Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu dọn nhà đón Tết

Nên: Đọc nhãn mác

Nếu phát hiện bất kỳ từ nào như “độc hại”, “nguy hiểm” hay “dễ ăn mòn” trên nhãn mác các sản phẩm lau, tẩy rửa nào, đặc biệt là nước rửa bồn cầu, nhà tắm, mẹ  bầu nên tránh tuyệt đối. Thậm chí, trước thai kỳ, bạn vẫn dùng bình thường.

Trong khoảng thời gian này, cơ chế phòng vệ của cơ thể bà bầu yếu đi, chất độc dễ xâm hại vào mắt, mũi, họng và phổi. Những chất tẩy rửa nhẹ như nước lau kính có thể không gây hại đến bạn, nhưng chưa ai chắc chắn chúng hoàn toàn vô hại với em bé. Do đó, trước khi lựa chọn đồ dùng vệ sinh gia đình, mẹ bầu cần đọc kỹ các nhãn mác.

Nên: Tự chế sản phẩm tẩy rửa

Giải pháp an toàn cho mẹ bầu là tự chế các chất tẩy rửa, vệ sinh nhà cửa bằng nguyên liệu tự nhiên. Cách này còn có giá thành rẻ, vẫn hiệu quả như hóa chất độc hại.

Ví như trộn giấm với nước, đổ vào bình xịt để tẩy rửa các vết ố trên gạch men, bồn rửa, bồn tắm. Bột nở (baking soda) cũng rất hiệu trong việc tẩy rửa trong khu vực nhà tắm. Trước tiên, bạn xịt hỗn hợp nước giấm, để vài phút, rồi rắc bột nở lên, cuối cùng là làm sạch.

 luu y quan trong khi me bau don nha don tet - 1

Khi lau dọn nhà đón Tết, mẹ bầu chú ý đeo găng tay cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Nên: Mở cửa sổ

Dù dùng sản phẩm tẩy rửa nào, hãy đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông, cung cấp đầy đủ ô-xy, hạn chế nguồn độc hại xâm nhập. Hãy mở cửa sổ, bật quạt thông gió của phòng tắm, trong suốt quá trình làm vệ sinh và sau đó 15 phút.

Nên: Đeo găng tay

Khi bạn mang bầu, làn da trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Những sản phẩm hóa học không ảnh hưởng tới bạn trước đó, nhưng có thể khiến da mẩn ngứa, viêm nhiễm. Clo, thuốc tẩy, chất tẩy trắng... sẽ trở thành “kẻ thù” tiềm ẩn cho da. Vậy nên, mẹ bầu cần đeo găng tay nếu bắt buộc phải tiếp xúc với những chất kể trên để bảo vệ tay và cánh tay.

Nên: Hãy nhớ mình đang mang bầu

Tự cho mình đặc quyền hơn bình thường một chút khi mang bầu, để tránh những công việc nặng nhọc, độc hại trong gia đình. Bởi lẽ, sau khi sinh, bạn còn có nhiều nghĩ vụ, trách nhiệm nặng nhọc hơn như vậy rất nhiều. Chia sẻ với ông xã về tình trạng sức khỏe để được thông cảm và san sẻ công việc gia đình.

Hơn nữa, đặc biệt vào ba tháng thai kỳ đầu tiên, những mùi hóa chất tẩy rửa dễ khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Bạn cần hạn chế các tư thế quỳ hay với trong những ngày đó.

Không nên: Không lau rửa khu vực bị mốc

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có thể gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với mốc, tuy nhiên mốc lại sinh ra độc tố gây thai dị dạng ở động vật. Do vậy, những khu vực mốc ở nhà tắm, nhà bếp hay tầng hầm, hãy nhờ chồng làm giúp hoặc tốt nhất phải vệ sinh thường xuyên, tránh sinh mốc.

Không nên: Đi giày vào nhà

85% bụi bẩn trong nhà đều có nguồn gốc từ đế giày của các thành viên trong gia đình, kèm theo hàng nghìn loại vi khuẩn. Giải pháp rất đơn giản, hãy thiết lập thói quen để giày dép ở ngoài trước khi vào nhà. Không chỉ giúp nhà cửa sạch sẽ hơn, hạn chế nguồn ôi nhiễm, mẹ bầu còn tiết kiệm được thời gian vì không phải lau chùi thường xuyên.

Không nên: Bê vác, đi chuyển đồ đạc

Dù trước đó, bạn được mệnh danh là “lực sỹ” thì cũng không nên làm việc nặng, bê vác hay di chuyển đồ đạc trong quá trình mang thai. Bởi lẽ, khi đó, trọng tâm cơ thể thay đổi, khó lấy thăng bằng hơn, vòng 2 lớn bất thường, khiến nguy cơ bị té ngã là rất cao.

Hơn nữa, hormone trong cơ thể bà bầu khiến các khớp, dây chằng trở nên lỏng lẻo, yếu hơn.