Kết cục ít người biết của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc xưa (P.1)

Tứ đại mỹ nhân là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Sắc đẹp của họ được mô tả qua 4 cụm ngữ tu từ nổi tiếng để tả mỹ nhân, theo thứ tự là "Trầm ngư"; (Cá lặn xuống sông);  "Lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất); "Bế nguyệt"(mặt Trăng phải giấu mình) và "Tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ).

Trong lịch sử Trung Quốc và nhiều sách viết lại (có thể là hư cấu) đều nói về 4 người đẹp nghiêng  nước nghiêng thành, làm khuynh đảo triều cương và có những kết cục số phận khác nhau.

Tây Thi - sắc đẹp trầm ngư

Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi. Nàng dệt vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, nàng Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi.

Người ta truyền tai nhau, Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên rơi xuống đất. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên bơi, dần lặn xuống đáy sông.

Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư". Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng chúm chím. 

Câu Tiễn chính là vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc, do không nghe lời can ngăn của tướng tài Phạm Lãi và Văn Chủng, mang quân đánh nước Ngô nên bị vua Ngô Phù Sai đánh cho tơi tả, mất nước và bị bắt làm nô lệ. Trước khi Câu Tiễn bị làm nô lệ cho nước Ngô, Văn Chủng đã hiến kế cho ông dùng ‘mỹ nhân kế’ – hiến người đẹp cho Phù Sai để làm gian tế. Trong đó có hai sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành đó là Tây Thi và Trịnh Đán (Sau này được gọi là Đông Thi).

Khi này, Tây Thi và Phạm Lãi đã là vợ chồng trên danh nghĩa. Tuy là chưa động phòng hoa chúc nhưng họ đã có lời thề hẹn kết phu thê. Vì thế, khi nghe Văn Chủng nói muốn hiến Tây Thi cho Phù Sai, vì chỉ có nàng mới đủ làm vị vua kia rung động, lơ là chính sự thì Phạm Lãi bực tức lắm, nhất định không chịu. Tây Thi thật sự rất yêu Phạm Lãi, hai người có tình cảm sâu đậm tưởng như không có gì chia lìa. Vì thế, hiến vợ mình cho người khác là điều không thể đối với vị tướng quân nổi tiếng anh hùng này.

Phù Sai thua trận nhưng không quên nhắn nhủ với Phạm Lãi, hãy chăm sóc Tây Thi.
(ảnh minh họa, nguồn internet)

Nhưng vì nước, Tây Thi chấp nhận làm gián điệp để khiến Phù Sai phải si mê mình. Ban đầu, nghe lời Câu Tiễn và Phạm Lãi, Tây thì dùng mọi cách để khiến Phù Sai yêu mình, lơ là chính sự. Nhưng, sau này, vì Phạm Lãi nhiều lần bức ép Tây Thi làm việc xấu, hại người, lại còn gây ra chuyện lỗi lầm khiến nàng thất vọng, cùng với tình cảm chân thành của Phù Sai nên Tây Thi đã si mê ông thật. Lòng tốt của Phù Sai đã chinh phục được trái tim người đẹp và chiếm lĩnh được nàng.

Nhưng, vì tấm lòng nhân hậu nên Tây Thi vẫn xin Phù Sai thả Phạm Lãi và Câu Tiễn về nước mà không hay, họ đang nung nấu ý định trả thù, đã âm mưu rèn binh luyện khí mà Phù Sai không hề hay biết. Chính Tây Thi cũng bị Câu Tiễn lừa.

Phù Sai thua trận nhưng không quên nhắn nhủ với Phạm Lãi, hãy chăm sóc Tây Thi. Tây Thì vì thất vọng trước âm mưu của Phạm Lãi và câu Tiễn, cũng bị Câu Tiễn có ý định chiếm đoạt nên đã quyên sinh để trọn vẹn nghĩa tình với người đàn ông mà nàng yêu. Đây là một kết thúc bi thảm nhưng chính minh được tấm lòng chân thành của Tây Thi dành cho Phù Sai.

Cũng có tài liệu cho rằng, Tây Thi đã bỏ đi cùng Phạm Lãi, rời xa cung cấm nhưng lòng vẫn đau đáu không nguôi.

Vương Chiêu Quân - Mỹ nhân lạc nhạn (chim nhạn sa)

Vương Chiêu Quân được coi là "á hậu" trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc xưa, vẻ đẹp chỉ xếp sau Tây Thi. Nàng là một trong hai đại mỹ nhân của triều Hán. Cùng với nàng Triệu Phi Yến, Chiêu Quân đi vào lịch sử như một người đẹp có nhiều cống hiến cho hòa bình giữa người Hán và người Hung Nô.

Vương Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là Lạc Nhạn, tức là vẻ đẹp khiến chim Nhạn khi thấy nàng phải thẹn thùng mà sa xuống. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương.  Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "Lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" (chim sa cá lặn) do đó mà có.

Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ.

Vì số phi tần trong hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông, nên hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ Mao Diên Thọ phải vẽ hình các cung phi để hoàng đế chọn. Vì Chiêu Quân không có quà cho Mao Diên Thọ nên đã bị ông vẽ xấu, thêm một nốt ruồi vào khiến hoàng đế không ngó ngàng.

Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng,  đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. (ảnh minh họa, nguồn internet)

Năm 33 trước công nguyên, vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà cử người sang Hán xin làm thông gia. Đồng thời tỏ ý muốn kết hôn với công chúa nhà Hán để tăng tình hòa hiếu hai nước giống như Tần Tấn năm xưa. Nhà Hán cũng sợ bị Hung Nô đánh nên chấp thuận ban hôn, tức là gả công chúa.

Không có công chúa nào đồng ý xuất cung đến nơi thảo mạc nên Hán Nguyên đế dùng kế nhận một cung nữ làm con gái rồi phong cho chức công chúa để gả cho Hô Hàn Tà. Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa. Các cung nữ đều ngần ngại sang Hung Nô.

Chỉ có Chiêu Quân chán cảnh thâm cung lạnh lẽo nên tình nguyện lấy Hô Hàn Tà. Đến ngày ban hôn, Hán Nguyên đế thấy Chiêu Quân thật quá xinh đẹp thì lấy làm tiếc nhưng hối không kịp. Đem so ảnh thì thấy họ Mao vẽ không giống người thật nên xử tội cho đỡ bực.

Trong 2 năm làm vợ của Hô Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh cho vua Hung Nô hai đứa con. Hô Hàn Tà qua đời theo lệ của Hung Nô thì vua mới lên ngôi nạp luôn thiếp của cha và Chiêu Quân lại làm vợ của Phục Chu Luy Nhược Đề. Sự hy sinh của Chiêu Quân giúp nhà Hán được yên ổn ở phía Bắc, khỏi bị Hung Nô đánh trong 60 năm.

Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái.

Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng,  đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Cũng có giả thuyết khác là Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.

Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.

Eva tám là nơi chị em tâm sự, chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề khúc mắc về hôn nhân, gia đình, cuộc sống, những kinh nghiệm kinh doanh, làm giàu.

Hãy gửi tâm sự về địa chỉ chiase@khampha.vn để nhận được những góp ý cũng như những ‘cao kiến’ chân thành của chị em.

Bài viết của các bạn sẽ được chọn đăng tải trên chuyên mục nếu phù hợp quy chuẩn nội dung và sẽ được bảo mật thông tin cá nhân.