Bạn có biết rằng hầu như bạn đã hắt hơi sai cách và không những vậy bạn còn làm lây lan các mầm bệnh dẫn tới cảm lạnh và cúm cho bản thân và người khác?
Hắt xì hơi vào lòng bàn tay không sạch như bạn nghĩ
Khi thời tiết giao mùa hay những hôm trời trở lạnh thì mọi người thường dễ bị cảm lạnh và bị hắt xì thường xuyên hơn. Hắt xì hay hắt hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ mầm bệnh khỏi lớp lót mũi của bạn.
Khi hắt xì, chúng ta có thể đẩy vi khuẩn ra xa khỏi mũi lên tới 6m và chúng có thể sống trong không khí tới 45 phút. Những virut gây bệnh có thể lan rộng và xa, một người khi hắt xì có thể lây lan vi khuẩn ra khắp xung quanh nhanh như một cơn cháy rừng.
Khi hắt hơi vi khuẩn có thể bay ra xa tới 6 mét. (Ảnh minh họa)
Hắt xì thế nào để không lây truyền bệnh?
Lisa Ackerley – bác sĩ chuyên về vệ sinh cho biết có cách hắt xì để tránh phát tán các vi khuẩn đó là áp dụng biện pháp “hắt xì khuỷu tay”..
Bác sĩ giải thích: “Hắt xì hoặc ho vào khuỷu tay của bạn là cách tốt nhất để tránh truyền bệnh. Bởi nếu hắt xì vào bàn tay hay kể cả khi có giấy ăn thì các virut vẫn có thể đi qua giấy và truyền vào không khí.”
“Tuy nhiên nếu có giấy ăn thì vẫn cản bớt được một số vi khuẩn nhưng chúng cũng không phải một hàng rào hoàn hảo. Trong trường hợp bạn không thể rửa tay sau khi hắt xì hơi thì tốt nhất là hắt hơi vào khuỷu tay của bạn.”
Hắt hơi vào khuỷu tay là cách tốt nhất để tránh truyền bệnh. (Ảnh minh họa)
Việc rửa tay sau khi hắt hơi rất quan trọng vì nếu bạn không rửa tay thì các vi khuẩn sẽ chuyển từ tay sang các đồ vật xung quanh như điện thoại, bàn phím, cốc hay bất cứ thứ gì bạn chạm vào. Nói cách khác rửa sạch tay chính phương cách bảo vệ sức khỏe hữu hiệu mà ít tốn kém nhất.
Tiến sĩ Ackerley cũng nói thêm: “Điều tồi tệ nhất là khi người ta hắt hơi hoặc ho vào bàn tay, và sau đó bắt tay người khác hay chạm vào đồ vật. Khi đó virut thông qua những vật dụng ấy di chuyển đến người khác và gây bệnh.”
Ngoài ra một số người ở nơi đông người vì ngại nên cố gắng kìm nén cơn hắt hơi. Điều này hoàn toàn không tốt bởi nếu cố giữ vi khuẩn trong cơ thể thì chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nhiều hơn. Và sau đó khi bạn hắt hơi thì số lượng vi khuẩn phát tán ra không khí cũng nhiều hơn gấp bội.
Rửa tay sau khi hắt hơi rất quan trọng vì chúng tránh được việc lây bệnh. (Ảnh minh họa)
Nhưng nếu bạn đang bị cảm lạnh hay sốt mà không thể hắt hơi lên toàn bộ cánh tay của bạn. Hoặc vì hoàn cảnh bạn không thể rửa tay ngay sau khi hắt hơi thì bạn nên chuẩn bị sẵn nước rửa tay bỏ túi.
Bằng cách này các vi trùng trên tay bạn sẽ bị giết chết trước khi có cơ hội lây nhiễm cho người khác.
Khoảng 3 tuần trước, cô bé Katelyn Thornley bắt đầu hắt hơi rất nhiều và kể từ đó, cô bé hắt hơi liên lục, thậm chí lên đến 1200 lần mỗi ngày.
Theo Thảo Phương (Dịch từ Thesun) (Khám phá)
Đăng nhận xét