Chính phủ cho giảm phí trước bạ 50%
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn sau dịch Covid-19, trong đó có giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô trong nước đến hết năm 2020.
Ngoài việc giảm phí trước bạ 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng trong năm 2020, Chính phủ còn cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm ngày 31/12/2020.
Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.
Cho miễn thuế nhập linh kiện ô tô
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định trên bổ sung Điều 7b về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024.
Cụ thể, quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.
Nhập xe Trung Quốc, bán ế suốt 10 năm
Từ tháng 6/2020, ô tô con nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc bắt đầu quay trở lại, chinh phục khách hàng Việt, sau một thời gian vắng bóng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc về đạt 1.143 chiếc các loại, đứng sau Thái Lan và Indonesia.
Mặc dù có thiết kế khá đẹp mắt, nhờ sao chép từ những mẫu xe của châu Âu, kết hợp với nhiều trang bị hiện đại, nhưng việc thuyết phục khách hàng Việt Nam tin tưởng vào ô tô “Made in China” vẫn chưa đem lại kết quả mong muốn.
Cấm dùng vốn ODA để mua sắm ô tô
Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, Chính phủ nhấn mạnh không dùng vốn vay ODA để nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, mua sắm ô tô (trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định), vật tư, thiết bị dự phòng…
Vin cớ giảm phí trước bạ để cắt khuyến mãi, tăng giá xe
Đúng như dự đoán của giới kinh doanh ô tô, thị trường ô tô bắt đầu có dấu hiệu biến động sau khi có thông tin phí trước bạ xe trong nước được giảm 50%. Một vài đại lý tại Hà Nội đã có động thái cắt giảm khuyến mãi, điều chỉnh giá một số mẫu xe.
Một số mẫu xe chủ lực của đại lý như Vios, Fortuner, Corolla Altis… đã cắt giảm mức ưu đãi đáng kể so với đầu tháng. Không riêng gì đại lý Toyota, các đại lý Hyundai thời điểm này cũng rộ thông tin sẽ giảm mức ưu đãi 5-10 triệu đồng ở nhiều dòng xe. Honda City cũng được đại lý hạ mức giảm từ 40 triệu đồng xuống ưu đãi chỉ còn 30 triệu đồng.
Cẩn thận bị khách Việt "quay lưng"
Việc một số hãng, đại lý xe hơi ngừng các chương trình khuyến mãi cho người mua xe, thậm chí tăng giá bán khi phí trước bạ giảm 50% có thể khiến người tiêu dùng "quay lưng" với xe nội.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc giảm khuyến mãi thậm chí tăng giá đối với bất kỳ mặt hàng không thiết yếu lúc này là bất lợi cho các hãng sản xuất.
Anh Nguyễn Văn Phú, Nam Từ Liêm, Hà Nội đang tìm mua xe 7 chỗ, với việc phí trước bạ giảm 50%, có thể anh sẽ cân nhắc mua xe lắp ráp trong nước bởi điều đó đem lại khoản tiết kiệm hơn 67 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu các hãng xe trong nước tăng giá, sử dụng các chiêu trò, anh này sẵn sàng bỏ tiền mua xe nhập ngay.
Ngược đời, mua xe mà chưa muốn nhận
Chưa bao giờ các đại lý xe gặp cảnh "ngược đời" khách đặt cọc xe nhưng chưa muốn lấy ngay. Khi đại lý đề cập chuyện giao xe sớm và ký hợp đồng sớm, khách hàng đều không chịu.
Trước kia, người mua xe thường phải đặt thêm tiền cho đại lý để được nhận xe sớm. Tuy nhiên, hai tuần qua, xu thế đã ngược lại hoàn toàn: Người mua chấp nhận đặt cọc xe, nhưng không muốn ký làm hợp đồng giao xe ngay.
Rất nhiều người mua xe mong muốn nhận xe sau 1 đến 2 tháng nữa, nhằm chọn thời gian vàng để được giảm phí trước bạ.
Nguyên nhân được cho là xuất phát từ việc giảm 50% phí trước bạ đối với xe hơi lắp ráp trong nước và chính sách này đang chờ các cấp có liên quan phê duyệt.
Hàng loạt thuế phí giảm, xe nội phải giảm giá
Việc Chính phủ cho phép giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đồng thời yêu cầu sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt xe hơi đang là tín hiệu cực tốt để các hãng xe nội giảm chi phí và kích thích tiêu dùng.
Với việc giảm thuế, phí kể trên, Chính phủ đã tạo cơ hội rất lớn cho ngành sản xuất xe hơi trong nước, gián tiếp giúp các doanh nghiệp xe giảm chi phí, giảm giá để cạnh tranh. Điều duy nhất người tiêu dùng và xã hội chờ đợi chính là liệu việc giảm chi phí này có giúp các doanh nghiệp xe giảm giá nhanh hay không và giảm bao nhiêu để phù hợp với chính sách ưu đãi và từ đó mở rộng thị trường xe.
Bộ Tài chính không đồng ý giảm phí trước bạ ôtô, thuế xăng dầu
Đăng nhận xét