Cách sơ cứu khi trẻ bị rắn độc cắn

Trong đó, 2 trẻ em bị rắn lục cắn, còn 1 trẻ em bị rắn hổ đất cắn khi đi chơi gần nhà vào buổi tối đã đạp trúng rắn. Cả 3 trường hợp đều không được cha mẹ sơ cứu rắn cắn đúng cách.

 cach so cuu khi tre bi ran doc can - 1

Em N. bị vết rắn lục cắn ở chân đã kịp thời đưa đến bệnh viện để truyền huyết thanh kháng độc

Trường hợp gần nhất là vào 18h30 phút ngày 21/1, khi em L.C.N (13 tuổi, TP. Biên Hòa) đi chơi thì đạp trúng rắn lục và bị cắn vào chân phải. Người nhà em N. sau đó đã cột ga-rô chân bị cắn lại đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng Nai vào lúc 19h40 phút cùng ngày trong tình trạng chân sưng to.

Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn lục, tháo ga-rô và vệ sinh vết cắn sạch sẽ. Đến nay sức khỏe của em N. đã hồi phục tốt.

Để phòng ngừa trẻ em bị rắn độc cắn, BS Nghĩa đưa ra lời khuyên lưu ý phụ huynh:

- Không cần cột ga-rô trên vết rắn cắn ở tay hay chân. Vì cột ga-rô có tác dụng trong trường hợp trẻ em bị rắn cắn nhưng chính việc cột garo làm cho chân của trẻ sưng nhiều hơn và dễ gây nhiễm độc nặng cho trẻ khi ga-rô để lâu trên 30 phút.

- Không rạch da nơi bị rắn cắn, không đắp lá hay thuốc lên vết rắn cắn.

- Nên rữa sạch vết rắn cắn bằng nước sạch hay xà phòng.

- Nên trấn an trẻ, hạn chế trẻ cử động, nẹp bất động chân hoặc tay bị rắn cắn, để tay hoặc chân bị rắn cắn thấp hơn tim.

- Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được truyền huyết thanh kháng nọc rắn kịp thời.