Ngoại trưởng Nga tuyên bố phương án chống lại 'cuộc chiến hỗn hợp toàn diện' từ phương Tây

Ngoại trưởng Nga tuyên bố phương án chống lại 'cuộc chiến hỗn hợp toàn diện' từ phương Tây - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trước truyền thông trong cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Dushanbe, Tajikistan ngày 13 tháng 5 năm 2022. Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu vào ngày thứ 80 kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ngoại trưởng Lavrov đã chỉ ra hàng loạt các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt với Moscow. Ông nói: "Phương Tây đã tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp toàn diện với chúng tôi. Rất khó có thể đoán được tất cả điều này sẽ kéo dài bao lâu nhưng hậu quả của nó sẽ vô cùng rõ ràng".

"Chúng tôi đã làm mọi cách để tránh một cuộc đụng độ trực tiếp - nhưng bây giờ thách thức đã hiển hiện trước mắt, chúng tôi đương nhiên phải chấp nhận nó. Nga không lạ gì với các lệnh trừng phạt, dù là hình thức này hay hình thức khác".

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào những công ty, ngân hàng và giới tinh hoa chính trị hàng đầu của Nga nhằm ngăn chặn Moscow trong chiến dịch ở Ukraine. Kể từ khi được áp đặt, các biện pháp này đã làm gián đoạn thị trường năng lượng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. 

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Lavrov đã đưa ra chiến lược mà Moscow đang cố gắng thực hiện.

Ông gọi các biện pháp trừng phạt, trong đó bao gồm việc tịch thu gần một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga, như một bằng chứng cho thấy không ai an toàn trước các hành vi 'vô trách nhiệm' của phương Tây, cũng như nhấn mạnh rằng các nước cần giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Mỹ cùng đồng minh.

Ông nói: "Không chỉ Nga mà nhiều nước khác cũng đang giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, công nghệ và thị trường phương Tây".

Ông khẳng định những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga đã thất bại. Mối quan hệ của Nga với Trung Quốc trở nên tốt nhất từ trước đến nay và nước này đang phát triển quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền với Ấn Độ.

Vừa trở về sau chuyến đi đến Trung Đông, ông Lavrov cũng nêu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ của Nga với Ai Cập, Algeria và các quốc gia vùng Vịnh, cũng như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Nga đã bán gấp đôi lượng dầu thô cho Ấn Độ trong hai tháng kể từ sau chiến dịch ở Ukraine vào ngày 24/2, bằng với cả năm 2021. Dường như trong bối cảnh các quốc gia phương Tây cắt giảm mua dầu của Nga, những nhà nhập khẩu Ấn Độ đã nắm bắt cơ hội và mua nó với giá chiết khấu. 

Tuy nhiên, mặc dù Nga khẳng định Moscow có thể phát triển mạnh kể cả phải chịu các lệnh trừng phạt, thì trên thực tế nền kinh tế của nước này đang trên đà sụt giảm khoảng 8,8% đến 12,4%, theo một tài liệu của Bộ Kinh tế được Reuters kiểm chứng. Theo ước tính, phải đến năm 2026 nền kinh tế Nga mới có thể trở lại quy mô trước khi bắt đầu chiến dịch.

Bên cạnh đó, lạm phát tiêu dùng hàng năm của Nga đã tăng nhanh vào tháng 4/2022 lên 17,83%, mức cao nhất kể từ năm 2002.

Adblock test (Why?)