"Chúng ta cần phải ngăn chặn những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn mới chỉ xuất hiện một vài lần trong lịch sử quốc gia", Đô đốc Charles Richard, Bộ trưởng Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết hôm 4/5 trong một phiên điều trần tại Thượng viện.
Ông Richard nói: "Trong suốt hơn 30 năm qua, Mỹ cùng các đồng minh đã không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nào nghiêm trọng như chiến dịch của Nga vào Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin đã đưa quân vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, đồng thời sử dụng các mối đe dọa hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và NATO".
Ông Richard cũng từng nhiều lần cảnh báo về khả năng hạt nhân của Trung Quốc và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem xét lại việc tài trợ phát triển một loại tên lửa hành trình mang hạt nhân có thể phóng từ tàu ngầm. Ông nhắc lại yêu cầu đó vào hôm 4/5, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng Ukraine càng đề cao tính cấp thiết trong việc tăng cường khả năng răn đe hạt nhân.
Đô đốc nói: "Cuộc chiến ở Ukraine và năng lực hạt nhân của Trung Quốc là minh chứng rõ nét nhất thúc đẩy nhu cầu trong việc chuẩn bị và đảm bảo chống lại các mối đe dọa hạt nhân", Richard nói. Ông kết luận rằng cải thiện lực lượng hạt nhân là "nền tảng" trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công.
Trước đó, Tổng thống Biden đề xuất tăng 30 tỷ USD chi tiêu quốc phòng của Mỹ, nâng tổng số tiền lên 813 tỷ USD, bất chấp thực tế là Washington đã chi hơn cả 10 ngân sách quân sự lớn nhất thế giới cộng lại. Đề xuất bao gồm tăng 92% tài trợ cho Sáng kiến Răn đe Châu Âu, lên 6,9 tỷ USD.
Chỉ huy STRATCOM cho biết việc thiếu hụt ngân sách hoặc chậm triển khai có thể gây ra "hậu quả". Ông nói: "Sự chậm trễ của chương trình vũ khí khiến chúng tôi khó có thể giảm thiểu hoàn toàn rủi ro".
Đăng nhận xét