Đức tuyên bố gửi thêm vũ khí mạnh nhất của mình đến Ukraine

Đức tuyên bố gửi thêm vũ khí mạnh nhất của mình đến Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad và Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren tại căn cứ không quân Sliac ở Slovakia, ngày 6/5/2022. Ảnh: Reuters

Việc cung cấp thêm vũ khí là một dấu hiệu khác cho thấy Berlin đang giúp Ukraine chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Các vũ khí hạng nặng sẽ được đưa ra khỏi kho của Bundeswehr và giao cho Ukraine ngay sau khi bảo trì xong trong những tuần tới, Lambrecht cùng Tổng thanh tra của bà, tướng Eberhard Zorn, nói với các phóng viên tại thị trấn Sliac của Slovakia.

Hà Lan cũng cam kết gửi cho Ukraine 5 hệ thống vũ khí như vậy.

"Chúng tôi phải đối đầu với cuộc tấn công của Nga, chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này", Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren nói trong cuộc họp báo chung với bà Lambrecht.

Kiev đã yêu cầu huấn luyện sử dụng 12 hệ thống pháo ngoài chiến trường, theo ông Ollongren.

Ông Zorn nói thêm rằng việc huấn luyện nhóm đầu tiên gồm khoảng 20 binh sĩ Ukraine sử dụng pháo Panzerhaubitze 2000 dự kiến sẽ bắt đầu vào tuần tới tại thị trấn Idar-Oberstein của Đức. Trước đó, những người lính này đã có kinh nghiệm vận hành các loại pháo do Liên Xô chế tạo.

Những lời kêu gọi cung cấp thêm vũ khí hạng nặng của Ukraine ngày càng gia tăng kể từ khi Moscow chuyển mục tiêu tấn công vào miền đông và miền nam của đất nước.

Ông Zorn cho biết Berlin cũng sẽ cung cấp một gói đạn ban đầu cho các hệ thống pháo do công ty quốc phòng Đức KMW chế tạo.

Panzerhaubitze 2000 là một trong những hệ thống pháo mạnh nhất trong kho vũ khí của Bundeswehr và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 40 km.

Tuần trước, Đức lần đầu đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev (xe tăng phòng không Gepard), sau khi nhiều nhà lãnh đạo cáo buộc Berlin do dự trong việc giao vũ khí hạng nặng cho Kiev.

Hầu hết vũ khí hạng nặng mà các nước NATO gửi đến Ukraine cho đến nay là vũ khí do Liên Xô chế tạo nằm trong kho của các nước thành viên NATO Đông Âu, nhưng Mỹ và một số đồng minh khác đã bắt đầu cung cấp cho Kiev các loại pháo phương Tây.

Adblock test (Why?)