Cuối cùng, một chiếc máy bay tiêm kích bom đa nhiệm tàng hình F-35C mạ crôm tối màu có hoa văn kim cương (ký hiệu VX-9, BuNo 168842) đã xuất hiện khiến người ta liên tưởng tới "con rắn đuôi chuông" uốn lượn trên bầu trời.
Chiến đấu cơ tàng hình trên biển
F-35C là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 được triển khai từ tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ. Nó cũng là máy bay chiến đấu tàng hình tầm xa đầu tiên và duy nhất trên thế giới được thiết kế và chế tạo cho các hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân. Cấu hình vũ khí và nhiên liệu bên trong, khả năng tổng hợp cảm biến, khả năng tải trọng linh hoạt, vỏ bọc thiết kế được căn chỉnh từng chi tiết nhỏ nhất và quy trình sản xuất hiện đại đều góp phần vào hiệu suất tàng hình, hạn chế khả năng quan sát và tầm nhìn của hệ thống phòng không tinh vi nhất của kẻ thù. Điều này cho phép phi công tránh được sự phát hiện của kẻ thù và hoạt động trong môi trường chống tiếp cận và tranh chấp, cải thiện khả năng sát thương và khả năng sống sót.
Sở hữu bộ cảm biến tiên tiến và toàn diện nhất của bất kỳ máy bay chiến đấu nào trong lịch sử
F35-C sở hữu Radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) được coi là chuẩn mực và tiên tiến nhất hiện nay. Ngoài ưu điểm có thể quét khu vực rộng lớn mà không cần di dời Antena, nhỏ, nhẹ và khó hỏng hóc hơn, Radar AESA còn có thể phát sóng tín hiệu theo nhiều tần số khác nhau và khi tín hiệu dội về sẽ có nhiều thông tin của mục tiêu hơn từ đó xử lý tốt hơn và độ chính xác cao hơn. Do có thể phát ở nhiều tầng số, do đó các tín hiệu có thể đi xa hơn, phát hiện nhiều vật thể nhỏ hơn và đặc biệt sẽ có tín chống nhiễu và nghẽn điện tử cao hơn do đối phương khó biết phải chặn và gây nhiễu ở tầng số nào
Ngoài ra, F-35C còn sở hữu hệ thống khẩu độ phân tán (DAS), hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử (EOTS) và hệ thống hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm cho phép phi công nhìn thấy mọi thứ trong không gian chiến đấu với nhận thức tình huống chưa từng có.
Chiếc tiêm kích tàng hình có tầm hoạt động lớn và bền bỉ
F-35C mang được gần 20.000 lbs nhiên liệu bên trong và hỗ trợ phạm vi chiến đấu trong 670 hải lý, trong khi bán kính hỗ trợ của F-35B là 505 hải lý. F-35C cũng sẽ đem tới bước nhảy vọt về khả năng so với các chiến đấu cơ được triển khai từ tàu sân bay của Hải quân Mỹ hiện nay như F/A-18E/F Super Hornet của Boeing. Điều này cho phép các phi công F-35C bay xa hơn và ở trong không gian chiến đấu mong muốn lâu hơn trước khi cần tiếp nhiên liệu.
F-35C có sải cánh lớn nhất và hệ thống hạ cánh chắc chắn nhất trong tất cả các biến thể F-35
Phiên bản F-35C dành cho hải quân sẽ có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
F-35C có thể đạt tốc độ siêu âm
F-35C có thể đạt tốc độ 1,6 Mach (khoảng 1217 dặm / giờ) ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí bên trong. F-35C có thể mang được hơn 5.000 lbs vũ khí bên trong, hoặc hơn 18.000 lbs vũ khí kết hợp bên trong và bên ngoài. Điều này cho phép Hải quân hoạt động trong trạng thái tàng hình khi cần thiết, hoặc tăng khả năng sát thương bằng vũ khí bổ sung bên ngoài khi không gian cho phép.
Đăng nhận xét