Dịp nghỉ lễ 30/4, mùng 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên nhu cầu về quê, đi du lịch của các gia đình rất lớn và cả bà bầu cũng vậy. Tuy nhiên, vì đang mang trong mình sinh linh bé bỏng nên chị em cần lưu ý đến việc đi lại, chuẩn bị sẵn sàng từ trước để có chuyến đi vui vẻ, đảm bảo sức khỏe.
Trước khi đi
Theo bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ), trước khi về quê hay đi du lịch, có một số việc mẹ bầu cần làm:
- Khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch cho chuyến đi.
- Trong 3 tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ xảy ra hiện tượng động thai, sảy thai,… nên các mẹ không nên đi quãng đường tàu xe xa. Thêm vào đó, yếu tố nghén, buồn ngủ, mệt mỏi cũng ảnh hướng tới việc đi lại.
- Trong chuyến đi xa, mẹ bầu cần chú ý tới chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
- Đem theo các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sẵn, vitamin dùng cho thai nhi,…
- Chọn phương tiện phù hợp khi đi du lịch phù hợp tùy theo tuổi thai. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và nơi cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Trước khi đi, mẹ bầu cần khám sức khỏe và tham khảo lời khuyên của bác sĩ (ảnh minh họa)
Lưu ý khi đi lại bằng máy bay
Theo bác sĩ CK1 Hồ Thị Hoa, nguyên Trưởng khoa Phụ sản - BV Đa Khoa tỉnh Quảng Trị, phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên đi lại bằng máy bay. “3 tháng đầu của thai kỳ, do bánh nhau chưa thành lập nên thai rất dễ xảy ra hiện tượng động thai và sảy thai nên các chị em không nên di chuyển bằng máy bay. Ngoài ra, khi đi máy bay, các triệu chứng nôn, nghén trong khi mang thai sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.”
Bác sĩ cho biết thêm, đối với bà bầu mang thai 3 tháng cuối cũng cần tránh bay đề phòng chuyển dạ sớm. Bởi, do áp suất thay đổi theo độ cao khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể thai phụ thay đổi, dòng máu nuôi dưỡng thai nhi chảy không đều, gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Ngoài ra, việc ngồi trên máy bay trong môi trường áp suất thay đổi sẽ gây ứ đọng máu ở phần dưới cơ thể.
“Nếu mẹ bầu buộc phải di duyển bằng máy bay thì cần kiểm tra sức khỏe của chính mình và thai nhi trước khi xuất hành. Ngoài ra, có nhiều hãng hàng không yêu cầu cần phải có giấy xác nhận của bác sĩ về số tuần thai và đủ sức khỏe hay không để thực hiện chuyến bay. Đặc biệt, phụ nữ mang thai trên 36 tuần tuyệt đối không được đi máy bay”, bác sĩ khuyến cáo.
Ngoài ra, những thai phụ có thể hoặc buộc phải sử dụng máy bay cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần đặt vé có chỗ ngồi phía giữa khoang gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động khi phi cơ rơi vào vùng nhiễu áp suất. Đồng thời, lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đi lại hoặc tới phòng vệ sinh.
- Thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để mẹ và thai nhi được an toàn tuyệt đối.
- Khi bay chuyến dài, mẹ bầu nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/ lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.
- Mang thai trên 28 tuần không nên đi một quãng đường quá xa. Bởi, đi lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và xuất hiện những cực máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.
- Ngoài ra, sản phụ nên ăn uống đầy đủ khi lên máy bay, tránh ăn những thức ăn và đồ uống có ga. Trong suốt chuyến bay, mẹ bầu cần uống nhiều nước trái cây và sữa để không bị mất nước.
3 tháng đầu và 3 tháng cuối mẹ bầu nên hạn chế đi lại bằng máy bay. (ảnh minh họa)
Lưu ý khi đi lại bằng ô tô, tàu hỏa
Nếu mẹ chỉ đi đường ngắn và phương tiện đi lại là ô tô thì cần lưu ý:
- Khi ngồi xe ô tô, bạn phải chắc chắn rằng, bạn đã thắt dây an toàn.
- Giữ cho túi khí trong ô tô luôn được mở. Nó có tác dụng nhiều hơn bạn tưởng.
- Nếu bạn đi xe buýt, thì bạn phải đối mặt với việc xe dừng đỗ liên tục khi đến các điểm. Vì vậy, an toàn nhất là bạn nên ngồi ở chỗ nào đó không gần cửa ra vào, có tay vịn đằng trước và bên cạnh thì càng tốt.
- Tàu hỏa thường có những khoang buồng nhỏ và bạn có thể di chuyển trên đó nếu cảm thấy khó chịu trong người. Tuy nhiên, bạn phải bám vào thành vịn thật chắc chắn khi di chuyển. Cách ngồi trên tàu hỏa là bạn quay người lại đằng sau khi tàu chuyển động.
- Thời gian bạn di chuyển trên tàu, xe buýt, ô tô không nên quá lâu, ít hơn khoảng từ 5-6 giờ là hợp lý.
Đăng nhận xét