Cậu bé 15 tuổi tử vong do cháy bình nóng lạnh: Báo động đỏ cho các hộ gia đình!

2 năm trước, vào đêm ngày 29/11/2016, Tan Yao Bin, 15 tuổi được tìm thấy trong phòng tắm khi đã chết, cơ quan chức năng nhận định vụ việc đau lòng xảy ra là do sự cố rò rỉ điện trong nhà tắm mà cụ thể là từ chiếc bình nóng lạnh.

cau be 15 tuoi tu vong do chay binh nong lanh: bao dong do cho cac ho gia dinh! - 1

Chỉ vì 1 sai lầm trong lắp đặt bình nóng lạnh cậu bé 15 tuổi đã mãi mãi không thể tỉnh dậy.

Trước đó vào năm 2015, chị Zhang Aiyan, mẹ của Bin, cho lắp đặt một bình nước nóng mới sau khi căn hộ của họ được cải tạo. Nhân viên kỹ thuật được giao thực hiện đã nối đường điện của thiết bị nóng lạnh vào phích cắm ba chân rồi cắm vào một ổ loại thường.

Đấy chính là sai lầm đã giết chết cậu bé!

Trên thực tế, bình nước nóng cần được nối trực tiếp với một công tắc đặc biệt có khả năng hỗ trợ dòng điện cao hơn. Phích cắm ba chân và ổ cắm tường thông thường không thể làm được điều này nên xảy ra sự cố chập điện. Cùng thời điểm đó, hệ thống aptomat trong căn hộ bị lỗi, không tự động ngắt điện nên trong lúc sử dụng bình nước nóng khiến Bin bị điện giật tử vong.

cau be 15 tuoi tu vong do chay binh nong lanh: bao dong do cho cac ho gia dinh! - 2

Nhiều gia đình đang lắp đặt bình nóng lạnh với chiếc phích cắm 3 chân thế này.

Ba ngày sau khi Bin qua đời, gia đình cậu bé quyết định làm lại toàn bộ hệ thống điện trong căn hộ. Khi tới ngôi nhà này, người thợ phụ trách việc lắp đặt thiết bị điện cho biết, trong suốt quá trình làm việc của mình anh đã từng chứng kiến không ít các căn hộ khác cũng đang gặp tình trạng lắp đặt bình nước nóng bằng phích cắm ba chân như nhà Bin.

Trước những nguy cơ gây chết người, các chuyên gia về nhà ở đã đưa ra 1 số lưu ý khi lắp đặt bình nóng lạnh tránh gây tai nạn đáng tiếc như sau:

1. Tuyệt đối không sử dụng phích cắm ba chân nối với bình nóng lạnh

Phích cắm ba chân chỉ có thể chịu được dòng điện có cường độ khoảng 13A trong khi bình nước nóng đang hoạt động tiêu thụ dòng điện có cường độ lên đến 20A.

Để đảm bảo an toàn, không sử dụng phích cắm ba chân mà phải nối thiết bị nóng lạnh với công tắc hai cực có khả năng chịu dòng điện 20A.

2. Đảm bảo hệ thống aptomat hoạt động tốt

Cần kiểm tra định kỳ bộ phận ngắt điện tự động mỗi tháng. Điều này thực hiện đơn giản bằng cách nhấn nút kiểm tra của nó trên hộp điều khiển.

cau be 15 tuoi tu vong do chay binh nong lanh: bao dong do cho cac ho gia dinh! - 3

3. Hãy tìm thợ điện chuyên nghiệp có tay nghề

Hệ thống điện trong gia đình cần được lắp đặt bởi một người thợ có trình độ và kinh nghiệm. Quá trình thực hiện cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn điện để ngăn ngừa thương tích và tai nạn trong tương lai.

4. Luôn giữ thiết bị điện khô ráo, tránh xa nước và hơi ẩm

Nếu thiết bị điện bị rơi vào nước, đừng cố gắng lấy nó ra hay kiểm tra xem còn hoạt động không mà lập tức tìm bộ điều khiển để ngắt điện. Sau khi ngắt điện, có thể lấy nó ra khỏi nước hoặc tháo bỏ, sấy khô. Để chắc chắn bạn nên đem tới thợ điện kiểm tra xem có thể sử dụng được tiếp hay không.

5. “Lắng nghe” thiết bị của bạn

khi thiết bị điện liên tục bị ngắt mạch, làm nổ cầu chì, hoặc gây giật điện, phải để thợ điện kiểm tra càng sớm càng tốt. Nên sử dụng nắp an toàn cho các ổ điện nếu nhà trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.

Sai lầm lau TV khiến cháy nổ trong nhà
Màn hình tivi LCD rất dễ bắt bụi, bẩn và đòi hỏi phải làm sạch đúng cách.

Theo Lê Lê (Theo Theasianparent) (Khám phá)