Gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine bất ngờ bị trì hoãn

Gói viện trợ trị giá 40 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine bất ngờ bị trì hoãn - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Rand Paul (R-Kentucky) phát biểu trong phiên điều trần của ủy ban vào tháng trước ở Washington. Ảnh: Getty

Hôm 12/5, Thượng nghị sĩ Rand Paul đã phản đối yêu cầu của các nhà lãnh đạo Thượng viện về việc phê duyệt "thỏa thuận nhất trí (unanimous consent)" với gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine. Được biết, đây là một điều khoản cho phép những dự luật được lưỡng đảng ủng hộ mạnh mẽ có thể triển khai nhanh chóng mà không cần đưa ra bàn luận. 

Theo cựu ứng cử viên tổng thống, ông sẽ chỉ đồng ý nếu dự luật bổ sung thêm một tổng thanh tra đặc biệt giám sát việc chi tiêu gói viện trợ khổng lồ. Tuy nhiên, yêu cầu bị Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer từ chối chấp nhận.

Schumer tuyên bố Washington có "nghĩa vụ đạo đức" phải giúp Ukraine trong cuộc chiến chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông nói thêm điều khoản giám sát của Paul đã bị các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa phản đối mạnh mẽ.

"Bây giờ chỉ có một điều kìm hãm chúng tôi, đó là Thượng nghị sĩ Rand Paul từ Kentucky đang ngăn cản việc chuyển viện trợ cho Ukraine", ông Schumer nói. "Ukraine rất cần khoản viện trợ này".

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell cũng đã thúc giục một cuộc bỏ phiếu ngay lập tức về dự luật, được thông qua áp đảo tại Hạ viện vào hôm 11/5. 

Ông Paul lưu ý rằng gói mới nhất sẽ nâng tổng số viện trợ của Mỹ cho Ukraine lên 60 tỷ USD kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022, gần bằng toàn bộ ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga.

Thượng nghị sĩ lập luận rằng Mỹ sẽ tài trợ cho nỗ lực chiến đấu của Ukraine bằng tiền đi vay, làm tăng thêm khoản nợ 30 nghìn tỷ USD của Mỹ và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lạm phát của nước này. Ông Paul nói: "Người Mỹ đang cảm thấy đau đớn và Quốc hội dường như có ý định làm tăng thêm nỗi đau đó bằng cách ném tiền ra khỏi cửa càng nhanh càng tốt".

Ông Paul cho biết Mỹ vẫn đang cố gắng phục hồi tài chính sau khi chi 1,6 nghìn tỷ USD cho các cuộc chiến tranh ở Trung Đông và 5 nghìn tỷ USD để tài trợ cho việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Ông kết luận: "Chúng ta không nên quên rằng Liên Xô sụp đổ chủ yếu không phải vì bị đánh bại về mặt quân sự, mà là vì hết tiền. Dù muốn cứu Ukraine nhưng liệu chúng ta có nên đặt Mỹ vào một tương lai như vậy hay không?"

Adblock test (Why?)