Tiêm kích MiG-35 đáng sợ thế nào nếu Nga tung vào chiến trường Ukraine?

Là máy bay đa năng thế hệ 4++, tiêm kích MiG-35 có hệ thống điện tử hiện đại và hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm cả radar mảng pha điện tử chủ động Phazotron Zhuk-AE có thể phát hiện nhiều mục tiêu. 

Hệ thống radar này có khả năng chống lại các cuộc tấn công điện từ và giúp gia tăng phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 200km trên không và 60km dưới mặt đất xa hơn nhiều so với các loại radar do Nga sản xuất trước đây. Phazotron Zhuk-AE có thể hoạt động đồng thời ở chế độ không đối không và không đối đất, xác định được liệu mục tiêu đơn lẻ hay theo nhóm, truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin cho các máy bay khác.

Ngoài hệ thống radar tối tân, MiG-35 còn được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Klimov RD-33MK giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.560 km/h, phạm vi bay mà không cần tiếp nhiên liệu lên tới 3.500 km, bán kính chiến đấu 1.000 km. Với 9 mấu cứng, MiG-35 có thể mang theo nhiều loại tên lửa, rocket và bom, trong đó có tên lửa chống hạm với đầu dò radar chủ động, tên lửa chống radar và bom dẫn đường, pháo nòng 30mm.

MiG-35 còn được tích hợp hệ thống định vị quang học (OLS). OLS cùng với radar của máy bay sẽ tạo nên một tổ hợp "mắt thần" hoàn hảo để giúp tiêm kích có thể tác chiến hiệu quả trên chiến trường hiện đại khi cung cấp hình ảnh hồng ngoại của đối phương. Người Nga tin rằng, cảm biến OLS sẽ rất hữu ích trong việc chống lại các máy bay cùng loại như F-16 và Dassault Rafale.

Các tính năng của Tiêm kích MiG-35

Tiêm kích MiG-35: Siêu đẳng và đáng sợ như thế nào nếu tham chiến tại Ukraine? - Ảnh 1.

Tiêm kích Mig-35 phô diễn sức mạnh

Adblock test (Why?)