Khi đi đẻ, đây là những điều các bà bầu sợ nhất!

Từ thời điểm bạn có thai, các bà bầu phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Ngoài việc ăn uống, vận động cẩn thận, chị em còn phải thăm khám thường xuyên. Sau 9 tháng vật lộn với đầy những lo lắng, thời điểm sinh nở cũng không hoàn toàn dễ chịu khi còn đầy nỗi sợ.

Dưới đây là những nỗi sợ hãi phổ biến nhất của phụ nữ về sinh đẻ - và tại sao bạn nên nghỉ ngơi để tạo tâm lý thoải mái nhất. 

"Mình sẽ đi vệ sinh trên bàn đẻ"

Đi vệ sinh khi chuyển dạ, khi mà cổ tử cung mở rộng, rất hay xảy ra. Khi các chất bài tiết bị đẩy ra ngoài, điều đó có nghĩa là bà bầu đang mạnh và các bác sĩ coi đây là một điều tích cực.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Hầu hết phụ nữ thậm chí không nhận thấy mình đi vệ sinh khi chuyển dạ. Và nếu chuyện đó xảy ra, y tá sẽ nhanh chóng dọn sạch để không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. 

"Việc gây tê màng cứng sẽ không có hiệu quả kịp thời"

Rất nhiều người chưa từng sinh con nghĩ rằng việc đau đẻ rất đáng sợ. Có khá nhiều bác sĩ được bệnh nhân yêu cầu gây tê màng cứng ngay khi vừa phát hiện mình mang thai để đảm bảo rằng mình sẽ không cảm thấy bất kỳ cơn co thắt nào trong khi chuyển dạ.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Ở hầu hết các bệnh viện, bà bầu sẽ được tiêm gây tê màng cứng kịp thời, và không cần phải lo lắng về việc gây tê ngoài màng cứng không có hiệu quả. Theo nghiên cứu đăng trong tạp chí về Sản khoa và Phụ khoa, chỉ có khoảng 12% trường hợp gây tê ngoài màng cứng không hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn đau hoặc thấy điều gì bất thường, hãy nói với y tá.  

 khi di de, day la nhung dieu cac ba bau so nhat! - 1

"Tôi sẽ không chịu được cơn đau"

Nếu bạn đã từng nghe những câu chuyện kinh dị từ bạn bè hoặc theo dõi những cảnh sinh đẻ đáng sợ, thì bạn sẽ cảm thấy sợ hãi ngay cả trước khi sinh.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Sự đau đẻ của việc sinh con không giống với những gì bạn có thể trải nghiệm, nhưng đó là một điều tốt. Cơn đau khi sinh không phải liên tục. Các cơn co thắt xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, có nghĩa là giữa các cơn co thắt có thể dễ chịu hơn. Các cơn đau đớn cũng tăng lên, khiến bà bầu quen dần từ lúc đau nhẹ đến khi đau nặng.  Vì vậy, vào lúc bạn đã sẵn sàng để đẻ thì cơ thể cũng đã chuẩn bị đầy đủ.

Vết mổ sẽ lâu khép

Nhiều phụ nữ lo sợ rằng mổ đẻ sẽ phục hồi lâu hơn và khó khăn hơn đẻ thường. Rất nhiều phụ nữ thấy mổ đẻ đáng sợ, hoặc cảm thấy như mình thất bại nếu phải mổ đẻ.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Việc phục hồi mất khoảng 6 tuần đối với việc đẻ thường và rạch tầng sinh môn nhưng có thể bị đau trong một năm với đẻ mổ. Ngoài ra, bạn có thể bị chảy máu lâu hơn và cảm thấy đau bụng nhiều hơn, đặc biệt là dọc theo vết rạch. Nhưng nhiều chị em cho biết hậu quả của cuộc giải phẫu không tệ như họ tưởng tượng, và việc chăm sóc cái sẽ làm bạn phân tâm.

Nếu bạn đang chuẩn bị đẻ mổ, hãy tìm một bác sĩ đáng tin cậy. Tay nghề cao của bác sĩ sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn. 

"Vùng kín sẽ trở nên thật kinh khủng"

Bác sĩ Ruth Castillo kể lại "Một bà bầu cao 1.5m từng rất sợ hãi rằng việc sinh nở sẽ phải rạch tầng sinh môn khiến vùng kín không còn đẹp đẽ. Cô ấy đã trải qua cả thai kì với lựa chọn cắn răng chịu đau hay rạch tầng sinh môn. Sau khi đứa trẻ được dự đoán nặng tới 4kg, mọi thứ trở nên thật tồi tệ với cô ấy". 

Tại sao bạn không nên lo lắng: Có những bà bầu đã đẻ em bé nặng tới 4.5kg mà "không nước mắt, không có vết rạch, không khâu". Trong khi mang thai, hormone relaxin và estrogen giúp khớp và các mô ở khung chậu mềm đi để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở. Vì vậy, đừng lo sợ: vùng kín sẽ chóng lành - thậm chí còn nhanh hơn nếu bạn tập kegels và squats hàng ngày sau khi sinh.

Nếu bạn bị rạch, bác sĩ sẽ chỉ khâu một vài vết, và vết thương sẽ lành trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.

"Tôi sẽ không đến bệnh viện kịp"

 khi di de, day la nhung dieu cac ba bau so nhat! - 2

Một tình huống phổ biến trong các bộ phim truyền hình: bà bầu không thể kịp đến đến bệnh viện và sinh trong xe hơi, bên đường,... Hoặc ở bên đường. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều bà mẹ đang rất lo lắng về việc này.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Có một bà bầu 38 tuần đi đến bệnh viện hàng ngày để khám xem mình đã sắp sinh hay chưa. Và ngay cả khi những cơn co tử cung "nhức nhối" xảy ra khi cơ thể chuẩn bị sinh, cô nghĩ cô cần đến bệnh viện ngay lập tức. Nhưng việc sinh đẻ không đến ngay lập tức như vũ bão - và cô ấy đã không sinh cho đến khi quá 40 tuần. 

Đẻ là một quá trình dài, đến khá chậm. Khi đến thời điểm để rặn, một bà mẹ sinh lần đầu có thể cần một giờ hoặc lâu hơn để có để đưa dudược con ra ngoài. Nhiều phụ nữ phải ở nhà nhiều giờ dù có dấu hiệu đau đẻ cho đến khi bác sĩ đồng ý cho đẻ.

"Chồng tôi sẽ không chịu đựng được khi nhìn vợ đẻ"

Nhiều bà vợ lo sợ rằng những người bạn đời sẽ bỏ rơi họ trong giây phút quan trọng. Rất nhiều bà vợ kể lại ông chồng đã ngất xỉu trên sàn nhà vì sợ hãi. Vì sự chú ý của mọi người trong phòng tập trung vào mẹ và con, ông chồng phải nằm trên sàn nhà trong một hoặc hai phút trước khi được đưa xuống phòng cấp cứu.

Tại sao bạn không nên lo lắng: Dù sắp làm cha nhưng nhiều người đàn ông vẫn " hoàn toàn sợ hãi" về máu và việc dao kéo. Nhưng một khi họ ở trong phòng sinh nở và đang chờ đợi đứa con chào đời, tôi thấy hầu hết họ đều có thể tự ổn định tinh thần để động viên vợ và con. Nếu chồng sợ máu, có thể bảo anh ấy đứng ở phía đầu giường.

 

Theo Ngọc Trâm (Dịch từ GH) (Khám phá)