Sách hướng dẫn bôi dầu ăn lên mặt khiến chị em hoang mang

Mới đây, dòng trạng thái đánh giá về một cuốn sách làm đẹp nhận được sự quan tâm, chia sẻ của chị em phụ nữ. Theo đó, dòng trạng thái thuộc về facebooker có tên C.H. Được biết C.H không quen, không có tranh chấp và cũng không kinh doanh cùng ngành với hai tác giả cuốn sách. C.H cũng nói rằng cô "viết stt (dòng trạng thái) này không nhận xét cá nhân mà chỉ nhận xét 1 cuốn sách như bao độc giả khác". 

Được biết, C.H "có kinh nghiệm 15 năm làm trong ngành Cosmetology và đã từng tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng ở Mỹ cũng như Vietnam, C. nghĩ ít nhiều mình cũng có khả năng nhận xét về một cuốn sách chăm sóc da. Vì vậy mình mạn phép có chút ý kiến về những tip dưỡng da trong sách sau khi đọc 4 trang khách hàng gửi (mình chưa đọc hết sách vì không có bản đầy đủ). 

Theo C.H, trong sách đề cập đến một số vấn đề chính trong 4 trang mà cô đọc: 

- Dùng dầu ăn, đường dưỡng da: 

 sach huong dan boi dau an len mat khien chi em hoang mang - 1

Với một đất nước khi hậu nóng và độ ẩm cao như Việt Nam mà dùng dầu ăn dưỡng da khác nào đang tra tấn làn da khi da sẽ cực kì nhanh bắt bụi. Đó là chưa kể dầu olive là một trong những loại dầu nặng, có tính năng gây bí lỗ chân lông hàng đầu.

Dầu olive hoặc dầu ăn đều là loại dầu nặng, bí da và dễ bắt bụi nên khiến da dễ bị mụn và viêm nặng hơn. Bên nước ngoài khi lạnh da quá khô và gió lạnh làm tổn thương da , nên da sẽ cần dầu để tạo thành lớp màng bảo vệ khỏi gió lạnh làm khô da, nứt nẻ.

Nhưng mình thật sự không hiểu trên thế giới có mấy chục loại dầu nền carrier oil để làm rất tốt nhiệm vụ đó mà tại sao tác giả không đề cập đên, mà lại chọn dầu ăn (ghi rõ "bất kì dầu ăn nào") để dưỡng da.

Thường ở nước ngoài nếu không khí quá khô, gió quá lạnh họ dùng luôn butter (bơ) như shea butter (một loại bơ) để giữ ẩm và bảo vệ da. Họ ngồi xe hơi, ra khỏi xe là vào thẳng trong nhà, không khói, không bụi. Da thậm chí cả ngày về nếu không make up (trang điểm), rửa mặt, da vẫn còn sạch. Vì vậy nếu áp dụng hoàn toàn đúng.

Nhưng rõ ràng đem phương pháp trên về Việt Nam thì không ổn hoàn toàn, còn đem dầu ăn với lượng tạp chất không được kiểm định, độ tinh khiết ra sao mà đem bôi lên da để dưỡng hằng ngày thì thú thật là mình không biết phải nên nghĩ thế nào cho đúng. 

Trong hình tác giả ghi rất vắn tắt và rất dễ bị hiểu lầm khi viết câu "dưỡng ẩm cho da: dầu ăn, sữa, đường". Viết sách cần chi tiết, chính xác. Viết sách cho vấn đề dưỡng da, cho hàng triệu độc giả đọc và áp dụng càng nên càng chính xác và chi tiết hơn. 

Với những lời khuyên vắn tắt, chung chung và sai hoàn toàn (dù 3 thứ trên theo lí thuyết là có tính năng dưỡng ẩm) . 3 thứ kể trên da nào dùng được? Áp dụng cho trường hợp sản phẩm nào? Ví dụ đường chỉ nên dùng trong sản phẩm tẩy tế bào chết toàn thân vì tăng khả năng dưỡng ẩm cho da thì hoàn toàn tốt. Nhưng chỉ ghi "dưỡng ẩm: đường, dầu ăn, sữa" mà nếu người đọc hoàn toàn không có kiến thức, chăm chăm làm theo lời khuyên của sách đem đường, dầu ăn dưỡng da thì sẽ thành thế nào?

Tệ hơn, da mụn đem 3 thứ trên dưỡng thì sẽ ra sao? Đã có 2 bạn inbox mình hỏi ý kiến có nên dùng theo không vì bạn là sinh viên, không có tiền nhiều nên nghe dưỡng da 0 đồng tiết kiệm rất nhiều là muốn làm theo. 

- Rửa mặt hằng ngày bằng sữa chua và mật ong: 

 sach huong dan boi dau an len mat khien chi em hoang mang - 2

Sữa chua, mật ong ko phải là một thứ để rửa mặt hàng ngày. Nó không chứa bất kì surfactant nào nên khả năng làm sạch da hoàn toàn không có. Muốn da mặt sạch bụi bẩn, make up cần phải có 1 tác động (như surfactant) để cuốn theo lớp bụi bẩn đi.

Sữa chua và mật ong là hai chất khi kết hợp với nhau tạo nên một sản phẩm mặt nạ tuyệt hảo. Tuy nhiên, nếu dùng để rửa mặt thì có vô vàn sữa rửa mặt với thành phần cực dịu nhẹ nhưng lại làm rất tốt chức năng đúng nghĩa của nó là làm sạch do có chứa surfactant- là thành phần chính giúp "kéo" những bụi bẩn, lớp make up, kem chống nắng ra khỏi da.

Đề cao tính tự nhiên là tốt nhưng phải áp dụng đúng hoàn cảnh, đúng chức năng. Cứ giữ sữa chua và mật ong đúng chức năng tuyệt vời của nó là mặt nạ dưỡng do có chứa lactic acid và tính kháng khuẩn nhẹ trên da, giúp da mềm mại, tẩy tế bào nhẹ, làm sáng da. Đó mới là bản chất đúng cùa nó.

Cách ở trên có thể áp dụng nếu lỡ trong một ngày nào đó, bạn hết sạch sữa rửa mặt chưa kịp mua. Hoàn toàn tuyệt vời nếu bạn tẩy trang với dầu olive như sách đề cập nếu làm bằng phương pháp Oil Cleansing method (phương pháp làm sạch dầu) và làm sạch lại thêm nữa bằng sữa chua và mật ong. Nhưng nếu là để dùng hằng ngày và ở một đất nước với môi trường như Việt Nam, cách làm sạch da như trên quả thật không hiệu quả, lích kích, tốn kém. 

Có thể tác giả đã đem áp dụng 100% cách của các DIY chuộng đồ thiên nhiên ở nước ngoài để viết cuốn sách này, tuy nhiên điều quan trọng nhất là hai môi trường khác nhau: Ở nước ngoài lạnh, khô, môi trường trong lành. Họ có thể dùng phương rửa mặt như trên vì sẽ không ảnh hưởng lắm đến da do không quá bụi. Còn ở Việt Nam, dùng rửa sữa rửa mặt có chứa surfactant mà không tẩy trang da đã không sạch (mọi người lau mặt lại với toner bằng miếng bông sẽ thấy).

Vậy thử hỏi đem sữa chua trộn mật ong rửa hằng ngày sẽ thế nào (và nếu dùng dưỡng da kèm dầu ăn, đường nữa sẽ thành tế nào). Và tệ hơn, nếu một bạn da đang mụn, viêm hoặc da dầu rất nhiều mà áp dụng phương pháp nà, tình trạng mụn sẽ như thế nào?

- Vấn đề dùng bột ngô, bột sắn, dầu olive để kiềm dầu:

 sach huong dan boi dau an len mat khien chi em hoang mang - 3

Đọc đến đây, thật sự mình rất lo lắng nếu có ai đó áp dụng theo. Dầu olive để kiềm dầu thú thật lần đầu tiên mình nghe đến khi kiến thức căn bản mình được biết dầu Olive không thích hợp để dưỡng da mặt và nhất là da dầu, áp dụng cho nơi độ ẩm cao, bụi bẩn nhiều như Việt Nam nó còn là tai hoạ.

Đến những thành phần kế tiếp là bột ngô bột bắp. Với nguồn bột dùng cho thực phẩm ở chợ tại Việt Nam như thế này, bạn có biết được rõ nguồn gốc, độ tinh khiết, hạn sử dụng, thậm chí là người bán họ bảo quản như thế nào hay bạn mua phải bột chất lượng kém để đắp lên mặt thì sẽ như thế nào.

Bột ngô, bột bắp dùng trong ngành mỹ phẩm đều có, chúng mang nhãn Cosmetic Grade, có tiêu chuẩn nhất định. Tác giả muốn tiết kiệm cho khách bằng những từ "dưỡng da 0 đồng" nhưng quên rằng, những thứ trên bạn vẫn phải mua, đâu có gì là 0 đồng trong khi tại sao không mua bột đất sét như Kaolin, Bentonite, Green clay, Pink clay v..v...những thứ không hề đắt tiền nhưng làm đúng chức năng của một sản phẩm hút dầu, giúp kềm dầu, sạch bã nhờn cho da". 

C.H cảnh báo: "Đừng nên đánh đồng chữ 0 đồng là đồng nghĩa với tiết kiệm vì nếu bạn phạm sai lầm trong dưỡng da, cái giá bạn phải trả gấp trăm ngàn lần 0 đồng!"

C.H nói thêm: "Mình sẽ mua nguyên cuốn để đọc trọn vẹn đầy đủ hơn và mình tin rằng trong sách có những tip chăm sóc da rất tốt. Chỉ hi vọng các bạn có vấn đề về da, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cũng nên tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định vì bạn tác giả cũng có nói "mỗi làn da chúng ta đều rất khác nhau, người khác dùng tốt không có nghĩa rằng bạn dùng ổn". 

Nguồn: Facebook C.H