9 điều “nhức nhối” chẳng mẹ nào mong đợi sau sinh

Mệt mỏi liên tục

Nếu như trước kia bạn luôn có giấc ngủ xuyên đêm, thậm chí khi mang thai có thể mất ngủ thì bây giờ bạn thèm ngủ như chưa bao giờ được ngủ. Công việc bỉm sửa, chăm sóc con cái chiếm gần hết quỹ thời gian của bạn, cộng với việc bạn phải thức đêm cho con bú, thay tã bỉm cho con khiến bà mẹ luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi.

Trong trường hợp này, mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của người thân và chồng để cùng chăm sóc con, giặt đồ đạc và phụ giúp việc nhà để chị em có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Tâm trạng nhạy cảm

Sau khi sinh, các hormone thai kỳ có thể sẽ phải mất một thời gian mới có thể ổn định được trở lại và đây chính là nguyên nhân khiến tâm trạng mẹ thường thay đổi thất thường, hay cáu giận mà không thể giải thích được.

Chán nản với “chuyện ấy”

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi vì vậy họ không thể trở lại với “chuyện ấy” ngay được. Ngoài ra, những kích thích tố thai kỳ và cho con bú vẫn ở trong cơ thể mẹ, khiến chị em thường có ham muốn thấp.

Việc đẻ thường hay đẻ mổ đều có thể khiến mẹ bị đau đớn trong 4-6 tuần sau sinh. Vì vậy, sản phụ nên lưu ý chờ những vết thương hay lành hoàn toàn mới nghĩ đến chuyện ấy.

Bài liên quan: 

Những vết rạn da xấu xí

Rạn da khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng khi em bé ra đời, bụng nhỏ lại thì vết rạn da cũng biến mất nhưng thực tế không phải như vậy. Sau khi em bé ra đời, da bụng nhăn lại khiến những vết rạn da càng trở lên xấu xí hơn.

Mẹ có thể tham khảo những loại kem trị rạn da an toàn với bà bầu và mẹ nuôi con bú để sử dụng trong khi mang thai và sau sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên chấp những những vết rạn da có thể sẽ sống chung với bạn trong thời gian dài sau sinh.

Ngực đau nhức

Sự mất cân bằng nội tiết sau sinh và cho con bú khiến ngực chị em thường bị nhạy cảm, đau nhức, thậm chí có những người bị sốt vì ngực bị tắc sữa. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với tình trạng này. Các mẹ cũng nên học hỏi những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn khoa học để có nguồn sữa dồi dào cho con và không gặp các tác dụng phụ gây đau đớn trong thời gian cho con bú.

Thân hình quá khổ

Đừng nghĩ rằng sau sinh là mẹ có thể mặc lại được ngay những bộ đồ mà trước đó mình đã rất yêu thích. Và mẹ đừng sốc nếu mặc những bộ đồ đó thấy mình toàn những ngấn mỡ. Sau sinh, dù em bé đã đi ra khỏi cơ thể thì lượng mỡ và nước vẫn còn dư thừa, vì vậy cân nặng của mẹ vẫn còn thừa khá nhiều và phải mất một thời gian nữa cộng với chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ tập luyện mẹ mới có thể giảm cân được.

Rụng tóc

Nếu như tóc trong thời gian mang bầu thường có xu hướng dày, bóng, đẹp hơn thì sau sinh mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc ghê gớm. Nguyên nhân ra do các kích thích tố đã thay đổi khá nhiều sau sinh. Ngoài ra, việc mẹ căng thẳng, trầm cảm trong thời gian đầu nuôi con cũng dễ gây rụng tóc.

Són tiểu

Có thể nói vùng kín là cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất sau sinh nở vì vậy bộ phận này cũng cần nhiều thời gian để phục hồi và trong thời gian này mẹ sẽ dễ phải đối mặt với chứng són tiểu, đi tiểu không kiểm soát rất khó chịu. Tình trạng này sẽ dần được khắc phục và mẹ nên tìm đến những bài tập Kegel sẽ giúp các cơ vùng kín sớm săn chắc lại hơn.

Liên tục đói bụng

Trong thời gian cho con bú, hầu hết các mẹ đều than phiền rằng họ luôn có cảm giác thèm ăn dù rất muốn giảm cân. Trong trường hợp này, chị em nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, chọn những thực phẩm lành mạnh, nhiều chất và có lợi cho việc giản cân để vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và vẫn có thể giảm cân như mong muốn.