Nói tới đề tài trộm mộ, Trung Quốc hẳn là vùng đất béo bở nhất Châu Á giành cho những kẻ đạo mộ. Để trở nên giàu có, những kẻ trộm mộ tìm kiếm mục tiêu khắp mọi nơi. Các vụ trộm liên tục diễn ra từ thời cổ đại đến hiện đại, khiến cổ mộ bị phá hủy, cổ vật lưu lạc muôn nơi. Nhưng để nói tới mưu mô và sự kiên trì thì có lẽ tên trộm mộ thời nhà Nguyên dưới đây được xem là kiên trì nhất trong số những kẻ đạo mộ. Hắn không ngần ngại bỏ ra 20 năm để nghiên cứu và thực hiện kế hoạch, nhưng kết quả là gì?
Tên trộm mộ này tên là Giả Hồ (Jia Hu), và ngôi mộ mà hắn trộm được không hề tầm thường. Đó là lăng mộ của Phạm Tăng, mưu sĩ của Tây sở bá vương Hạng Vũ. Theo ghi chép, giữ vai trò là mưu sĩ cho Hạng Vũ, được Hạng Vũ tôn là Á phụ, nhưng về sau trúng kế ly gián của Lưu Bang mà hai người trở mặt. Phạm Tăng từ quan trở về quê ở thôn Cư Sào, hạt Hoài Dương, nay thuộc An Huy, Trung Quốc, trên đường trở về quê vì bệnh mà chết. Từ hàng nghìn năm nay, người ta luôn nghĩ rằng lăng mộ của Phạm Tăng là "Hán mộ thổ sơn" ở chân núi phía bắc của núi Vân Long ở Từ Châu. Rất nhiều kẻ trộm mộ cũng đã nhớ tới địa điểm này, và cho rằng dù Hạng Vụ trúng kế ly gián của Lưu Bang cho Phạm Tăng trở về quê, nhưng Hạng Vũ sẽ không bao giờ để ông hạ thổ đơn giản như vậy.
Nghĩ lại thì, lăng mộ của Phạm Tăng có vô số đồ tùy táng. Giả Hồ tin chắc rằng mộ của Phạm Tăng đã được tìm thấy nên hắn tới đây. Để không thu hút sự chú ý của người khác, hắn đã xây một ngôi nhà bên cạnh mộ cổ. Xem chừng Giả Hồ đã đặt quyết tâm không tìm thấy thì không nghỉ ngơi, hắn bắt đầu công cuộc đào mộ sau khi xây xong nhà.
Tuy nhiên, làm thế nào để đào mộ? Đầu tiên Giả Hồ đào một đường hầm dẫn đến ngôi mộ cổ từ trong nhà. Bởi việc đào từ bên ngoài là quá lộ liễu và hắn không muốn thu hút những kẻ trộm mộ khác. Không ngờ, sau khi đường hầm trong nhà thông với mộ cổ, Giả Hồ đã thật sự nhìn thấy bảo vật trong mộ khi đi vào bên trong. Tuy nhiên, kết cục này xảy ra vào 20 năm sau. Nói cách khác, để trộm được bảo vật, Giả Hồ đã kiên trì 20 năm, cho thấy hắn là một tên trộm mộ có độ kiên trì đáng gờm.
Khi tìm được những đồ tùy táng trong mộ, Giả Hồ nhanh chóng lấy đi những cổ vật văn hóa có giá trị rồi đem bán lại những di vật văn hóa này ra thị trường. Giả Hồ lúc này vô cùng vui mừng vì chợt giàu lên trong một sớm một chiều. Nhưng điều hắn không ngờ tới là do các cổ vật văn hóa được đưa ra ngoài thị trường, lưu lạc từ người này qua người khác, khiến quan phủ chú ý, rất nhanh sau đó truy tìm ra nguồn gốc và tới bắt giữ hắn. Mặc dù có một lòng kiên trì đáng nể phục, nhưng bản thân lại không đi theo con đường chính đạo, rốt cuộc Giả Hồ đã để lãng phí 20 năm chăm chỉ đao kiếm.
Tuy nhiên, do lăng mộ của Phạm Tăng được giới khảo cổ đánh giá cao nên ngôi mộ do Giả Hồ đào trộm đã được chính thức khai quật vào những năm 1960 và 1970. Nhưng dựa trên cấu trúc điển hình của các ngôi mộ thời Hán, các nhà khảo cổ cho rằng đây không phải là hán mộ thổ sơn. Nói cách khác, lăng mộ của Phạm Tăng được lưu truyền hàng nghìn năm này là giả, tuy nhiên dựa trên những cổ vật văn hóa bị đánh cắp trong lăng mộ, chủ nhân của ngôi mộ này chắc chắn không hề đơn giản. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học vẫn chưa đưa ra kết luận đó là lăng mộ của ai.
Sau một thời gian tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ học tìm được 3 ngôi mộ trong quần thể lăng mộ cổ này. Ngoài ra họ còn tìm thấy các mảnh quần áo kết bằng bạc hoặc bằng đồng. Những hiện vật này dường như có vẻ sẽ hé lộ cho các nhà khảo cổ một chút bí ẩn, nhưng vẫn chưa đủ để xác nhận ai là chủ nhân của ngôi mộ.
Đăng nhận xét