Với số phiếu áp đảo, LHQ thông qua nghị quyết chỉ trích Nga và kêu gọi rút quân khỏi Ukraine

Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu thông qua với số phiếu áp đảo một nghị quyết chỉ trích Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraine và kêu gọi rút quân ngay lập tức. 

5 quốc gia bỏ phiếu chống bao gồm Nga, Belarus, Triều Tiên, Eritrea và Syria.

Việt Nam là một trong số các nước bỏ phiếu trắng, cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Karrzakhstan, Mông Cổ, Pakistan… 

Với số phiếu áp đảo, LHQ thông qua nghị quyết chỉ trích Nga và kêu gọi rút quân khỏi Ukraine - Ảnh 1.

Cuộc bỏ phiếu nghị quyết về Ukraine tại LHQ.

Nghị quyết cho biết Liên Hợp Quốc “lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất  hành động gây hấn của Liên bang Nga đối với Ukraine". Nghị quyết yêu cầu "Liên bang Nga ngay lập tức ngừng sử dụng vũ lực chống lại Ukraine" và "ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện rút tất cả các lực lượng quân sự của mình".

Nghị quyết không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng là sự thể hiện quan điểm của các thành viên LHQ, nhằm gia tăng sức ép đối với Moscow và đồng minh Belarus.

Richard Gowan, đại diện Liên Hợp Quốc tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết: “Nghị quyết không ngăn cản được các lực lượng Nga trong bước tiến của họ, nhưng đó là một chiến thắng ngoại giao khá to lớn cho người Ukraine và Mỹ, cũng như tất cả những người đã đứng sau họ”. 

Đại diện thường trực Ukraine tại LHQ, Sergiy Kyslytsya, phát biểu trước khi bỏ phiếu rằng dự thảo nghị quyết là “một trong những cơ sở để xây dựng bức tường ngăn chặn sự xấu xa ở Ukraine và không để nó đi xa hơn."

Đại diện thường trực của Nga, Vasily Nebenzya, lặp lại tuyên bố của Moscow rằng các lực lượng của họ không nhắm vào các khu vực dân sự. Ông cho rằng bản chất sai lệch của cuộc bỏ phiếu là do sự ép buộc ngầm với các quốc gia thành viên từ các đồng minh của Ukraine.

Ông Nebenzya nói: “Chúng tôi biết về áp lực chưa từng có mà các đối tác phương Tây đang gây ra đối với một số lượng lớn các quốc gia thúc giục họ bỏ phiếu khi họ (phương Tây) thấy phù hợp. “Đây không phải là thứ mà thậm chí chúng ta có thể gọi là áp lực. Đó là những lời đe dọa công khai và hoài nghi ”.

Cuối tuần trước, hôm 26/2, Nga là người duy nhất bỏ phiếu chống lại một nghị quyết tương tự trong Hội đồng Bảo an bằng quyền phủ quyết của mình, nên nghị quyết đã không được duy trì. Vì vậy, các đồng minh của Ukraine đã chuyển vấn đề này lên Đại hội đồng.

Đây là lần đầu tiên sau 40 năm Hội đồng Bảo an đưa một cuộc khủng hoảng lên Đại hội đồng và mới là lần thứ 11 một phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được triệu tập kể từ năm 1950.

Phiên họp được triệu tập theo một nghị quyết “đoàn kết vì hòa bình”, trong đó các mối đe dọa toàn cầu được đưa lên Đại hội đồng “nếu Hội đồng Bảo an, vì thiếu sự nhất trí của các thành viên thường trực, không thực hiện trách nhiệm chính của mình là hành động theo yêu cầu để duy trì quốc tế hòa bình và an ninh”.

Adblock test (Why?)