Theo Ejinsight, Ivanov chỉ lưu ý, khi mua hàng từ Trung Quốc, bạn phải cẩn trọng để tránh mua phải hàng giả.
Trung Quốc rõ ràng là nước giành được lợi nhiều nhất về kinh tế nhờ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Nước này đã mua được một lượng lớn dầu và khí đốt của Nga với giá chiết khấu cao mà lẽ ra Moscow sẽ bán cho châu Âu rồi sau đó lại bán lại khí đốt dư thừa cho Pháp và Đức với giá cao.
Trong tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu 7,15 triệu tấn dầu của Nga, tăng 7,6% so với cùng kỳ một năm trước đó. Hiện Nga đang trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của nước này. Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 48,45 triệu tấn dầu từ Nga, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng kim ngạch thương mại trong 7 tháng đầu năm giữa Nga và Trung Quốc là 97,7 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Dự kiến kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga trong năm nay sẽ vượt năm 2021, khi thương mại song phương đạt 146,87 tỷ USD - mức cao kỷ lục.
Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu dầu mỏ, khoáng sản và các sản phẩm nhựa đường của Nga, đồng thời tăng cường xuất khẩu thực phẩm, hàng tiêu dùng, các sản phẩm cơ khí và điện cũng như xe chạy bằng năng lượng mới tới Nga.
Cùng với Samsung của Hàn Quốc, Xiaomi là một trong những công ty dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Nga. Trong khi đó, Huawei và ZTE đang bán thiết bị viễn thông cho các công ty Nga.
Các công ty Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều từ việc hàng nghìn công ty phương Tây rút khỏi Nga hoặc gặp khó khăn khi muốn tiếp tục duy trì thị trường Nga vốn đang phương Tây trừng phạt.
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov vào đầu tháng 8, Vương Văn Đào, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết, hai bên cần tiếp tục củng cố thương mại, xuất nhập khẩu các mặt hàng quan trọng và khai thác các lĩnh vực tăng trưởng mới như kinh tế kỹ thuật số, phát triển xanh, thương mại số xuyên biên giới và thương mại dịch vụ.
Về mặt chính trị và ngoại giao, Trung Quốc ngày càng thân thiết với Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS vào đầu tháng 8, Zhang Hanhui, Đại sứ Trung Quốc tại Moscow, đã đổ lỗi cho Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine.
“Với tư cách là người khởi xướng và chủ mưu chính của cuộc khủng hoảng Ukraine, Washington vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện chưa từng có đối với Nga vừa tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. Mục tiêu cuối cùng của họ là làm kiệt quệ và đè bẹp Nga bằng một cuộc chiến kéo dài và các lệnh trừng phạt", ông Zhang nhấn mạnh.
Mặc dù là "đồng minh quan trọng" của Nga, tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn gần như đứng ngoài cuộc xung đột ở Ukraine bất chấp những đồn đoán về việc dường như Moscow đang muốn mua vũ khí, pháo và xe bọc thép của Trung Quốc để bù đắp cho những tổn thất của họ ở chiến trường Ukraine.
Theo Ejinsight, dường như các đối thủ đang chờ đợi Trung Quốc "can dự" vào cuộc chiến để trừng phạt họ. Tuy nhiên, đứng ngoài cuộc chiến và kiếm món hời lớn nhất từ xung đột Nga-Ukraine mới là đường lối chiến lược mà Bắc Kinh vẽ ra.
Đăng nhận xét