Nghiên cứu mới cho thấy 'Sông băng ngày tận thế' ở Nam Cực không đáng sợ như vậy

Nghiên cứu mới cho thấy 'Sông băng ngày tận thế' ở Nam Cực không đáng sợ như vậy - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới cho thấy 'Sông băng ngày tận thế' ở Nam Cực không đáng sợ như vậy (Ảnh: express.co.uk)

Nằm ở dải băng Tây Nam Cực, sông băng Thwaites rộng khoảng 74.000 dặm vuông, tương đương với bang Floria ở Mỹ. Khối băng khổng lồ được biết đến với đặc tính nhạy cảm trước sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cùng với sông băng đảo Pine - sông băng tan nhanh nhất ở Nam Cực - Thwaites được coi là một trong những dòng sông băng lớn nhất và không ổn định nhất thế giới.

Tình trạng đáng lo ngại của dòng sông băng này đã khiến nó có biệt danh là "Sông băng ngày tận thế".

Các nhà khoa học lo ngại rằng một ngày nào đó, Thwaites có thể sụp đổ xuống biển Amundsen, làm mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố bởi Đại học Michigan đã chỉ ra rằng những tảng băng lớn nhất thế giới có thể ổn định hơn những gì trước đây người ta vẫn nghĩ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, mô phỏng sự sụp đổ của "Sông băng ngày tận thế", cung cấp cái nhìn sâu sắc về tương lai của Nam Cực.

Dữ liệu vệ tinh do cơ quan vũ trụ Mỹ NASA thu thập cho thấy Thwaites đang mất đi một lượng băng đáng báo động vào Biển Amundsen. Điều này rất đáng lo ngại vì sông băng đang mất nhiều băng hơn là khối lượng nó có thể phục hồi.

Ted Scambos, một nhà khoa học cấp cao tại Đại học Colorado, cảnh báo vào năm 2020: "Những gì các vệ tinh đang cho chúng ta thấy là dòng sông băng đang tách ra ở các rìa. Cứ sau vài năm, một khu vực mới dường như lại bị sụp đổ, có vẻ như sông băng đang bị hút dần vào đại dương."

Mặc dù vậy, nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự bất ổn của sông băng có thể không nhất thiết dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nó.

Nghiên cứu mới cho thấy 'Sông băng ngày tận thế' ở Nam Cực không đáng sợ như vậy - Ảnh 2.

Băng ở hai cực của hành tinh đang tan chảy với tốc độ đáng lo ngại (Ảnh: express.co.uk)

Theo Jeremy Bassis, phó giáo sư khoa học và kỹ thuật khí hậu và không gian của Đại học Michigan, băng có xu hướng hoạt động giống như hỗn hợp bánh kếp trong thời gian dài.

Ông nói: "Khi băng lan rộng ra và mỏng nhanh hơn, điều này giúp nó có thể ổn định hơn. Nhưng nếu băng không thể mỏng đủ nhanh, đó là lúc nó nhanh chóng sụp đổ."

Phát hiện của nghiên cứu có tác động đến cái gọi là sự không ổn định của vách đá - một lý thuyết cho rằng băng có thể đột ngột tan rã nếu vách đá đạt đến một độ cao nhất định.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng những tảng băng trôi vỡ ra từ một sông băng - cái gọi là quá trình tạo ra tảng băng trôi - có thể thực sự ngăn sông băng sụp đổ thay vì đẩy nhanh quá trình này. Điều này có thể xảy ra nếu băng bị mắc kẹt trên các mỏm nhô dưới đáy đại dương, gây thêm áp lực lên sông băng và ổn định nó.

Tuy nhiên, ngay cả khi "Sông băng ngày tận thế" không sụp đổ nghiêm trọng thì nó vẫn sẽ góp phần làm cho nước biển dâng.

Giáo sư Bassis nói: "Không có nghi ngờ gì về việc mực nước biển đang tăng và nó sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Nhưng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này mang lại hy vọng rằng sẽ không có một sự sụp đổ hoàn toàn, rằng có những biện pháp có thể giảm thiểu và ổn định mọi thứ."

"Hy vọng rằng chúng ta vẫn có cơ hội để thay đổi mọi thứ bằng cách xử lý những vấn đề như phát thải năng lượng - mêtan và carbon dioxide (CO2)." 

Những chất thải từ hoạt động của con người - cụ thể là phát thải khí nhà kính như CO2 - là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Adblock test (Why?)