Dưới đây là những sai lầm chúng ta hay mắc phải khi sơ cứu vết thương tại nhà có thể 'rước họa vào thân'.
1. Chữa vết thương bằng hydrogen peroxide (oxy già) và rượu có thể gây nguy hiểm
Oxy già có thể phá hủy các tế bào mô liên kết, ngăn không cho vết thương lành lại. Rượu cũng có thể tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh và gây đau, sốc, bỏng nếu dùng để chữa trị vết thương.
Làm đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi, rồi dùng thuốc mỡ bôi hoặc hỏi ý kiến bác sĩ dùng thuốc kháng sinh. Không nên dùng băng bó nếu không cần thiết nếu không vết thương sẽ ướt và mất nhiều thời gian để lành lại.
2. Hô hấp nhân tạo bằng việc ép lên tim dẫn tới gãy xương sườn, tổn thương phổi
Sai: Hô hấp bằng việc ấn mạnh vào bên trái phía tim có thể khiến người bệnh bị tổn thương phổi, thậm chí gãy xương sườn.
Làm đúng: Hãy nhờ người khác gọi xe cứu thương ngay lập tức và chỉ nên ấn vào phía bên tim với nhịp 100 nhịp/phút khi biết chắc người đó đang có dấu hiệu tắc thở. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, nhịp ấn sẽ khác, và cũng sẽ dùng các ngón tay chứ không dùng cả bàn tay.
3. Không ngửa đầu lên khi bạn bị chảy máu cam
Nhiều người có thói quen ngửa đầu lên khi bị chảy máu cam, thực tế là sai. Vì nếu làm vậy, huyết áp của bạn sẽ bị tăng, bạn không thể biết được máu của bạn đang chảy ở mức độ nào, hoặc máu có thể xâm nhập vào phổi, gây nôn.
Làm đúng: Giữ đầu thẳng để giảm áp lực, dùng một miếng đá bít vào phần lỗ mũi của bạn trong vòng 15 phút. Làm tương tự với lỗ mũi bên cạnh và nhớ là, phải gọi xe cứu thương nếu có thương tích hoặc máu chảy không ngừng.
4. Đừng kéo nạn nhân tai nạn đường bộ ra khỏi xe hoặc cố gắng thay đổi vị trí của họ vì nghĩ rằng, họ có thể nằm thoải mái hơn
Hầu hết các vụ tai nạn đường bộ gây tử vong là do chấn thương cổ và cột sống. Động thái nhỏ nhất của bạn nhằm giúp người bị nạn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của họ hoặc làm cho họ bị liệt.
Làm đúng: Nếu một người bị chấn thương ở đầu, cổ hoặc cột sống (biểu hiện là không thấy có máu), hãy gọi xe cứu thương và theo dõi nhịp thở của nạn nhân khi bác sĩ tới.
5. Không nên dùng thuốc gây nôn khi bị ngộ độc nghiêm trọng
Thuốc gây nôn có thể gây ra chứng bỏng thực quản và khiến chất nôn rơi vào phổi.
Làm đúng: Trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc, hãy gọi xe cứu thương, mô tả các triệu chứng ngộ độc xảy ra. Đừng có tra cứu trên internet để tự dùng thuốc mà phải nhanh chóng được chẩn đoán từ bác sĩ.
6. Dùng dây buộc chặt để ngăn ngừa chảy máu có thể gây hoại tử
Việc áp dụng không đúng cách khi ngăn ngừa chảy máu có thể khiến bạn bị hoại tử phần bị thương vì nó ngăn sự lưu thông máu. Hãy dùng một loại gạc chuyên dụng, vô trùng và lau chùi sạch vết thương, ấn chặt phần chảy máu tới khi xe cứu thương đến.
7. Không đặt thìa vào miệng hay kéo lưỡi của người bị động kinh
Hành động này có thể khiến người bệnh bị nghẹt thở.
Làm đúng: Người bệnh có thể sẽ run rẩy, cơ thể tím tái khi động kinh, lúc này, người thân cần bình tĩnh. Chỉ cần gọi bác sĩ và nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay của người bệnh, đừng đặt bất cứ vật gì vào trong miệng khiến họ cắn phải và gây đau đớn.
8. Đừng hút nọc độc khi bị rắn độc hoặc côn trùng cắn
Nọc độc kết hợp với nước bọt của bạn có thể gây hại cho cơ thể, tạo thành chất độc dẫn đến phù phổi, suy tim.
Làm đúng: Nếu bị côn trùng hay rắn cắn, nằm xuống, để vùng bị thương hạ xuống thấp rồi gọi xe cứu thương, mô tả với họ hiện tượng xảy ra với cơ thể.
Bạn bị bệnh phụ khoa, nam khoa, những căn bệnh khó nói, trẻ có dấu hiệu bệnh hoặc những triệu chứng không rõ nguyên nhân, lo lắng bệnh nặng, dấu hiệu nghi ung thư… Hãy gửi chia sẻ về chuyên mục Sức khỏe tại địa chỉ Suckhoe@khampha.vn. Các câu hỏi của bạn sẽ được các chuyên gia y tế, bác sĩ trả lời để có những cách chữa trị kịp thời nhất. |
Đăng nhận xét