Ngay sau sinh, bà mẹ nào cũng phải biết những điều này kẻo phải hối hận

Nếu bạn không cảm thấy ổn sau khi sinh, không có gì đáng ngạc nhiên. Cơ thể bạn đang hồi phục, ít nhất, phải tốn nửa năm. Nó đang hồi phục lại những thay đổi trong cơ thể suốt thời kì mang thai đã kéo dài chín tháng. 

Âm đạo 

Trong sáu tuần đầu sau khi sinh, tử cung của bạn bị tróc niêm mạc, gây ra tình trạng chảy máu âm đạo. Lúc đầu, nó giống như khi vào kì kinh, dần dần giảm bớt dần.

Nữ hộ sinh Kathi Wilson ở London khuyên bạn không nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh có thể gây gây kích ứng hoặc thậm chí làm chậm quá trình tự hồi phục của vùng kín. Bạn cũng phải nói không với tampon, mà chỉ dùng băng vệ sinh. Nếu lượng máu chảy tăng đột ngột, hãy coi đó như một dấu hiệu bạn cần nghỉ ngơi thêm một chút.

Tầng sinh môn

Nếu bạn bị rách hoặc cắt tầng sinh môn trong khi sinh, bạn sẽ có thể khó chịu ở vết khâu. Ngay cả khi không có vết khâu, khu vực xung quanh âm đạo của bạn cũng dễ thâm tím và sưng lên. Để tăng tốc độ hồi phục và giảm bớt sự khó chịu, bạn cần:

- Rửa vùng kín sạch sẽ bằng nước. 

- Trong vài ngày đầu tiên, một gói nước đá có thể giúp làm giảm sưng. 

- Giữ vùng kín thông thoáng bằng cách không mặc đồ lót khi ngủ.

- Bảo vệ giường bằng cách lót phía dưới một cái khăn củ.

- Dùng chai xịt nước ấm nhẹ nhàng vào vùng kín khi đi tiểu để tránh bị xót.

- Tập bài tập Kegel để tăng tốc độ lành vết thương.

Ngực

Khi sữa về (thường là ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi sinh), ngực của mẹ bắt đầu căng tức. Nhiều phụ nữ bị sưng tấy và đau nhức, nhưng sau đó sẽ thoải mái hơn nếu cho con bú thường xuyên mỗi giờ. Nếu ngực bị căng đầy khó chịu trước khi kịp cho bú, mẹ hãy vắt ra ít sữa chỉ đủ để làm giảm sự khó chịu.

Trong những tuần đầu tiên, ngực của bạn cũng có thể bị rỉ sữa khi con khóc. Tuy nhiên, điều này sẽ giảm dần dần. Mặc áo lót và áo sáng màu để tránh làm nổi bật các vết rỉ sữa.

Mất nước

Đừng ngạc nhiên nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều trong vài ngày, đặc biệt là vào ban đêm. Bạn cũng đi tiểu nhiều hơn sau sinh. Do lượng máu và nước tăng lên trong thời kỳ mang thai, vì vậy bây giờ cơ thể bạn cần loại bỏ lượng nước dư thừa để mọi thứ trở lại bình thường.

Đi vệ sinh không dễ dàng

Những lần đi vệ sinh đầu tiên sau khi sinh có thể không dễ dàng. Ruột và dạ dày của bạn đã quen với trọng lượng nặng của tử cung. Đột nhiên nó biến mất. Vì vậy, mọi thứ sẽ phải mất chút thời gian làm quen.

Uống nhiều nước với ăn trái cây giàu chất xơ, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Nếu nó vẫn còn, hãy thử một chất bổ sung thêm chất xơ hoặc nước trái cây.

Nếu bạn mắc bệnh trĩ, chỉ nên vệ sinh bằng nước sạch và lau khô bằng bông, tránh sử dụng giấy.

Đau bóp tử cung sau hậu sản

Mặc dù phải mất 38 tuần để tử cung của bạn phát triển đến kích thước của một quả dưa hấu, nó sẽ trở lại bằng quả lê chỉ trong sáu tuần. Có thể là một hành trình hơi khó chịu.

Vì trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Những cơn co thắt là một dấu hiệu cơ thể bạn đang hoạt động bình thường. 

Trầm cảm

Thật bình thường khi cảm thấy một chút ngập ngừng bởi cảm xúc làm cha mẹ. Bạn có thể dễ dàng buồn rầu, khóc lóc hay cáu giận. 

Vợ chồng nên hỗ trợ nhau vượt qua giai đoạn này bằng cách trò chuyện và cùng chăm sóc con. Hãy nhớ rằng, phải mất thời gian để học cách trở thành một gia đình, cũng như lúc trở thành vợ chồng.

Nên ngâm thảo dược 

Ngâm thảo dược làm tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. Đun sôi các loại thảo mộc từ 20-30 phút, rồi pha vào chút muối biển.

Không nên giảm cân 

Đối với hầu hết phụ nữ, quá trình giảm cân sau sinh tốn nhiều thời gian. Trong những tuần đầu sau sinh, hãy tập trung vào việc giữ sức khỏe hơn là giảm cân. Ăn thực phẩm bổ dưỡng, nghỉ ngơi đủ và dần dần trở lại tập thể dục sau. 

Gọi bác sĩ nếu...

- Bạn có cảm giác đau vùng bụng, sốt hoặc chuột rút dai dẳng 

- Bạn có vấn đề về đi tiểu 

- Vết khâu bị bục

- Máu từ vùng kín trở nên đỏ tươi và cực kỳ nặng (đầy 1 miếng băng vệ sinh trong 1 giờ), có mùi khó chịu hoặc chứa các cục máu đông.

- Bạn bị sốt hoặc triệu chứng giống như cúm 

- Bạn cảm thấy chóng mặt hoặc váng vất, ngay cả sau khi nghỉ ngơi 

- Sưng tấy, viêm hoặc đỏ lựng và đau khi chạm vào các vùng trên chân.

Theo Ngọc Trâm (Dịch từ TP) (Khám phá)