Nga không chấp nhận phương Tây làm trung gian trong đàm phán với Ukraine

“Chúng tôi sẵn sàng tạo cơ hội cho ngoại giao. Đó là lý do tại sao chúng tôi đồng ý với các cuộc đàm phán mà hiện đang được nối lại ở Istanbul” - Ngoại trưởng Lavrov cho biết trong một cuộc họp video hôm thứ Hai với các phương tiện truyền thông Serbia. Đàm phán dự kiến tiếp tục hôm nay 29/3.

Nga không chấp nhận phương Tây làm trung gian trong đàm phán với Ukraine - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik.

Ông Lavrov giải thích, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine, đã nỗ lực rất nhiều để đưa hai bên vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, không cần thiết phải đưa EU hoặc Mỹ - những nước ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột - vào tiến trình hòa bình, theo Bộ trưởng.

“Có rất nhiều ví dụ về những lần thành tựu ngoại giao bị các đồng nghiệp phương Tây làm tan vỡ. Họ không thể tin tưởng được nữa” - ôg Lavrov nhấn mạnh.

Ông nói thêm: “Tôi không muốn thấy bất kỳ hoạt động ngoại giao con thoi nào từ các đối tác phương Tây của chúng tôi, bởi vì họ đã thực hiện xong việc “hạ cánh”- vào tháng 2 năm 2014 ở Ukraine và vào tháng 2 năm 2015 ở Minsk. 

Tháng 2 năm 2014, EU đã trở thành người bảo đảm các thỏa thuận giữa tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych và những người biểu tình Maidan ở Kiev, ông Lavrov nhắc lại. “Đó là một đỉnh cao của ngoại giao. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, phe đối lập đã chỉ trích chính sách ngoại giao đó, và EU đã nuốt lời”.

Yanukovich cuối cùng đã bị phế truất sau các cuộc đụng độ bạo lực và chạy trốn khỏi đất nước, và chính quyền mới của Ukraine đã sớm gửi quân đội của họ đến các khu vực phía đông Donetsk và Lugansk, nơi phần lớn dân chúng từ chối công nhận cuộc đảo chính ở thủ đô.

Vào tháng 9/2014, các nước cộng hòa ly khai và Kiev đã đạt được thỏa thuận Minsk I tại thủ đô của Belarus. Thoả thuận được Ukraine, Nga, Đức và Pháp đàm phán theo Định dạng Normandy. Thỏa thuận kêu gọi hai bên ngừng giao tranh, tổ chức trao đổi tù nhân, cho phép cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng.

“Ngoại giao sau đó đã đạt đến tầm cao mới vào tháng 2 năm 2015, khi các thỏa thuận được ký kết ở Minsk chấm dứt chiến tranh ở miền đông Ukraine và mở ra con đường khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine bằng cách trao quy chế đặc biệt cho Donbass,” Bộ trưởng tiếp tục.

Thỏa thuận thứ hai, Minsk II, đưa ra một lệnh ngừng bắn khác và mở đường cho cải cách hành chính và chính trị ở Ukraine cũng như quyền tự trị và bầu cử địa phương ở các nước cộng hòa Donbass. Tuy nhiên, những người ủng hộ phương Tây của Kiev sau đó đã không thể thuyết phục chính phủ Ukraine thực hiện lời hứa của mình.

Ông Lavrov nói: “Liên minh châu Âu đã chứng tỏ rằng mình  không đủ sức với tư cách là một tổ chức có khả năng thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.

Nga đã đưa quân vào Ukraine hơn một tháng trước, sau 7 năm bế tắc thỏa thuận ở Minsk và cuối cùng  Nga đã công nhận độc lập của  các nước cộng hòa ly khai vùng Donbass là Donetsk và Lugansk.

Moscow yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố họ đã lên kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.

Adblock test (Why?)