Vũ khí sinh học
Năm 2016, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, James Clapper, bày tỏ lo ngại rằng công nghệ chỉnh sửa gen có thể trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu rơi vào tay kẻ xấu. Chỉnh sửa gen là quá trình sử dụng kỹ thuật CRISPR cho phép các nhà khoa học cắt đoạn ADN chứa nhân tố gây bệnh ra khỏi bản mạch di truyền rồi viết lại các thông tin di truyền của chúng dựa trên những nghiên cứu về tế bào gốc.
Khoa học chỉnh sửa gen đã lan rộng khắp thế giới hiện đại, dường như không tính đến những hậu quả bất lợi có thể xảy ra do sự xói mòn cấu trúc gen của sinh quyển. Kỹ thuật di truyền đã làm phát sinh khả năng tồn tại của các loại vũ khí sinh học được phát triển bí mật có thể quét sạch toàn bộ quốc gia hầu như chỉ trong một đêm.
Vũ khí thôi miên
Ai cũng biết rằng 'thông điệp quảng cáo' được sự dụng rộng rãi trong kinh doanh. Loại tiếp thị này thường sử dụng động cơ cơ bản của một người để tác động một cách tinh vi việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các nguyên tắc tương tự được sử dụng trong quảng cáo tiếp thị, kinh doanh đa cấp... cũng được sử dụng cho mục đích gián điệp hoặc thậm chí kiểm soát tâm trí.
Một tài liệu bí mật trước đó của CIA có tên "Khả năng hoạt động của nhận thức siêu phàm" trình bày chi tiết phương pháp luận được quy định về các nguyên tắc nhận thức tiềm thức để thuyết phục ai đó làm điều gì đó mà họ thường không làm.
Tàu bay tàng hình
Cuối những năm 1920, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu khám phá tiềm năng chiến thuật của hàng không mẫu hạm. Tàu bay zeppelin đã được chế tạo, USS Akron và USS Macon, cả hai đều có thủy thủ đoàn 60 người và có khả năng phóng và hạ cánh máy bay chiến đấu Sparrowhawk khi đang bay. Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất. Tuy nhiên, cả hai thiết bị đều bị rơi và phần còn lại của chúng hiện nằm dưới đáy đại dương.
Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều tin đồn về kế hoạch của DARPA nhằm làm sống lại chương này của lịch sử nước Mỹ và bắt đầu một nỗ lực khác nhằm phát triển tàu sân bay trên không với tên gọi Gremlins cho mục đích quân sự. Lần này, những tàu bay hay khí cầu khung cứng này sẽ mang theo máy bay không người lái thay vì máy bay chiến đấu có người lái, có thể lẻn vào lãnh thổ của đối phương mà không bị phát hiện.
Dự án Thor
Có khả năng vượt qua MOAB để trở thành vũ khí phi hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Hoa Kỳ, "Dự án Thor" là một công nghệ được phát triển vào những năm 1950 bởi Jerry Pournell có khả năng tiêu diệt kẻ thù bằng những thanh kim loại nặng được thả từ trên không xuống dưới đất.
Đây là vũ khí sử dụng ứng dụng công nghệ bom đạn động năng (KEP) để tạo ra một loại vũ khí như búa của thần sấm bay vòng quanh trái đất rồi bất thình lình giáng đòn xuống như sao băng.
Các nhà nghiên cứu vũ khí coi đó là một loại bom đạn động năng: siêu đặc, siêu nhanh, hoạt động đơn giản, không cần các hệ thống phức tạp, không cần hóa chất dễ bay hơi mà vẫn phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Khi có lệnh chiến đấu, vệ tinh sẽ phóng những thanh vonfram về trái đất. Chúng có thể đạt tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh ( khoảng 12.348 km/h). Ở tốc độ này, thanh vonfram với độ cứng của nó có thể xuyên qua hàng trăm mét đất đá, bê tông cốt thép để phá hủy bất kỳ mục tiêu ngầm nào.
Các nhà khoa học ước tính, động năng từ vụ va chạm của thanh vonfram ở tốc độ 12.348 km/h tương đương với vụ nổ của 11,5 tấn TNT. Vũ khí như vậy có thể phá hủy mọi mục tiêu trong vòng 15 phút từ khi nhận lệnh, ít hơn một nữa thời gian so với tên lửa đạn đạo liên lục địa. Dự án Thor hiệu quả hơn cả vũ khí hạt nhân, có thể đánh sâu xuống các căn cứ lòng đất và hiển nhiên là không tạo ra phóng xạ.
HAARP hay còn gọi là vũ khí thời tiết
Được thành lập năm 1993, HAARP là tên của "Chương trình nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần" có trụ sở chính tại Gakona, miền Đông bang Alaska. Chương trình này được liệt vào hàng “an ninh quốc gia” của Mỹ, hoàn toàn bí mật đối với giới khoa học trong và ngoài nước.
HAARP sử dụng các máy phát tín hiệu điện từ cao tần vào tầng điện ly sau đó ghi nhận những thay đổi do quá trình tác động này tạo ra. Tín hiệu sẽ được bắn vào tầng điện ly theo 3 cấp độ khác nhau: tần số cực thấp ULF, tần số cao HF và tần số siêu cao VHF.
Chính phủ Mỹ ban đầu tuyên bố, HAARP tham vọng tạo ra những thay đổi có thể kiểm soát được trong tầng điện ly của địa cầu thông qua “trạm phát sóng siêu mạnh”. Một khi hiểu rõ được những hoạt động tại tầng địa ly, các nhà vật lý có thể giảm nhẹ những tác hại khủng khiếp từ các cơn bão mặt trời đến trái đất. Tuy nhiên, có vẻ câu chuyện không thể đơn giản như vậy, theo nhiều thuyết âm mưu có lẽ HAARP hướng tới mục đích sâu xa hơn: kiểm soát được tầng điện ly, từ đó tạo ra một vũ khí hủy diệt thế hệ mới mang tên vũ khí thời tiết.
Hugo Chavez đã thu hút sự chú ý của quốc tế đến cơ sở HAARP ở Alaska khi ông cáo buộc không quân Hoa Kỳ sử dụng máy phát tần số cao này để gây ra trận động đất Haiti năm 2010. Tất cả các thuyết âm mưu đã sụp đổ khi có thông báo rằng tổ hợp nghiên cứu tầng điện ly này sẽ ngừng hoạt động vào năm 2014. Nhưng suy đoán lại tiếp tục khi HAARP được mở lại vào năm 2017 bởi Đại học Alaska Fairbanks (UAF).
UAF quyết định tiến hành thử nghiệm đầu tiên bằng một hiện tượng thời tiết do nhân tạo gây ra, cụ thể là tạo ra "Bắc Cực quang" trên Alaska, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đăng nhận xét