Chuyên gia gợi ý các lễ vật đầy đủ cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm, theo nghĩa Hán Việt “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).

Tết Nguyên tiêu, ngoài tên gọi là lễ Thượng Nguyên, còn có nhiều tên khác như: Nguyên Tịch; Nguyên Dạ, Tết Trạng nguyên...

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Quang Minh, vào ngày này người Việt thường đi lễ chùa, lễ Phật cầu mong sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Chuyên gia cũng cho biết, Ngày Tết Nguyên Tiêu này, các gia đình thường sắm 2 lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn. Đàn Tràng lập ngoài sân. Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, tinh khiết. Các vật phẩm khác như: hương, hoa, vàng mã, đèn, nến, trầu, cau, rượu.

Cúng Rằm tháng Giêng chủ yếu là mâm cơm cúng gia tiên, thần linh, thổ địa gồm các món ăn như ngày Tết (Ảnh: Internet)

Theo Thượng tọa Thích Trường Xuân - trụ trì chùa Long Đẩu, cúng Rằm tháng Giêng chủ yếu là mâm cơm cúng gia tiên, thần linh, thổ địa. Ngoài ra sẽ có thêm thêm hoa, quả, nến. Nếu nhà có thờ Phật thì làm cơm chay, nếu nhà không thờ Phật thì làm cơm bình thường. Thượng tọa cũng cho biết thêm, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nên có cá mè hay thịt vịt.

Ngoài ra, Thượng tọa còn chia sẻ, số lượng đèn, nến, hoa thường cúng lẻ ít cúng chẵn vì lẻ thuộc về dương, chẵn thuộc âm. Dương thuộc màu sắc thường trắng sáng, thứ 2 khí là nóng, cao nên lấy số lẻ để dương lên. Âm về màu sắc bao giờ cũng là màu tối. Lễ cúng không ai muốn để âm nên đó là nguyên tắc.

Những kiêng kỵ trong mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng và giờ cúng tốt nhất
Chuyên gia Nguyễn Đức Hiển chỉ ra những kiêng kỵ trong mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng.
Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)