: Mỹ-Trung Quốc, Trung Quốc, Trump, thương mại, Mỹ gây sức ép Trung Quốc
Đăng nhận xét