Việc những đứa trẻ tuổi còn rất nhỏ, đôi mắt vốn được coi là “cửa sổ tâm hồn” của các em lại phải đeo thêm cặp kính dày cộm.
Khi cô bé Phi Phi 3 tuổi, mẹ của em đã thấy con có biểu hiện thị lực yếu nên đã đưa đến khám ở bệnh viện. Khi đo, các bác sĩ hết sức bất ngờ vì em cận tới 10 độ. Gia đình cô bé cũng hết sức lo lắng, tại sao Phi Phi tuổi còn nhỏ đã cận nặng tới vậy? Hóa ra cha của em cũng cận tới 13 độ vì vậy rất có thể em đã hưởng gen di truyền từ cha.
Sau 3 năm khi đã 6 tuổi, Phi Phi tới bệnh viện tái khám. Lúc này độ cận của em tiếp tục tăng lên, mắt phải cận 12 độ, mắt trái cận 11 độ. Bác sĩ chẩn đoán mắt em đã gặp vấn đề bệnh lý về võng mạc. Bác sĩ tại Bệnh viện mắt Đông Quan cũng cảnh báo độ cận của Phi Phi sẽ tiếp tuc tăng và có nguy cơ gây ra một loạt biến chứng, cần phải phẫu thuật để giảm tỷ lệ biến chứng.
Cha mẹ Phi Phi mau chóng đồng ý, cuối cùng sau ca phẫu thuật mắt thành công, Phi Phi có hy vọng tránh xa được những nguy cơ về mắt và dần khôi phục thị lực.
Tại sao trẻ em còn nhỏ tuổi đã cận thị nặng?
Một chuyên gia của Hiệp hội Y khoa Mắt trẻ em thuộc Hiệp hội y khoa Trung Quốc đã lý giải cho hiện tượng trẻ cận thị sớm: “Theo như nhiều trường hợp cận thị tôi đã điều trị, nguyên nhân có thể do di truyền nhưng cũng có thể do các thói quen sinh hoạt."
Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ có độ cận thị cao thì nguy cơ trẻ em bị cận thị nặng cũng có thể xảy ra. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
Sử dụng đồ điện tử liên tục
Ngày nay, trẻ em được tiếp xúc sớm với điện thoại, vi tính dù còn rất nhỏ. Những bức xạ từ các sản phẩm điện tử khi sử dụng quá lâu đã gây tổn hại tới mắt.
Bắt con học quá nhiều
Tỉ lệ cận thị ở trẻ em gia tăng cũng liên quan đến áp lực học tập của trẻ. Nhiều trẻ em đi học vào ban ngày, tối về nhà làm bài tập đến khuya khiến mắt hoạt đông không ngừng nghỉ.
Đặc biệt là trẻ từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
Phòng ngừa trẻ bị cận thị
Điều chỉnh ánh sáng thích hợp
Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Ánh sáng quá mạnh hoặc quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.
Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ
Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.
Kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần
Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.
Đăng nhận xét