Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc loạt bài viết về những “chiến sĩ áo trắng” trên mặt trận cứu người. Họ là những con người thầm lặng nhất, thậm chí còn bị kỳ thị bởi chính định kiến xã hội, chính đồng nghiệp và cả những người thân trong gia đình. Hay những bác sĩ đang ngày đêm tận tụy tìm ra những bài thuốc đông y “cứu cánh” cho những cặp vợ chồng hiếm muộn… Tất cả họ đều rất đáng tôn vinh. |
Đó là một sự thật đang diễn ra hàng ngày tại bệnh viện được cho là “đặc biệt” nhất Thủ đô. Theo đó, Bệnh viện 09 là nơi điều trị của các giang hồ cộm cán, nơi mà những người bị xã hội cho là “bần cùng” nhất đến để “nương thân”.
Tận mắt chứng kiến cảnh một người bệnh được gia đình đưa đến uống Methadone (thuốc điều trị cai nghiện), sau đó vì không muốn uống nam thanh niên này đã liên tục mạt sát bác sĩ, thậm chí sau đó còn chạy lặn ra sân bệnh viện ăn vạ, cuối cùng khi bố mẹ phải ra nịnh thì nam thanh niên này mới đứng dậy đi về.
Các bác sĩ tại khoa điều trị Methadone cho biết, những trường hợp như vậy xảy ra đều như “cơm bữa” ở bệnh viện này. Khác với những trường hợp của các “đại ca” nơi uống thuốc Methadone, tại khoa Nội của bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng cho biết, bản thân đã không ít lần bị người bệnh “ám sát”.
Theo bác sĩ Hưng, trong những ngày mới thành lập, rất nhiều thành phần bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, đó là những thiếu niên nghiện ngập được chuyển từ trường giáo dưỡng về, hay những anh hùng xăm trổ đã từng “hô mưa, gọi gió” ở ngoài xã hội.
Bác sĩ Hưng đang kể về những câu chuyện mình đã trải qua tại Bệnh viện 09.
“Đôi khi bác sĩ phải hành xử làm sao cho các bệnh nhân “đặc biệt” ở đây họ phải nể mình, phục mình và coi mình là “đại ca” của họ, có như vậy thì nói các bệnh nhân mới nghe”, bác sĩ Hưng nói.
“Tôi nhớ nhất sự việc xảy ra với chính bản thân mình, đó là một bệnh nhân đang ở độ tuổi vị thành niên, sau khi chuyển từ trường giáo dưỡng về điều trị cắt cơn cai nghiện. Do bệnh nhân thèm thuốc, muốn thoát ra ngoài nên cậu này đã chuẩn bị sẵn “vũ khí” bằng cách mài sắc cây đũa, sau đó dùng ghẻ cuốn vào làm chuôi, ngay khi tôi vừa bước vào phòng, nam thiếu niên này dùng “vũ khí” đâm tới tấp về phía mình”, bác sĩ Hưng kể lại.
Ngoài sự việc trên, một câu chuyện khác cũng khiến bác sĩ Hưng nhớ mãi, đó chính là “cú lừa” của bệnh nhân. “Hôm đó, là ngày tôi trực ở bệnh viện, nửa đêm trên phòng bệnh nhân bật nhạc ầm ĩ, nghĩ có việc chẳng lành xảy ra, tôi tức tốc chạy lên phòng bệnh, vừa mở cửa phòng ra đã bị bệnh nhân dùng chăn bông “tập kích” bằng cách chùm kín đầu. Mục đích cũng chỉ là muốn trốn ra ngoài vì lên cơn nghiện”, bác sĩ Hưng nói.
Trước hàng loạt các sự việc xảy ra trực tiếp với bản thân, thậm chí cũng đã từng bị phơi nhiễm HIV, nhưng khi phóng viên đặt câu hỏi: Vì sao, nơi làm việc nguy hiểm theo đúng nghĩa đen của nó mà bác sĩ không chuyển công tác? BS Hưng cười và trả lời ngắn gọn: “Đó là cái duyên, cái nợ của tôi với nghề và với bệnh viện này”.
Theo BS Hưng, ngay từ khi mới ra trường bản thân đã có không ít cơ hội được làm trong những bệnh viện tốt, thậm chí là ở thời điểm hiện tại cũng vậy, nhưng qua quá trình công tác, bác sĩ Hưng cho rằng, những bệnh nhân ở Bệnh viện 09 họ cần mình, các đồng nghiệp cũng cần mình nên khó lòng mà ra đi được.
“Muốn hay không mình cũng là một mặt của đời sống tinh thần ở bệnh viện, hơn nữa mình với nghề nó cũng là duyên phận, nên không phải nói đi là đi được”, bác sĩ Hưng suy tư.
Kết lại câu chuyện, bác sĩ Hưng nói: “Giống như một lời bài hát: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai”, và tôi chỉ có một ước muốn duy nhất đó là xã hội đừng kỳ thị những bác sĩ như chúng tôi và đừng kỳ thị những bệnh nhân nhiễm H”.
Đăng nhận xét