Dưới đây chính là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Sang tới tuần thứ 7, chiều dài của thai nhi vào khoảng 10 mm. Các đặc điểm trên khuôn mặt của thai nhi sẽ trở nên chi tiết hơn trong tuần này với sự phát triển của mắt, miệng, lỗ mũi và tai. Bộ não của thai nhi cũng phát triển rất nhanh trong giai đoạn này, đây chính là lý do tại sao phần đầu của thai nhi lại lớn hơn các bộ phận còn lại một cách đáng kể trong giai đoạn này.
Thực quản của thai nhai bắt đầu hình thành trong giai đoạn này, bên cạnh đó hai lá phổi cũng bắt đầu hình thành ở 2 bên của ống thực quản. Trái tim phát triển ngày càng phức tạp với sự hình thành của các van và tâm thất.
Kích thước của thai nhi trong khoảng tuần thứ 7 và thứ 8 bằng khoảng một quả chanh nhỏ. (Ảnh minh họa)
Các chồi chân tay đã bắt đầu ‘nhú’ từ tuần trước, do vậy trong tuần này cũng trở nên dài hơn. Khi các chồi chân tay dài ra, điểm cuối của các chi này cũng trở nên phẳng hơn, tạo sự khởi đầu cho quá trình phát triển của hai bàn tay. Trong tuần này, các dây thần kinh cũng bắt đầu hình thành ở các chi trên.
Trong tuần thứ 7 này, dây rốn đã được hình thành và đi vào hoạt động, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết lấy từ cơ thể mẹ. Ngoài ra, dây rốn cũng là nơi bài tiết chất thải của thai nhi. Túi ối đã gần hoàn thiện và thai nhi sẽ ở trong một túi ối và được bảo vệ trong suốt thai kỳ. Kích thước của thai nhi trong khoảng tuần thứ 7 và thứ 8 bằng khoảng một quả chanh nhỏ.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Tại cổ tử cung của mẹ, một lớp nhầy đang dần được hình thành nhằm ‘niêm phong’ tử cung để bảo vệ em bé khỏi nhiễm trùng từ thế giới bên ngoài.
Trong tuần này, mẹ sẽ bắt đầu thấy khẩu vị ăn uống của mình bị đảo lộn. Những món ăn ngon khoái khẩu của mẹ trước đây giờ lại có thể khiến mẹ khó chịu hay buồn nôn khi chỉ mới ngửi thấy mùi. Ngoài ra, 8 triệu chứng mang thai phổ biến nhất trong tuần này bao gồm: đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau tức ngực, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt, táo bót, ợ nóng và them ăn. Để giảm những triệu chứng trên, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất trong tuần này bao gồm: đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau tức ngực, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt, táo bót, ợ nóng và thèm ăn. (Ảnh minh họa)
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Vào tuần này, bụng của mẹ cũng chưa có nhiều thay đổi, do vậy nếu chỉ nhìn bề ngoài thì mọi người sẽ không nghĩ rằng mẹ đang mang bầu. Mẹ cũng nên cực kỳ cẩn thận trong giai đoạn này của thai kỳ, bởi theo số liệu thống kê cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người có khả năng cao bị sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Ở những tuần thai đầu này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Nguyên nhân là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến mẹ phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý chọn tư thể ngủ thoải mái và tránh uống nhiều nước trước giờ đi ngủ nhé!
Đăng nhận xét