Bệnh viện đã tiến hành sinh thiết phổi và chuẩn đoán chính xác, ông Bành bị nấm phổi. Sau khi hỏi về sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, bác sĩ mới phát hiện ông Bành có sở thích kỳ quái đó là ngửi mùi hôi ở tất.
Một bệnh viện ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi họ Bành. Các triệu chứng của bệnh nhân là ho và tức ngực, sau khi chụp X quang ở bệnh viện, ông Bành bị chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi.
Nhưng trải qua 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn có triệu chứng xấu đi. Bệnh viện đã tiến hành sinh thiết phổi và chẩn đoán chính xác, ông Bành bị nấm phổi.
Hình chụp X quang cho thấy ông Bành bị nấm phổi
Theo báo cáo, điều kiện sống của gia đình người đàn ông này không tệ, môi trường sống cũng rất tốt, cơ thể ông Bành bình thường cũng tốt. Chỉ là gần đây ông thường thức khuya, cộng với việc chăm sóc em bé mỗi ngày, dẫn đến khả năng miễn dịch giảm và ông Bành còn có một thói quen xấu. Đó là ông Bành thích ngửi đôi tất bốc mùi của chính mình sau mỗi ngày đi làm về, vì vậy có thể thói quen xấu này đã dẫn đến căn bệnh nấm phổi của ông Bành.
Một trong những thói quen gây bệnh nấm phổi của ông Bành chính là sở thích ngửi tất
Bác sĩ Mạch Chuyển Anh ở Khoa Hô hấp chỉ ra rằng, bệnh nấm phổi chủ yếu liên quan đến khả năng miễn dịch. Nhiễm trùng đường hô hấp tương đối hiếm, nhưng "một khi lượng lớn nấm hít vào và vượt quá khả năng phòng vệ của cơ thể người, thì có thể gây nên bệnh".
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nấm phổi
Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi diễn tiến lâm sàng thường nặng nề, thậm chí có thể tử vong nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Trong đó, hay gặp nhất là các loại Aspergillus như A. fumigatus, A. flavus, A. niger… Bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đàm kéo dài kèm khó thở như hen. Cùng với đó là các trường hợp chẩn đoán viêm phổi điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi.
Những người có sức đề kháng kém thường rất dễ bị nấm phổi
Các triệu chứng lâm sàng của nấm phổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng gợi ý có thể là toàn thân sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân; ho ra máu, ho khạc đàm có nút nhầy. Khám phổi triệu chứng thường nghèo nàn, có thể nghe ran rít, ran ngáy. Trong trường hợp diễn tiến cấp, bệnh nhân có thể khó thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt cao.
Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như nấm não - màng não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn… thậm chí là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân sẽ chết do nhiễm trùng nhiễm độc, suy kiệt hoặc biến chứng nặng nề như ho ra máu ồ ạt.
Để phòng bệnh nấm phổi, cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn nhiều hoa quả tươi, nâng cao sức đề kháng. Tránh để nấm mốc trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, đủ ánh nắng, thông gió tránh ẩm ướt. Những đoạn tường có nấm mốc cần phải cạo đi và phủ bằng sơn chống bám. Không để thực phẩm rơi vãi trong nhà là điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.
Thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển, trong đó có nấm Histoplasma gây bệnh ở phổi rất nguy hiểm.
Theo Hà Vũ (dịch theo stheadline) (Khám phá)
Đăng nhận xét