Washington đã đưa ra "quyết định thận trọng" trong việc rút hai tàu khu trục của Hải quân Mỹ khỏi Biển Đen vào tháng 1/2022, việc đưa chúng quay trở lại sẽ được quyết định dựa trên các cân nhắc về an ninh quốc gia, Lầu Năm Góc cho biết hôm 30/3.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng John Kirby nói với các phóng viên tại cuộc họp giao ban hàng ngày của Lầu Năm Góc rằng Hải quân Mỹ "thường xuyên" di chuyển các tàu ra vào Biển Đen.
Ông Kirby đã bình luận về tuyên bố của người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu, Tướng Tod Wolters khi ông nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện rằng hai tàu khu trục rút lui do tình hình ở Ukraine.
Ông Wolters nói trước Quốc hội rằng Mỹ hiện không có tàu nào ở Biển Đen, nhưng nên quay trở lại khu vực này "càng sớm càng tốt". Hiện tại, quân đội Mỹ đã điều các máy bay ở phía nam và máy bay không người lái trên vùng biển phía bắc.
Ông Kirby nói với các phóng viên rằng, rút lui là điều "thận trọng" cần làm vào thời điểm đó.
Ngoài ra, ông Kirby không có thông tin về việc các tàu có thể quay trở lại hay không, nhưng nói rằng quyết định sẽ được đưa ra "vì lợi ích tốt nhất cho an ninh quốc gia của Mỹ cũng như của các đồng minh và đối tác".
Ngụy trang, dù là cho binh sĩ hay thiết bị quân sự, đều là một phần cơ bản của chiến tranh, ngay cả khi những tiến bộ công nghệ như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và các thiết bị hồng ngoại đã khiến việc ẩn náu trên chiến trường hiện đại trở nên khó khăn hơn.
Trong cuộc xung đột ở Ukraine, các lực lượng Nga, được đánh giá là có ưu thế đáng kể về quân sự đã gây bất ngờ khi bị phát hiện vẫn sử dụng một số cách ngụy trang "thô sơ". Một số video và hình ảnh về các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine được đăng tải trên mạng xã hội đã chứng minh điều đó, , theo Washington Post.
The đó, các lực lượng Nga bị phát hiện sử dụng cành cây, rơm rạ, thậm chí thảm cỏ để ngụy trang và điều này thực sự gây bất ngờ lẫn bối rối cho các nhà phân tích.
Trong video được cho là ghi lại một cuộc đọ súng giữa lực lượng Nga và Ukraine, có thể nhìn thấy cành cây được treo dọc bên hông của một phương tiện quân sự của Nga để giúp nó ngụy trang.
Video cho thấy cành cây được treo dọc bên hông của một phương tiện quân sự của Nga để giúp nó ngụy trang. Nguồn Washinton Post/Twitter.
Mike Jason, một sĩ quan thiết giáp của quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan, bình luận, đây là một cảnh tượng "có vẻ đáng thất vọng".
Ông Jason lưu ý rằng, quy trình chiến thuật của quân đội Mỹ là che phủ toàn bộ phương tiện bằng lưới ngụy trang nhẹ khi không di chuyển, ngay cả khi chỉ dừng lại trong thời gian ngắn. Các đơn vị Ukraine đã được nhìn thấy sử dụng kết hợp lưới ngụy trang và tán lá để giúp phá vỡ cấu trúc của vỏ xe.
Theo ông Jason, việc chỉ dùng cành cây để ngụy trang của các lực lượng Nga là kiểu “có còn hơn không", nhưng nó cũng chỉ ra rằng, dường như người Nga thiếu các tấm lưới ngụy trang tiện dụng hoặc đơn giản hơn là họ đã không chuẩn bị chúng.
Theo Washington Post, các hình ảnh khác từ Ukraine cho thấy, các phương tiện vận tải của Nga được che phủ bằng thứ tương tự như cỏ khô rải trên nóc. Trong một đoạn video khác, quân đội Nga dường như đang che phủ một chiếc xe quân sự bằng thảm hoặc một loại vải khác.
Ông Jason phỏng đoán, đây có thể là nỗ lực để giảm hoặc đánh lừa các cảm biến nhiệt của các loại vũ khí thương mại - như tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất đang được cung cấp cho Ukraine - nhằm tránh bị tấn công. Theo ông Jason, chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng có thể gây khó khăn cho đối phương để phân biệt đó là xe quân sự hay xe dân sự.
Theo ông Jason, lưới và các loại vải khác có thể được sử dụng để ngụy trang, nhưng chúng cũng chỉ được sử dụng hạn chế trong thời đại máy bay không người lái và hình ảnh vệ tinh.
Theo Washington Post, việc Nga thiếu lưới ngụy trang hiện đại rõ ràng là ví dụ mới nhất cho giả thiết mà các nhà phân tích gọi là một chuỗi sai lầm chiến thuật của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Các chuyên gia phân tích và các quan chức Mỹ, phương Tây đã chỉ ra rằng, chuỗi sai lầm chiến thuật của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine bao gồm liên lạc trên radio và điện thoại di động không an toàn, không phân phối đủ nhiên liệu và lương thực, khiến binh sĩ phải bỏ phương tiện tại chỗ và trong một số trường hợp, phải đầu hàng...
Trên thực tế, các nhà phân tích đã tin rằng, các lực lượng Nga rất thành thạo trong việc ngụy trang phương tiện của họ và có bằng chứng là họ đã làm điều đó rất tốt trong các cuộc tập trận quân sự trước đây. Gần đây nhất vào năm 2018, truyền thông nhà nước Nga đã giới thiệu các mẫu ngụy trang tiên tiến mà họ cho rằng có khả năng sao chép môi trường xung quanh.
Rob Lee, một chuyên gia quân sự về Nga và là thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (của Mỹ) cho rằng, chiến thuật ngụy trang "thô sơ" của Nga ở Ukraine có thể chỉ ra rằng, các chỉ huy quân sự Nga đã thiếu sự chuẩn bị và hướng dẫn cho cấp dưới; hoặc phản ánh sự tự tin thái quá của họ khi cho rằng, cuộc chiến ở Ukraine sẽ dễ dàng và chính quyền ở Kiev sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Phải đến khi các máy bay không người lái thương mại và chiến thuật nhỏ hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ giúp lực lượng Ukraine phát hiện ra các phương tiện quân sự, cũng như các đơn vị pháo binh của Nga một cách hữu hiệu và tiến hành các không kích hiệu quả thì lực lượng Nga mới đành phải tìm cách ngụy trang. Nhưng lúc này, họ phải dùng đến những phương pháp "thô sơ"như ngụy trang bằng cành cây, rơm rạ, thảm cỏ, hoặc đơn giản là tấp xe vào lề đường và ẩn mình dưới những tán cây, Washington Post dẫn lời ông Lee bình luận.
Đến nay, không ai còn nghi ngờ gì về việc Tổng thống Ramzan Kadyrov đã triển khai đội quân Chechnya tinh nhuệ đến Ukraine chiến đấu bên cạnh các lực lượng Nga.
Các chiến binh Chechnya được cho là vô cùng thiện chiến và đặc biệt là tàn nhẫn, lạnh lùng hơn quân đội Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia về Nga đã chỉ ra rằng trên thực tế đội quân Chechnya được điều động đến Ukraine thiếu sự huấn luyện và kinh nghiệm để trở thành những chiến binh thiện chiến thực sự.
Theo đó, vào những ngày đầu của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, ông Kadyrov đã chỉ trích khả năng chiến đấu của quân đội Nga đồng thời tung đội quân thiện chiến của mình ra chiến trường để cải thiện tình hình. Đội quân Chechnya khi đó được xem là có thể trở thành nhân tố "thay đổi trò chơi".
Tuy nhiên, theo Eurasia Review trên thực tế, các chiến binh Chechnya đã không có đủ khả năng để làm điều đó.
Nhà phân tích Pavel Felgengauer chỉ ra rằng các tiểu đoàn Chechnya được tính là thành viên của Lực lượng Vệ binh Nga nhưng lại không được đào tạo như các đơn vị khác trong lực lượng này. Họ “không có gì khác ngoài là đội quân riêng của Tổng thống Kadyrov và do đó việc huấn luyện cũng như trang bị vũ khí của đội quân Chechnya khá khác biệt so với Vệ binh Nga.
Các chiến binh của ông Kadyrov trong những năm gần đây chỉ chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ của những cận vệ. Họ không có bất kỳ kinh nghiệm chiến đấu nào trong các trận chiến thực sự.
“Hai mươi năm trước, thế hệ cũ thì có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Còn trên thực tế, thế hệ mới thì không. Họ đã không chiến đấu trong một cuộc chiến thực sự nào trong một thời gian dài. Và do đó, họ không nên được coi là “một lực lượng quân sự nguy hiểm", ông Felgengauer nói.
Một nhà phân tích quân sự thứ hai tên là Aleksandr Khramchikhin, cũng bày tỏ hoài nghi về năng lực của đội quân Chechnya tham chiến ở Ukraine. Ông cho rằng lực lượng Chechnya hoàn toàn không được chuẩn bị để tham gia vào chiến dịch của Nga ở Ukraine. Địa lý và tình hình xã hội ở Ukraine hoàn toàn khác với Chechnya.
Ở Chechnya, đội quân của Kadyrov có thể hiệu quả vì họ biết rõ tình hình địa phương, nhưng ở Ukraine, họ sẽ gặp bất lợi vì không thông thuộc địa hình.
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Zhuang Bo, nhà kinh tế học Trung Quốc tại công ty đầu tư Loomis, Sayles & Company cho biết: “Các công ty Trung Quốc trong một số lĩnh vực thích hợp sẽ đặc biệt hưởng lợi từ việc các công ty của EU và Mỹ tháo chạy khỏi thị trường Nga, chẳng hạn như phụ tùng ô tô, thực phẩm, vật tư y tế và cơ sở hạ tầng”.
Nhà phân tích này nói thêm rằng, sự gia nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Nga được cho là sẽ tạo ra động lực lớn cho thương mại song phương giữa hai nước.
“Thương mại giữa hai nước chắc chắn sẽ tăng quy mô trong vài năm tới và tốc độ cũng sẽ tăng vọt lên” Zhuang nói.
Chủ tịch Liên đoàn Hoa kiều ở Moscow, ông Wang Chuanbao bình luận rằng, việc loạt doanh nghiệp Mỹ, EU rút khỏi thị trường Nga dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu, chắc chắn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các công ty Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ các công ty Trung Quốc sắp tới trong việc nghiên cứu và hợp tác với thị trường Nga, cũng như khám phá các cách thức hợp tác với các công ty Nga trong bối cảnh phát triển chiến lược Vành đai và Con đường", ông Wang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn cảnh giác trong việc đẩy mạnh tham gia thị trường Nga vì e ngại vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây trong thời điểm này, các nhà phân tích cho biết.
Tại cuộc họp mới đây giữa các Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris, Fatih Birol, cho biết các sự kiện ở Ukraine có thể sớm dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Ông nói: "Nga nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng toàn cầu, chính vì thế có thể nói cuộc khủng hoảng nhân đạo này sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng", đồng thời ông lưu ý rằng điều quan trọng là phải xác định những biện pháp mà cộng đồng toàn cầu có thể thực hiện để tránh điều này.
"Tình hình hiện tại khẳng định sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc tế", ông Birol nhấn mạnh.
Tuần trước, cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu thông báo họ đã phát triển một kế hoạch 10 bước nhằm giảm nhu cầu dầu toàn cầu khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong vòng 4 tháng. Tổ chức đề xuất giảm tốc độ giới hạn trên đường cao tốc đi 10km/giờ, cấm sử dụng ô tô vào Chủ nhật, giảm giá các phương tiện giao thông công cộng, kích thích nhu cầu đi chung xe, tăng thời gian làm việc tại nhà lên ba ngày một tuần và thúc đẩy sử dụng tàu cao tốc và tàu đêm thay vì các chuyến bay, cũng như sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện di chuyển chạy điện.
IEA cho biết trong một thông cáo báo chí: "Điều này sẽ làm giảm đáng kể những thách thức có thể gặp phải vào thời điểm chúng ta thiếu hụt một lượng lớn nguồn cung cấp dầu của Nga và nhu cầu cao điểm của tháng 7 và tháng 8 đang đến gần". Theo tổ chức này, những hành động thiết thực của các chính phủ và người dân có thể làm giảm đáng kể nhu cầu về dầu và giảm chi tiêu của người tiêu dùng đối với nhiên liệu ô tô.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung dầu từ Nga đang gặp trở ngại do các lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này vì hoạt động quân sự ở Ukraine. Nga là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới.
Mỹ và Anh hồi đầu tháng cho biết họ sẽ ngừng mua dầu của Nga, trong khi EU vẫn còn do dự về vấn đề này. IEA ước tính trong báo cáo tháng 3 rằng Nga có thể mất khoảng 1/3 tổng sản lượng dầu do các lệnh trừng phạt kinh tế.
Trong khi đó, các chính sách trừng phạt Nga đã phản tác dụng đối với một số quốc gia. Lạm phát ở cả Mỹ và EU đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, trong đó chi phí năng lượng đóng góp nhiều nhất.
Hôm 28/3, hãng tin TASS đưa tin Ủy ban châu Âu đã xác nhận rằng EU sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng từ Nga trong ít nhất 5 năm nữa.
Trả lời câu hỏi được đặt ra trong cuộc họp báo tại Brussels về việc bao lâu nữa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ có thể giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, người phát ngôn của Ủy ban hành động khí hậu và năng lượng thuộc Ủy ban châu Âu, Tim McPhie cho biết, thời điểm dự kiến là năm 2027.
Ông McPhie cho biết EU ước tính có thể giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm 2022 và kế hoạch chi tiết về cách thức đạt được điều này sẽ được trình bày vào cuối tháng 5.
Các bình luận của ông McPhie diễn ra sau cuộc đàm phán của khối với Mỹ vào tuần trước, trong đó tập trung vào việc mở rộng nguồn cung cấp LNG của Mỹ cho Liên minh châu Âu như một cách để giảm sự phụ thuộc của khu vực này vào khí đốt của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp gỡ các quan chức Brussels để cố gắng thúc đẩy lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga trong bối cảnh châu Âu lo ngại những hạn chế có thể dẫn đến suy thoái.
Tuyên bố của Mỹ và Ủy ban châu Âu về an ninh năng lượng sau hội nghị thượng đỉnh khẳng định "quyết tâm chung của họ nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027", đồng thời thông báo rằng một nhóm công tác đã được thành lập để đạt được mục tiêu đó.
EU cho biết họ đã tìm cách đảm bảo nhu cầu ổn định đối với lượng LNG bổ sung của Mỹ, ước tính khoảng 50 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm cho đến ít nhất là năm 2030.
Liên minh châu Âu đã quyết định ngừng mua khí đốt tự nhiên từ Nga trong khuôn khổ một loạt các biện pháp trừng phạt được áp đặt nhằm đáp trả hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine. Nga cung cấp khoảng 175 tỷ mét khối mỗi năm cho EU, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của khu vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất ngân sách quân sự lớn nhất từ trước đến nay. Cụ thể, ông yêu cầu Quốc hội cấp 813,3 tỷ USD trong năm tới - nhiều hơn 31 tỷ USD so với ngân sách được phê duyệt cho năm 2022.
"Tôi đang kêu gọi một trong những khoản đầu tư chưa từng có trong lịch sử cho an ninh quốc gia của chúng ta, số tiền này cần thiết để đảm bảo rằng quân đội của chúng ta vẫn là quân đội được chuẩn bị tốt nhất, được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trên thế giới", ông Biden tuyên bố hôm 28/3.
Đề xuất của ông Biden cao hơn 31 tỷ USD, tương ứng khoảng 4% so với mức 782 tỷ USD chi tiêu quốc phòng đã được nêu trong dự luật tài trợ 1.500 tỷ USD của chính phủ mà Tổng thống Mỹ ký hồi đầu tháng này. Ông đang đề xuất khoản chi tiêu 773 tỷ USD cho Lầu Năm Góc, tăng 69 tỷ USD, tương đương 9,8% so với mức chi năm 2021.
Ông Biden đang yêu cầu thêm 682 triệu USD cho Ukraine, "nhằm chống lại Nga và đáp ứng các nhu cầu mới liên quan đến an ninh, năng lượng, các vấn đề an ninh mạng, thông tin sai lệch, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng phục hồi của xã hội dân sự", tài liệu ngân sách cho biết.
Tuy nhiên, đây dường như không phải là một động thái ứng nhằm ứng phó với cuộc xung đột hiện tại, vì tờ Stars and Stripes đưa tin rằng đề xuất này đã được hoàn thành phần lớn từ trước khi Nga đưa quân vào Ukraine ngày 24/2, trích lời một quan chức Lầu Năm Góc.
Lực lượng tại ngũ dự kiến khoảng 1,32 triệu người, với một số đơn vị giảm quy mô trong khi các đơn vị khác tăng lên. Lực lượng Không quân sẽ bổ sung gần 100 người và Lực lượng Vũ trụ sẽ có gần 200 thành viên mới, trong khi Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến sẽ cắt giảm tổng cộng khoảng 4.300 người hoặc hơn.
Nguồn tài trợ cho nghiên cứu và phát triển tăng 9,5% lên mức 130,1 tỷ USD, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay. Các nhân viên quân sự và dân sự của Lầu Năm Góc cũng sẽ được tăng lương 4,6%, mức cao nhất trong 20 năm.
Ông Biden mong muốn 6,9 tỷ USD cho Sáng kiến Răn đe châu Âu - gần gấp đôi so với yêu cầu 3,6 tỷ USD vào năm 2022 - và 1,8 tỷ USD cho việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong khi đó, ngân sách nâng cấp căn cứ cho các cơ sở ứng phó với Trung Quốc là 451 triệu USD.
Tổng thống Biden đã ra lệnh rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, đồng thời lập luận rằng chiến sự kéo dài 20 năm đã tiêu tốn quá nhiều tiền bạc và sinh mạng. Chính phủ do Mỹ hậu thuẫn ở Kabul đã đầu hàng Taliban hai tuần trước khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi đây.
"Giờ đây, Mariupol đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga", ông Boichenko nói với CNN.
Theo Reuters, Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenko hiện đã sơ tán, không còn ở lại thành phố cảng chiến lược của Ukraine. Tuy nhiên, ông Boichenko nói rằng, 160.000 người dân vẫn đang bị mắc kẹt trong thành phố mà không có nước sạch hoặc điện để sử dụng.
Thị trưởng Mariupol cáo buộc, Nga đã bao vây thành phố và xung đột đã khiến gần 5.000 người thiệt mạng. Trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga Mariupol có tổng dân số hơn 400.000 người.
Trước đó, Tờ New York Times hôm Chủ nhật 27/3 cũng đưa tin rằng Mariupol "gần như sắp gục ngã". Theo New York Times, Tổng thống Zelensky đã nói với các lực lượng bảo vệ thành phố còn lại rằng, họ có thể phải tháo chạy khỏi Mariupol.
Ông Zelensky cũng cho biết quân đội Ukraine không thể tập hợp "đủ số lượng xe tăng, các xe bọc thép khác cũng như... máy bay" để "phá vỡ cuộc phong tỏa ở Mariupol".
Không nhanh chóng chiếm được Kiev và các thành phố lớn khác của Ukraine theo kế hoạch, các lực lượng Nga đã "thu hẹp các mục tiêu trước mắt và thắt chặt vòng vây thành phố cảng Mariupol ở phía nam và thành phố Chernihiv có vị trí chiến lược ở phía bắc", theo New York Times.
The Week giải thích rằng, việc đánh chiếm được Mariupol sẽ là chiến thắng lớn nhất của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Mariupol nằm trên bờ biển phía nam của Ukraine giữa khu vực Donbass do quân ly khai thân Nga kiểm soát và bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014. Nếu Mariupol thất thủ, Nga sẽ chiếm giữ thành công một "cây cầu trên bộ" nối liền hai khu vực trên Crimea - Donbass.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố hôm thứ Hai 28/3 rằng, các lực lượng Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-8 của Ukraine khi nó đang bay trên Biển Azov.
“Nó đang hướng về Mariupol để sơ tán khẩn cấp các thủ lĩnh của tiểu đoàn Azov, những người đã bỏ rơi lại quân lính ở lại”, tướng Konashenkov nói đồng thời cho biết thêm rằng, quân đội Nga cũng đã bắn rơi một máy bay không người lái không xác định và hai máy bay phản lực Su-24 và một Su-25 của Ukraine.
"Các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), với sự trợ giúp của quân đội Nga, đã bao vây Mariupol, chiếm giữ các vùng ngoại ô của thành phố, bao gồm cả sân bay, và bắt đầu quét sạch các chiến binh thuộc tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa Azov còn sót lại trong thành phố", Sputnik đưa tin.
Trong khi đó, ngày 28/3, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Denis Pushilin cũng tuyên bố trên truyền hình rằng: "Hoạt động truy quét đang diễn ra tại trung tâm Mariupol, phần lớn những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc tập trung ở nhà máy Azovstal. Đối phương phòng thủ rất kiên cố, nhưng chúng tôi có thể giải quyết tình hình trong tương lai rất gần và đủ sức tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thành phố".
Theo Ria Novosti tại hiện trường cho biết tình hình ở trung tâm Mariupol vẫn rất căng thẳng, nhiều cuộc giao tranh dữ dội đang xảy ra tại khu vực công nghiệp và những vùng xung quanh.
Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenko cho biết khoảng 160.000 người vẫn mắc kẹt trong thành phố trong khi đó, Phó thủ tướng Iryna Vereshchuk nói rằng, Ukraine trong ngày 28/3 không có kế hoạch mở hành lang sơ tán dân thường vì thông tin tình báo cho rằng Nga có thể "khiêu khích" dọc tuyến đường này.
Một nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán Ukraine nói với phóng viên CNN rằng đã có một sự cố xảy ra "vài tuần trước" trong cuộc đàm phán Ukraine-Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó tỷ phú Nga Roman Abramovich cùng với hai nhà đàm phán Ukraine bị bong tróc da và mắt sưng nhẹ. Nguồn tin cho biết thêm, vụ việc không được coi là nghiêm trọng.
Hãng tin Reuters hôm thứ Hai 28/3 dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng thông tin tình báo cho thấy tỷ phú Abramovich và các nhà đàm phán hòa bình Ukraine bị ốm do một yếu tố môi trường chứ không phải đầu độc.
Điều này xảy ra sau khi tờ Wall Street Journal và nhóm điều tra Bellingcat đưa tin rằng các nhà đàm phán hòa bình Ukraine và Abramovich bị nghi ngộ độc hồi đầu tháng bên lề cuộc đàm phán về việc xung đột Nga - Ukraine.
Wall Street Journal và Bellingcat đưa tin vụ đầu độc xảy ra bên lề cuộc đàm phán ở Kiev trong khi một nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán Ukraine nói với CNN rằng vụ việc xảy ra bên lề cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Ukraine nói với CNN với điều kiện giấu tên cho biết về các báo cáo đầu độc, “Điều này không đúng. Chỉ là một trường hợp sai lệch thông tin khác. ”
Nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podoliak đã không phủ nhận hoàn toàn vụ việc, thay vào đó nói rằng tất cả các nhà đàm phán của Ukraine đang làm việc như bình thường. Podoliak nói với CNN: "Tất cả các thành viên của nhóm đàm phán hôm nay vẫn làm việc như bình thường. Có rất nhiều suy đoán, nhiều thuyết âm mưu và các yếu tố của các trò chơi thông tin khác nhau trong lĩnh vực truyền thông. Vì vậy, tôi xin nhắc lại một lần nữa - các thành viên của hôm nay nhóm đàm phán đang làm việc theo chế độ thông thường”.
Người phát ngôn của Abramovich chỉ nói "Không có bình luận nào từ chúng tôi, cảm ơn", khi được CNN liên hệ vào thứ Hai.
Abramovich, người bị chính phủ Vương quốc Anh trừng phạt hồi đầu tháng cùng với các nhà tài phiệt Nga khác sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine, đã đóng vai trò trung gian giữa Nga và Ukraine. Ông di chuyển giữa Moscow, Kiev, Istanbul, Warsaw và xa hơn nữa trong các nỗ lực ngoại giao nhằm mục đích chấm dứt xung đột, phát ngôn viên của ông xác nhận vào tháng trước.
Hôm 28/2, người phát ngôn của Abramovich cho biết “Tôi có thể xác nhận rằng Roman Abramovich đã được phía Ukraine liên hệ để hỗ trợ đạt được một giải pháp hòa bình và ông ấy đã cố gắng giúp đỡ kể từ đó. Xem xét những gì đang bị đe dọa, chúng tôi sẽ yêu cầu hiểu tại sao chúng tôi không bình luận về tình huống như vậy cũng như sự tham gia của anh ấy. "
Vai trò người đối thoại của Abramovich trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine không phải là chính thức. Ông không hoạt động như một phần của phái đoàn Nga hoặc với tư cách là người hòa giải của Nga.
“Chúng tôi sẵn sàng tạo cơ hội cho ngoại giao. Đó là lý do tại sao chúng tôi đồng ý với các cuộc đàm phán mà hiện đang được nối lại ở Istanbul” - Ngoại trưởng Lavrov cho biết trong một cuộc họp video hôm thứ Hai với các phương tiện truyền thông Serbia. Đàm phán dự kiến tiếp tục hôm nay 29/3.
Ông Lavrov giải thích, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine, đã nỗ lực rất nhiều để đưa hai bên vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, không cần thiết phải đưa EU hoặc Mỹ - những nước ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột - vào tiến trình hòa bình, theo Bộ trưởng.
“Có rất nhiều ví dụ về những lần thành tựu ngoại giao bị các đồng nghiệp phương Tây làm tan vỡ. Họ không thể tin tưởng được nữa” - ôg Lavrov nhấn mạnh.
Ông nói thêm: “Tôi không muốn thấy bất kỳ hoạt động ngoại giao con thoi nào từ các đối tác phương Tây của chúng tôi, bởi vì họ đã thực hiện xong việc “hạ cánh”- vào tháng 2 năm 2014 ở Ukraine và vào tháng 2 năm 2015 ở Minsk.
Tháng 2 năm 2014, EU đã trở thành người bảo đảm các thỏa thuận giữa tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych và những người biểu tình Maidan ở Kiev, ông Lavrov nhắc lại. “Đó là một đỉnh cao của ngoại giao. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, phe đối lập đã chỉ trích chính sách ngoại giao đó, và EU đã nuốt lời”.
Yanukovich cuối cùng đã bị phế truất sau các cuộc đụng độ bạo lực và chạy trốn khỏi đất nước, và chính quyền mới của Ukraine đã sớm gửi quân đội của họ đến các khu vực phía đông Donetsk và Lugansk, nơi phần lớn dân chúng từ chối công nhận cuộc đảo chính ở thủ đô.
Vào tháng 9/2014, các nước cộng hòa ly khai và Kiev đã đạt được thỏa thuận Minsk I tại thủ đô của Belarus. Thoả thuận được Ukraine, Nga, Đức và Pháp đàm phán theo Định dạng Normandy. Thỏa thuận kêu gọi hai bên ngừng giao tranh, tổ chức trao đổi tù nhân, cho phép cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng.
“Ngoại giao sau đó đã đạt đến tầm cao mới vào tháng 2 năm 2015, khi các thỏa thuận được ký kết ở Minsk chấm dứt chiến tranh ở miền đông Ukraine và mở ra con đường khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine bằng cách trao quy chế đặc biệt cho Donbass,” Bộ trưởng tiếp tục.
Thỏa thuận thứ hai, Minsk II, đưa ra một lệnh ngừng bắn khác và mở đường cho cải cách hành chính và chính trị ở Ukraine cũng như quyền tự trị và bầu cử địa phương ở các nước cộng hòa Donbass. Tuy nhiên, những người ủng hộ phương Tây của Kiev sau đó đã không thể thuyết phục chính phủ Ukraine thực hiện lời hứa của mình.
Ông Lavrov nói: “Liên minh châu Âu đã chứng tỏ rằng mình không đủ sức với tư cách là một tổ chức có khả năng thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.
Nga đã đưa quân vào Ukraine hơn một tháng trước, sau 7 năm bế tắc thỏa thuận ở Minsk và cuối cùng Nga đã công nhận độc lập của các nước cộng hòa ly khai vùng Donbass là Donetsk và Lugansk.
Moscow yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố họ đã lên kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
Các nhóm môi trường cảnh báo rằng thỏa thuận mới giữa Mỹ và EU được công bố hôm 25/3, dự kiến cung cấp thêm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vào thị trường châu Âu, có thể "gieo rắc thảm họa khí hậu". Thỏa thuận này nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga bằng cách thay thế một phần chúng bằng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà môi trường bày tỏ sự phản đối với ý tưởng đổi một nguồn nhiên liệu hóa thạch này thành một nguồn khác thay vì "chuyển đổi sang năng lượng sạch với giá cả phải chăng".
Kelly Sheehan, giám đốc cấp cao các chiến dịch năng lượng tại Sierra Club, một tổ chức môi trường của Mỹ, cho biết trong một tuyên bố hôm 25/3: "Việc mở rộng các cơ sở xuất khẩu khí đốt mới sẽ dẫn đến rủi ro và gây ra thảm họa đối với khí hậu của chúng ta".
Bà Sheehan kết luận rằng "giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch" là giải pháp duy nhất.
Kassie Siegel, giám đốc Viện Luật Khí hậu của Trung tâm Đa dạng Sinh học, cũng cho rằng việc "thúc đẩy phát triển các cơ sở xuất khẩu các loại khí đốt độc hại" cũng đồng nghĩa với "bản án tử hình". Bà nói thêm rằng nhiều LNG của Mỹ "dù sao cũng không giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại của châu Âu".
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhân loại nên ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mới ngay từ bây giờ. Các nhà khoa học tin rằng nếu vượt quá ngưỡng nói trên, hành tinh sẽ trải qua sự gia tăng đáng kể của các đợt nắng nóng nguy hiểm, lũ lụt, hạn hán và cháy rừng...
Phát biểu tại Brussels hôm 25/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng thỏa thuận cung cấp LNG sẽ đảm bảo "các gia đình ở châu Âu có thể vượt qua mùa đông này", đồng thời gây sụt giảm doanh thu khí đốt của Nga.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ cung cấp thêm 15 tỷ mét khối LNG cho Liên minh châu Âu chỉ trong năm nay. Lượng khí đốt này dự kiến sẽ thay thế khoảng 1/10 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga. Brussels đã tiết lộ kế hoạch tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ và một số quốc gia khác trong nỗ lực nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Người dẫn chương trình Fox News, Neil Cavuto, đã hỏi trung tướng Deptula trong một cuộc phỏng vấn về những tuyên bố rằng quân đội Nga được đánh giá quá cao và việc họ không đạt được các mục tiêu ở Ukraine đã phản ánh năng lực thật sự của họ.
Trung tướng Mỹ trả lời: "Tôi coi đó là kiểu chụp mũ phản chiếu sự kiêu ngạo điển hình của Mỹ. Điều đó diễn ra khi Mỹ và NATO có xu hướng tin rằng, Tổng thống Putin và người Nga cũng suy nghĩ giống như chúng ta. Tôi không đồng ý với kiểu quan điểm đó. Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của người Nga... những gì họ có thể đang cố gắng làm".
Vị tướng đã nghỉ hưu nói thêm rằng có một số chiến lược có thể được thực hiện để ngăn chặn các lực lượng Nga giành được mục tiêu của họ, bao gồm việc triển khai một số "máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng nhất thế giới như F-22, thậm chí F-35 tới Baltics và Romania.
“Đây là những loại động thái sẽ khiến Nga phải thận trọng. Vì vậy, bất kỳ một hoặc tất cả các hành động này sẽ giúp lấy lại vị thế của NATO trong phương trình răn đe của họ, ông Deptula nói.
Theo Deptula, điều quan trọng là Mỹ và NATO phải hiểu rằng, mục tiêu thực sự của Tổng thống Nga Putin là tái cấu trúc kiến trúc an ninh của Đông Âu.
"Ông ấy đã khởi xướng nỗ lực này vào năm 2014, với việc sáp nhập bán đảo Crimea và giờ ông ấy đang cố gắng làm điều tương tự với Ukraine. Ông ấy sẽ không dừng lại ở đó", tướng Mỹ nói.
Ông Deptula cũng nhấn mạnh rằng NATO và Mỹ cần cung cấp cho người Ukraine nhiều công cụ hơn nữa để giúp họ bảo vệ đất nước của mình dựa trên "tình hình thực tế."
Xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang tuần thứ 5 và Ukraine hiện vẫn nắm quyền kiểm soát hầu hết các khu vực của họ. Tuy nhiên các lực lượng Nga vẫn tiếp tục bao vây các thành phố lớn như Mariupol, Kharkiv và Chernihiv. Các nhà phân tích, các quan chức Mỹ và NATO cho rằng, Nga chưa đạt được các mục tiêu ban đầu của họ.
Phát biểu qua video vào đầu ngày 27/3 từ Kiev, ông Zelensky đã hô hào các đồng minh "gửi thêm máy bay phản lực cùng các vũ khí phòng thủ khác", ông nói thêm rằng "Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Nga chỉ bằng súng ngắn, súng máy".
Ông cho biết để phá vỡ vòng vây của Nga ở Mariupol, Ukraine cần xe tăng, các phương tiện bọc thép khác và đặc biệt là máy bay chiến đấu.
Ông Zelensky đưa ra bình luận của mình sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu gay gắt tại Warsaw vào tối 26/3 tuyên bố rằng chiến dịch của Moscow nhằm vào Ukraine "sẽ không bao giờ là một chiến thắng" và Tổng thống Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền".
Tuy nhiên, khi các đại diện của Ukraine gặp Tổng thống Biden và các quan chức Mỹ khác vào đầu ngày hôm đó, phía Washington không đảm bảo rằng Ukraine sẽ nhận được vũ khí mà ông Zelensky yêu cầu.
Trong bài phát biểu video, ông Zelensky cũng nói về các chiến binh Mariupol rằng "sự quyết tâm, chủ nghĩa anh hùng và sự kiên định của họ thật đáng kinh ngạc. Giá như những người ủng hộ chúng tôi từ phương Tây có 1% can đảm của họ".
Ông Zelensky đã vận động để Mỹ và các thành viên NATO khác áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, nhằm ngăn chặn Moscow tận dụng sức mạnh không quân vượt trội của mình. Tổng thống Nga Putin sau đó cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ được coi là tham gia vào xung đột quân sự.
Các quan chức của ông Biden cho rằng việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine sẽ gây ra "nguy cơ cao" làm leo thang chiến tranh. Ngoài những hệ lụy của cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa NATO với Nga, còn có những thách thức khác trong việc cung cấp cho Tổng thống Zelensky những vũ khí mà ông muốn. Hôm 26/3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã chỉ ra rằng quân đội Ukraine không đủ khả năng sử dụng các loại vũ khí tiên tiến nhất của phương Tây.
"Một trong những thách thức lớn nhất là các hệ thống vũ khí càng tinh vi, bạn càng phải được đào tạo nhiều hơn mới có thể sử dụng chúng. Chính vì vậy, việc cung cấp cho Ukraine xe tăng của Anh sẽ không mang lại hiệu quả", ông Wallace nói với tờ Daily Mail của Anh.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết Anh sẽ cung cấp cho Ukraine thiết bị phòng không do nước này sản xuất - tên lửa Starstreak vác vai có thể bắn hạ máy bay chiến đấu tầm thấp.
Theo Mikhail Podoliak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, lực lượng Nga tiếp tục các cuộc tấn công bằng tên lửa trên khắp Ukraine vào tối Chủ nhật 28/3.
Ông đề cập các thành phố Lutsk, Kharkiv, Zhytomyr và Rivne trong một bài đăng trên Twitter.
“Ngày càng có nhiều tên lửa hơn. Mariupol đang hứng chịu đánh bom rải thảm” - ông nói.
Ông cáo buộc Nga “chỉ có tên lửa, bom và những nỗ lực quét sạch Ukraine khỏi mặt đất, ”ông nói.
Trả lời phỏng vấn trực tuyến một số tờ báo độc lập của Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky nhắc lại rằng việc Nga ném bom thành phố cảng Mariupol đã tạo ra thảm hoạ nhân đạo.
“Thành phố bị quân đội Nga phong toả. Mọi lối ra vào thành phố đều bị phong toả. Cảng bị gài mìn. Thảm hoạ nhân đạo đang xảy ra vì không thể đi vào thành phố để cung cấp thực phẩm, thuốc men, nước sạch”. Ông cũng cáo buộc Nga ném bom các đoàn xe nhân đạo.
Ông nói rằng 2.000 trẻ em đã bị đưa khỏi Mariupol trái với mong muốn của cha mẹ. Song phía Nga cho biết mỗi ngày hàng nghìn người được sơ tán từ Mariupol sang Nga và được cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, được an toàn.
Kiev mở lại lớp học trực tuyến
Quân đội Nga khẳng định đã tấn công các kho nhiên liệu ở thành phố Lviv hôm 26/3. Còn tại Kiev đêm qua tiếp tục còi báo động và các vụ nổ suốt đêm - CNN cho biết.
Tuy nhiên Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết, các trường học ở Kiev sẽ mở lại các lớp học trực tuyến hôm nay 28/3 để phù hợp với tình hình hiện tại. “Nhiệm vụ quan trọng hôm nay với thành phố là sống và làm việc ngay cả trong điều kiện thiết quân luật nghiêm khắc” - ông nói.
Theo báo cáo hoạt động của quân đội Ukraine công bố tối qua, phía Ukraine nói rằng Nga đã rút lực lượng bao vây Kiev sau khi chịu các thất bại đáng kể. Báo cáo nói việc rút quân đã làm giảm mạnh các cuộc tiến công vốn dày đặc của Nga.
Các quan chức Ukraine cũng tin rằng Nga đang vận chuyển tên lửa Iskander tới vùng Kalinkovichy và Gomel ở đông nam Belarus.
Nga đang cô lập thương mại hàng hải của Ukraine
Bộ Quốc phòng Anh sáng đêm qua công bố báo cáo tình báo mới nhất về tình hình Ukraine, cho biết Nga đang cô lập hiệu quả Ukraine khỏi thương mại đường biển quốc tế.
“Nga đang duy trì phong tỏa xa bờ Biển Đen của Ukraine, cô lập Ukraine khỏi thương mại hàng hải quốc tế.
Lực lượng hải quân Nga cũng đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công tên lửa lẻ tẻ nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.
Việc tàu đổ bộ Saratov tại Berdyansk bị phá hủy có thể sẽ gây tổn hại đến niềm tin của Hải quân Nga trong việc tiến hành các hoạt động gần bờ biển Ukraine trong tương lai ” - báo cáo viết.
Ông Zelensky: Không thảo luận "phi quân sự hoá" Ukraine đơn thuần
Hòa bình và khôi phục cuộc sống bình thường là những mục tiêu "hiển nhiên" của Ukraine khi nước này bước vào vòng đàm phán mới với Nga vào tuần tới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong phát biểu video ngày 27/3.
Ông nói rằng khi vòng đàm phán trực tiếp mới bắt đầu vào thứ Ba 29/3 tại Istanbul, Ukraine đang tìm kiếm hòa bình "không chậm trễ".
Vòng đàm phán mới Nga và Ukraine sẽ diễn ra ngày mai 29/3 trực tiếp tại Istanbul. Đó là điều đã được nhất trí trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Trong bài phát biểu, ông Zelensky cho biết sẽ không có thỏa thuận hòa bình nào có thể thực hiện được nếu không có lệnh ngừng bắn và rút quân.
Ông cũng loại trừ việc cố gắng chiếm lại tất cả lãnh thổ do Nga nắm giữ bằng vũ lực, nói rằng điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba. Ông cho biết muốn đạt được một "thỏa hiệp" đối với khu vực phía đông Donbass, do các lực lượng do Nga hậu thuẫn nắm giữ từ năm 2014.
Ông Zelenskiy còn trả lời phỏng vấn trực tuyến với một số tờ báo độc lập của Nga, trong đó cho biết Ukraine từ chối thảo luận về một số yêu cầu khác của Nga, chẳng hạn như việc phi quân sự hóa đất nước, nhưng có thảo luận về việc sử dụng tiếng Nga ở Ukraine
Cũng theo Reuters, ông Zelensky còn nói rằng Ukraine đã sẵn sàng thảo luận về việc áp dụng quy chế trung lập như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga nhưng sẽ phải được các bên thứ ba bảo đảm và đưa ra trưng cầu dân ý.
Sau đó một tờ báo Nga cho biết họ bị phía Nga ngăn cản không được phát nội dung cuộc phỏng vấn. Trong khi đó cảnh sát Lviv đã bắt giữ 2 người vì nghi ngờ họ chia sẻ thông tin liên quan với Nga. Cảnh sát đã chặn ô tô 2 người này, kiểm tra tài liệu và điện thoại của lái xe, trong đó tìm thấy các video và hình ảnh về sự di chuyển của quân đội, có hình ảnh hộ chiếu của người vùng Lugansk và nhiều số liên lạc của Nga.
Nga nói về việc tấn công thủ phủ của ông Zelensky
Cựu chỉ huy nhóm các lực lượng liên bang ở Chechnya, Trung tướng Konstantin Pulikovsky, phát biểu trên kênh Pool N3 Telegram hôm 26/3 nói rằng phía Nga hoàn toàn có thể tấn công bằng vũ khí chính xác để tiêu diệt lãnh đạo cao nhất của Ukraine, bằng cach tấn công vào dinh tổng thống, nhà quốc hội hoặc cơ quan an ninh Ukraine, nhưng điều này là không cần thiết.
"Họ phải hiểu rằng chúng tôi cần họ, và ông Zelensky là cần thiết để ký những tài liệu với Nga. Phải nói rằng, tổng thống hợp pháp, người sẽ ký tất cả những điều này, sẽ đồng ý. Điều này không chỉ cần thiết đối với chúng tôi, không chỉ đối với toàn thế giới, mà còn đối với chính Ukraina", - ông giải thích.
Vị tướng cho biết cụ thể: ông chỉ rõ - tất cả những điều này là cần thiết để trong tương lai không ai có thể nói rằng "một sự thay đổi quyền lực bất hợp pháp nào đó đã xảy ra".
Trước đó, tướng Dimitar Shivikov, chỉ huy tiểu đoàn trong sứ mệnh tại Iraq, tư lệnh đội quân số 18 của Bulgaria tại Afghanistan đã dự đoán: Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky sẽ sớm tuyên bố đầu hàng. Do đó, ông nhấn mạnh Sofia không nên cung cấp vũ khí cho Kiev,
Pháp kêu gọi kiềm chế cả phát ngôn và hành động sau khi ông Biden "gây bão"
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden khi được phóng viên hỏi về việc có kêu gọi thay đổi chế độ tại Nga, ông đã khẳng định là “không”.
Trước đó phát biểu tại Ba Lan, ông Biden nói rằng ông Ptuin không nên tiếp tục nắm quyền, khiến Nhà Trắng phải “đính chính” rằng Tổng thống không định nói về việc thay đổi chế độ, mà ý của Tổng thống là không nên để ông Putin tác động đến tình hình khu vực. Báo chí Mỹ và báo chí thế giới cũng náo động với phát biểu này trước khi Nhà Trắng lên tiếng, bởi họ băn khoăn không biết đây có phải là sự thay đổi chính sách của Mỹ hay không.
PHản ứng sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi kiềm chế cả về phát ngôn và hành động liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.
“Tôi sẽ không sử dụng những ngôn tù này vì tôi muốn tiếp tục đối thoại với Tổng thống Putin. Chúng ta muốn làm gì với tư cách tập thể? Chúng ta muốn ngừng cuộc chiến mà Nga đã phát động ở Ukraine mà không gây ra chiến tranh và leo thang” - ông Macron nói.
Còn Ngoại trưởng Pháp Yves Le Drian phát biểu tại Diễn đàn Doha nói rằng nếu không làm gì giúp Mariupol thì thế giới sẽ “phạm tội tập thể”.
Ông Zelensky loại trừ việc cố gắng chiếm lại tất cả lãnh thổ do Nga nắm giữ bằng vũ lực, nói rằng điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba. Ông cho biết muốn đạt được một "thỏa hiệp" đối với khu vực phía đông Donbass, do các lực lượng do Nga hậu thuẫn nắm giữ từ năm 2014.
Ông Zelenskiy cho biết Ukraine từ chối thảo luận về một số yêu cầu khác của Nga, chẳng hạn như việc phi quân sự hóa đất nước, nhưng có thảo luận về việc sử dụng tiếng Nga ở Ukraine
Cũng theo Reuters, ông Zelensky đã trả lời phỏng vấn một số tờ báo Nga theo hình thức trực tuyến. Trong đó, ông còn nói rằng Ukraine đã sẵn sàng thảo luận về việc áp dụng quy chế trung lập như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga nhưng sẽ phải được các bên thứ ba bảo đảm và đưa ra trưng cầu dân ý..
“Các đảm bảo an ninh và tính trung lập, tình trạng phi hạt nhân hóa của nhà nước chúng ta. Chúng tôi đã sẵn sàng để thảo luận. Đây là điểm quan trọng nhất”.
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ cho biết, vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine sẽ diễn ra ngày mai 29/3 trực tiếp tại Istanbul. Đó là điều đã được nhất trí trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Trong cuộc họp, TỔng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập ngừng bắn và khôi phục hoà bình giữa hai nước càng sớm càng tốt, thảo luận tình hình nhân đạo ở Ukraine và cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng góp cho tiến trình này.
Nhưng nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia nói rằng cuộc gặp có thể diễn ra ngay hôm nay.
Trước đó, Giám đốc tình báo quân đội Ukraine, Tướng Kyrylo Budanov, nói rằng ông tin rằng Putin muốn chia Ukraine thành hai, mô phỏng sự chia rẽ thời hậu chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tờ Independent cho biết, ông Pasechnik hôm 27/3 nói rằng ông muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga.
"Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trên lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk", ông Leonid Pasechnik, lãnh đạo Lugansk nói với các phóng viên.
"Người dân sẽ thực hiện quyền lập hiến tuyệt đối của họ và bày tỏ ý kiến về việc gia nhập Liên bang Nga. Vì một số lý do, tôi chắc chắn rằng, đây chính xác là cách nó sẽ diễn ra", ông Pasechnik nói thêm.
Tuy nhiên, ý tưởng này không được Duma Quốc gia Nga đáp lại nhiệt tình.
Ông Leonid Kalashnikov, người đứng đầu Ủy ban về Cộng đồng các quốc gia độc lập của Duma Quốc gia Nga nói rằng thời điểm này chưa thích hợp cho một động thái như vậy.
"Tôi nghĩ bây giờ không phải là thời điểm thích hợp cho việc này. Và gần như không cần thiết phải xem xét những câu hỏi như vậy bây giờ", ông Kalashnikov nói.
Vào ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về "một hoạt động quân sự đặc biệt" với tuyên bố bảo vệ Donbass khỏi "nạn diệt chủng" do Ukraine không sẵn sàng thực hiện Thỏa thuận Minsk trong 8 năm.
Bất chấp những lời đe dọa trừng phạt của phương Tây, Nga đã chính thức công nhận các vùng Donetsk và Lugansk ở Donbass, miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập trước khi tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, ít nhất 1.104 dân thường đã thiệt mạng và 1.754 người bị thương. Hơn 3,8 triệu người Ukraine cũng đã chạy sang các nước láng giềng, với hàng triệu người khác phải di dời bên trong đất nước, theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc.
Không quân Nga đã tấn công 91 mục tiêu quân sự của Ukraina trong một ngày, Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết tại cuộc họp báo hôm qua 26/3.
"Trong ngày, lực lượng tác chiến - chiến thuật và không quân đã tấn công 91 cơ sở quân sự của Ukraine. Trong số đó có 2 sở chỉ huy, 11 kho dã chiến với vũ khí và đạn dược, 2 trạm tác chiến điện tử, 20 cứ điểm của các đơn vị vũ trang Ukraina và 52 khu vực tập trung thiết bị quân sự", - ông Konashenkov nói.
Cùng ngày, hãng TASS đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã gặp Bộ trưởng Tài chính Nga để thảo luận việc tiếp tục cung cấp vũ khí hiện đại cho cuộc chiến Ukraine.
Theo TASS, những hạng mục đó bao gồm "tổ hợp robot, hỗ trợ thông tin và thiết bị tác chiến điện tử, và tất nhiên, hậu cần" - ông Shoigu nói và cho biết thêm, việc mua sắm quốc phòng đang được thực hiện đúng kế hoạch.
Lviv và vùng phía tây bị tấn công
Trên thực địa, các khu vực phía tây Ukraine đã trở thành mục tiêu tấn công dữ dội của lực lượng Nga, nhất là tại thành phố Lviv gần biên giới Ba Lan.
Hôm qua tên lửa Nga đã đánh trúng một kho nhiên liệu và một địa điểm hạ tầng quân sự trong thành phố Lviv gây cháy nổ dữ dội. Không ai thiệt mạng ở chỗ kho nhiên liệu nhưng có 5 người bị thương, còn thương vong ở địa điểm thứ hai chưa xác định. Cả hai địa điểm đều nằm trong khu vực dân cư.
Thị trưởng Lviv Andriy Sadovyi cho biết tên lửa được phóng đi từ thành phố Sevastopol. Ông kêu gọi cần viện trợ hệ thống phòng không cho Ukraine càng sớm thì người dân càng sớm an toàn và Ukraine sớm chiến thắng.
Thị trưởng Livv còn bình luận rằng vụ tấn công này là cách người Nga "chào hỏi Tổng thống Biden, người đang có mặt ở Ba Lan, và mọi người đều biết Lviv chỉ cách Ba Lan 70km, nên thế giới cần hiểu tình hình nghiêm trọng thế nào".
Cũng ở phía tây Ukraine, người đứng đầu cơ quan quân sự vùng Volyn cho biết các vụ nổ được báo cáo ở đây suốt đêm qua. Đã có 4 quả tên lửa được bắn vào Volyn từ phái lãnh thổ Belarus. Volyn là khu vực ở góc tây bắc Ukraine, giáp giới với Ba Lan và Belarus.
Ukraine giành lại một số vùng lãnh thổ
Ở phía đông, một cuộc phản công của Ukraine bắt đầu từ hôm 25/3 ở phía đông thành phố Kharkov đã khiến quân đội giành lại quyền kiểm soát Vilkhivka, một trong những khu định cư cách biên giới Nga ở phía đông bắc Ukraine khoảng 32 km (20 dặm).
Oleg Synegubov, quản trị viên khu vực Kharkiv cho biết, một số ngôi làng xung quanh Malaya Rogan đã bị lực lượng Ukraine chiếm lại. Các ngôi làng cách trung tâm Kharkiv khoảng 20 km (12 dặm), nơi gần như bị quân Nga bao vây kể từ những tuần đầu của cuộc xâm lược.
Video được công bố trên Telegram hôm qua 26/3, cho thấy một cuộc đọ súng dữ dội giữa người Ukraine - bao gồm các thành viên của Tiểu đoàn Azov - và lực lượng Nga tại làng Vilkhivka. Tiểu đoàn Azov ban đầu là một lực lượng dân quân cực đoan dân tộc chủ nghĩa ở miền đông Ukraine, và kể từ đó được gia nhập vào quân đội Ukraine.
Người lính Ukraine đăng tải đoạn video đã chỉnh sửa, tuyên bố trên Telegram rằng tiểu đoàn đã tiêu diệt "khoảng 70 quân" và chỉ huy một số phương tiện quân sự của Nga. CNN không thể xác nhận cái chết của quân đội Nga, hoặc chiếc xe bị bắt.
Phía Ukraine đã bắt 27 lính Nga làm tù binh. Trong video, họ bị bịt mắt, bị lột quần áo, bị nhét vào phía sau ô tô và xe tải các thành viên của tiểu đoàn Azov lái xe đi. Một số bị thương rõ ràng.
Xa hơn về phía bắc Kharkov, gần thành phố Sumy, quân đội Ukraine cũng đã giải phóng một số khu định cư, CNN cho biết. Theo cơ quan quản lý quân sự khu vực Zaporizhzhia, một cuộc phản công riêng biệt ở phía nam cách Mariupol khoảng 103 km (103 km) về phía tây bắc cũng giải phóng hai ngôi làng khỏi lực lượng Nga. Chiến sự diễn ra ác liệt tại khu vực này suốt 14h tính đến sáng nay.
Ở thành phố Slavutych, nơi đã bị lính Nga chiếm giữ, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng phía Nga sẽ không thể khuất phục được thành phố và sẽ gặp tinh thần kháng cự như ở các khu vực khác của đất nước. Hàng trăm người dân thành phố đã biểu tình phản đối sự có mặt của người Nga.
Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế (IAEA) đã chỉ trích việc Nga chiếm thành phố này bởi đây là nơi sinh sống của công nhân nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gần đó. IAEA đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại đây.
Thoả thuận an ninh tập thể P5+2?
Về khía cạnh chính trị, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Emine Dzhaparova hôm qua nhắc lại lời kêu gọi thực hiện một thỏa thuận an ninh tập thể để bảo vệ Ukraine, bao gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trả lời phỏng vấn CNN, bà Dzhaparova nói rằng thoả thuận này nghĩa là trong trường hợp Ukraine bị tấn công, các nước này sẽ phải bảo vệ Ukraine.
Các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an bao gồm Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp.
Nhà Trắng chỉnh lại phát ngôn của Tổng thống Biden về Tổng thống Putin
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố mạnh mẽ hôm thứ Bảy rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền", nhưng Nhà Trắng sau đó nói rằng đó không phải là lời kêu gọi thay đổi chế độ.
"Vì Chúa, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền", ông Biden tuyên bố ngay sau khi kết thúc bài diễn văn tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw.
Tuy nhiên sau đó Nhà Trắng lên tiếng: “Quan điểm của Tổng thống là Putin không thể được phép thực thi quyền lực đối với các nước láng giềng hoặc khu vực. Ông ấy không thảo luận về quyền lực của Putin ở Nga hay sự thay đổi chế độ”.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết câu nói của Biden rằng Putin "không thể tiếp tục nắm quyền" không có trong các bình luận đã chuẩn bị của ông.
Các quan chức Mỹ trước đây từng nói rằng việc loại bỏ Putin khỏi quyền lực không phải là mục tiêu của họ.
"Đối với chúng tôi, đó không phải là việc thay đổi chế độ. Người dân Nga phải quyết định xem họ muốn lãnh đạo ai", Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết hồi đầu tháng.
Phản ứng lại, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Việc này không phải do ông Biden. Đó chỉ nên là sự lựa chọn của người dân Liên bang Nga”.
Cũng trong bài phát biểu tại Ba Lan, Tổng thống Biden nói rằng người dân Nga “không phải kẻ thù của Mỹ”. Ông cũng nói hành động của Tổng thống Putin ở Ukraine không phải là của một quốc gia vĩ đại.
Ông Biden cảnh báo ông Putin “đừng nghĩ đến việc di chuyển 1cm nào vào lãnh thổ của NATO”, Mỹ cam kết với các nghĩa vụ bảo vệ tập thể trong Hiến chương NATO. Nhưng ông nói rõ rằng cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine - nước không phải thành viên NATO - không cần yêu cầu Mỹ liên can trực tiếp. “Lực lượng Mỹ ở Châu Âu không phải để xung đột với lực lượng Nga. Lực lượng Mỹ ở đây để bảo vệ các đồng minh NATO”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng ngày dã tuyên bố Mỹ định viện trợ thêm 100 triệu USD cho Ukraine. Đây là các khoản viện trợ quân sự nhằm thúc đẩy năng lực bảo vệ an ninh biên giới, thực thi luật dân sự, bảo vệ hạ tầng quan trọng của chính phủ. Khoản viện trợ này sẽ giúp tiếp tục cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị dã chiến, thiết bị chiến thuật, vật tư y tế, xe bọc thép và thiết bị thông tin liên lạc cho Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine và Cảnh sát Quốc gia Ukraine".
Theo Marca, sau khi Nga cảnh báo rằng họ đang đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động cao độ giữa cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang "trở lại và có thể xảy ra". Truyền thông Nga mới đây cũng cảnh báo về "chiến tranh hạt nhân toàn cầu" nếu Mỹ, NATO can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine để bảo vệ chính quyền hiện tại ở Kiev.
Điều đó làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về những thành phố hoặc địa điểm nào có thể bị nhắm mục tiêu nếu Nga tấn công Mỹ?
Theo Reuters, Đài truyền hình nhà nước Nga từng cho biết, Lầu Năm Góc, Trại David, Đài Phát thanh Hải quân Jim Creek ở Washington (chịu trách nhiệm duy trì liên lạc với các tàu ngầm Mỹ khi chúng đang lặn dưới biển), Pháo đài Ritchie ở Maryland (một căn cứ quân sự đầu não của Mỹ) và Căn cứ Không quân McClellan ở California sẽ là những mục tiêu hàng đầu của Nga.
Theo Marca, chính phủ Mỹ và công dân Mỹ hiện chưa chuẩn bị cho hậu quả của bất kỳ loại thảm họa hạt nhân nào, cho dù đó là tên lửa được bắn từ một quốc gia khác, hay một cuộc tấn công mặt đất từ một nhóm khủng bố hoặc một số sự cố kích nổ vô tình.
Theo Tiến sĩ Irwin Redlener tại Trường Y tế Công cộng Mailman của Đại học Columbia - 6 thành phố ở Mỹ có nguy cơ bị tấn công cao nhất bao gồm: New York, Chicago, Washington. DC, Los Angeles, San Francisco và Houston.
Nhưng hiện chỉ các trang web quản lý khẩn cấp của New York, Washington, DC và Los Angeles mới cung cấp thông tin về cách ứng phó với thảm họa phóng xạ, đề cập trực tiếp đến khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bác bỏ các tuyên bố rằng Ukraine và Nga sắp thiết lập một thỏa thuận hòa bình vào thứ Sáu 26/3. Ông Kuleba thẳng thừng phủ nhận những bình luận lạc quan được đưa ra cùng ngày về các cuộc đàm phán hòa bình của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - người đang đóng vai trò trung gian hòa giải quan trọng trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Phát biểu với Ukrainska Pravda, ông Kuleba nói rằng, Ukraine "không có sự đồng thuận" với Nga về các vấn đề chia rẽ hai bên.
"Không có sự đồng thuận nào với Nga về 4 điểm mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề cập. Đặc biệt, ngôn ngữ nhà nước duy nhất ở Ukraine là tiếng Ukraine và sẽ vẫn như vậy. Nói chung, việc phân loại các chủ đề đàm phán quan trọng thành 4 điểm, hoặc bất kỳ con số nào khác, là không phù hợp”, ông Kuleba nói.
Ngoại trưởng Ukraine cũng tuyên bố rằng phái đoàn Ukraine đã có lập trường cứng rắn với các nhà đàm phán Nga, từ chối từ chối các yêu cầu hàng đầu của họ. Phái đoàn Ukraine đang nỗ lực để thiết lập một lệnh ngừng bắn đồng thời bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Ông Kuleba bày tỏ sự cảm ơn đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã cung cấp viện trợ nhân đạo và chính trị cho Ukraine, nhưng ông khẳng định những bình luận đưa ra trước đó cùng ngày của Tổng thống Erdogan là không đúng sự thật.
“Chúng tôi hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách là một người bạn và đối tác chiến lược của Ukraine, sẽ tiếp tục ủng hộ đất nước tôi trên tất cả các chặng đường. Nhân cơ hội này, tôi cũng muốn nhắc các bạn rằng, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và tăng cường khả năng quốc phòng của Ukraine là những yếu tố quan trọng không kém để ngăn chặn Nga và đạt được tiến triển mong muốn trong các cuộc đàm phán. Chiến lược ba bên bao gồm - các biện pháp trừng phạt, hỗ trợ quân sự, đàm phán - không nên bị nghi ngờ bởi bất kỳ ai", Ngoại trưởng Ukraine nói.
Tổng thống Erdogan đã nói gì?
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Ergodan hôm thứ Sáu 25/3 tuyên bố rằng, Ukraine đã đồng ý với Nga về 4 trong 6 yêu cầu trên bàn đàm phán để đổi lại một thỏa thuận ngừng bắn. Cụ thể, ông cho biết Ukraine đã đồng ý từ bỏ khả năng trở thành thành viên NATO và chính thức công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ 2 của Ukraine.
“Tôi nghĩ rằng có sự đồng thuận liên quan đến 4 vấn đề đàm phán chính. Điều đầu tiên liên quan đến việc Ukraine gia nhập NATO”, ông Ergodan nói.
Phần này có thể đúng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước đã nói rằng Ukraine “phải thừa nhận” rằng họ sẽ không gia nhập NATO và người dân Ukraine phải “dựa vào chính họ và các đối tác của chúng tôi, những người đã giúp đỡ chúng tôi”.
Ông Erdogan cũng nói với các phóng viên ở Brussels rằng, Tổng thống Zelensky đã đồng ý với người Nga để công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ thứ 2 ở Ukraine.
“Ông Zelensky đã đồng ý với điều này. Phần lớn người Ukraine nói tiếng Nga. Không có vấn đề gì trong vấn đề này”, ông Erdogan nhấn mạnh, trước khi nói thêm rằng Ukraine sẵn sàng nhượng bộ theo yêu cầu của Nga về việc phi quân sự hóa hoàn toàn.
Tuy nhiên, ông Erdogan đã nói rằng Ukraine sẽ không sẵn sàng đồng ý giải giáp hoàn toàn đất nước và ông Zelensky sẽ không đồng ý công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga cũng như sự độc lập của Luhansk và Donetsk.
Không rõ tại sao ông Erdogan lại đưa ra những tuyên bố vốn đã bị cả Ngoại trưởng Dmytro Kuleba và Tổng thống Zelenskyy bác bỏ. Tuy nhiên, với việc Ukraine phản ứng rắn trước những tuyên bố của Tổng thống Erdogan cho thấy, một giải pháp ngừng bắn và hòa bình giúp kết thúc cuộc chiến ở Ukraine dường như vẫn còn xa vời, theo 19 Forty Five.
Tổng thống Putin ra lệnh tăng cường phòng thủ phía Tây
Tổng thống Putin được cho là đã kêu gọi quân đội Nga cải thiện tuyến phòng thủ ở phía tây Ukraine khi các lực lượng Nga đang tiếp tục chiến đấu trên các đường phố của Kiev và cố gắng đè bẹp các lực lượng Ukraine cũng như kho vũ khí và đạn dược khổng lồ do NATO cung cấp.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Sáu 25/3 cho biết, ông Putin đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu chỉ đạo quân đội cải thiện tuyến phòng thủ ở sườn phía tây.
Tổng thống Putin đã chỉ thị điều này ngay cả trước khi các lực lượng NATO thông báo rằng họ sẽ triển khai sự hiện diện quân sự lớn hơn ở sườn phía đông của liên minh.
Ông Peskov nói rằng Đại tướng Shoigu hiện dự kiến sẽ đề xuất cụ thể với Tổng thống Nga về việc tăng cường biên giới phía Tây.
Ngoài ra, còn có các bình luận đặc biệt đáng lo ngại gần đây từ ông Peskov rằng, Liên bang Nga có thể cảm thấy bắt buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu nước này phải đối mặt với một “mối đe dọa hiện hữu”.
Mặc dù thông tin chi tiết về “một mối đe dọa hiện hữu” có thể không được chỉ ra một cách cụ thể, nhưng việc NATO mở rộng sang phía Đông là một yếu tố thúc đẩy Nga quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và có thể khiến Nga hành động cực đoan hơn, theo 19 Forty Five.
NATO củng cố sườn phía Đông
Đầu tuần này, NATO đã thông báo rằng 4 nhóm tác chiến sẽ được điều động đến sườn phía đông, giáp biên giới Ukraine, để tăng cường hỗ trợ cho các chiến binh Ukraine ở Kiev. Trước đó, Các thành viên NATO bắt đầu chuyển tên lửa phòng không Patriot tới Slovakia để củng cố khả năng phòng thủ ở sườn đông liên minh quân sự.
Dù không gửi quân tới Ukraine để hỗ trợ chiến đấu, nhưng NATO tiếp tục tích cực cung cấp các nguồn lực, vật tư, đạn dược và vũ khí quan trọng cho Ukraine.
Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết sau cuộc họp tại Brussels hôm thứ Năm 24/3 rằng việc Nga tiến quân vào Ukraine đã thay đổi môi trường an ninh của NATO trong dài hạn.
"Đó là một thực tế mới, một bình thường mới, và NATO đang đáp trả", ông Stoltenberg nói.
Sau thông báo này, các lực lượng NATO đã chỉ đạo 4 nhóm tác chiến đa quốc gia, mỗi nhóm có tới 1.500 quân tới Bulgaria, Romania, Slovakia và Hungary. Điều đó có nghĩa là ở sườn phía đông của NATO sẽ có gấp đôi số lượng các nhóm tác chiến đóng tại các quốc gia cực đông của NATO so với trước đây.
Ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh với các nhà báo rằng NATO đang cải thiện khả năng chuẩn bị cho việc Nga sử dụng vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng trước, theo chuyên gia chính trị Pháp, Tiến sĩ Lees, Tổng thống Macron ban đầu hy vọng sẽ hoàn thành vai trò hòa giải giữa Nga và Ukraine, phương Tây.
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Erdogan mới là trung gian quan trọng giữa Nga và Ukraine cũng như phương Tây.
Rõ ràng, trong suốt cuộc xung đột, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đối thoại thường xuyên với Tổng thống Putin, cũng như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và lãnh đạo Belarus.
Người phát ngôn của ông Erdogan, Ibrahim Kalin nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành trung gian đáng tin cậy duy nhất giữa Nga, Ukraine và phương Tây, sau khi ông Putin "cắt đứt cầu nối" với tất cả những người hòa giải khác.
“Tôi nghĩ rằng trước đây ông Erdogan có mối quan hệ khá tích cực với Tổng thống Nga Putin, ít nhất là trên danh nghĩa một nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng đang cố thiết lập một 'mối quan hệ hợp tác', một cuộc trò chuyện với Putin", Tiến sĩ Lees bình luận.
“Vào thời điểm ngay trước khi Nga đưa quân vào Ukraine, có cảm giác rằng sắp có một đường dây nóng giữa Điện Elysee và Điện Kremlin. Nhưng điều đó chưa thực sự thành hiện thực. Tôi nghĩ ông Macron đã hy vọng đóng vai trò trung gian hòa giải, giúp các bên tổ chức các cuộc đàm phán mà hiện đang được ông Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ. Ông ấy đã hy vọng điều đó", Tiến sĩ Lee nhấn mạnh.
Kể từ khi trở thành Tổng thống vào năm 2017, ông Macron đã thiết lập một số cuộc gặp với ông Putin, trong đó ông cố gắng đưa nhà lãnh đạo Nga đến gần châu Âu hơn.
Ông Macron sau đó tiếp tục liên lạc với ông Putin bất chấp những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2017 của Pháp.
Nhà lãnh đạo Pháp cũng kiên trì với "cuộc tấn công quyến rũ" của mình trong khi Nga đưa binh lính và thiết bị quân sự tập trung ở biên giới Ukraine, khiến Mỹ, NATO ra sức cáo buộc Điện Kremlin đang chuẩn bị phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine, mối quan hệ giữa ông Macron và Điện Kremlin đã rạn nứt.
“Đây không còn là một mối quan hệ tích cực nữa. Thực ra bây giờ mối quan hệ thù địch rõ ràng hơn rất nhiều, và ông Macron đã không ngại lên án hành động của ông Putin", Tiến sĩ Lees nói.
Không chỉ lên án mạnh mẽ nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Pháp Macron đã cùng EU và các đồng minh phương Tây đáp trả bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga sau khi ông Putin phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine.
Là máy bay đa năng thế hệ 4++, tiêm kích MiG-35 có hệ thống điện tử hiện đại và hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm cả radar mảng pha điện tử chủ động Phazotron Zhuk-AE có thể phát hiện nhiều mục tiêu.
Hệ thống radar này có khả năng chống lại các cuộc tấn công điện từ và giúp gia tăng phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 200km trên không và 60km dưới mặt đất xa hơn nhiều so với các loại radar do Nga sản xuất trước đây. Phazotron Zhuk-AE có thể hoạt động đồng thời ở chế độ không đối không và không đối đất, xác định được liệu mục tiêu đơn lẻ hay theo nhóm, truyền dữ liệu và chia sẻ thông tin cho các máy bay khác.
Ngoài hệ thống radar tối tân, MiG-35 còn được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Klimov RD-33MK giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.560 km/h, phạm vi bay mà không cần tiếp nhiên liệu lên tới 3.500 km, bán kính chiến đấu 1.000 km. Với 9 mấu cứng, MiG-35 có thể mang theo nhiều loại tên lửa, rocket và bom, trong đó có tên lửa chống hạm với đầu dò radar chủ động, tên lửa chống radar và bom dẫn đường, pháo nòng 30mm.
MiG-35 còn được tích hợp hệ thống định vị quang học (OLS). OLS cùng với radar của máy bay sẽ tạo nên một tổ hợp "mắt thần" hoàn hảo để giúp tiêm kích có thể tác chiến hiệu quả trên chiến trường hiện đại khi cung cấp hình ảnh hồng ngoại của đối phương. Người Nga tin rằng, cảm biến OLS sẽ rất hữu ích trong việc chống lại các máy bay cùng loại như F-16 và Dassault Rafale.
Theo Alarabiya, tại một cuộc họp báo ở Moscow, các quan chức quân sự cấp cao đã đưa ra thông tin cập nhật đầu tiên về số lượng binh sĩ Nga tử trận ở Ukraine sau nhiều tuần, đồng thời cho biết thêm rằng 3.825 binh sĩ khác đã bị thương.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga, ông Mikhail Mizintsev cho biết 419.736 dân thường đã được sơ tán đến Nga từ các khu vực ly khai ở miền đông Donetsk và Lugansk, cũng như phần còn lại của Ukraine.
Trong số này, có hơn 88.000 trẻ em và 9.000 người nước ngoài. “Nga sẽ tiếp tục mở cửa và cung cấp các hành lang nhân đạo theo mọi hướng", ông Mizintsev nói.
Trong khi đó, một đại diện cấp cao của Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng vũ trang Nga, ông Sergey Rudskoi lên án việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
“Chúng tôi coi việc cung cấp vũ khí cho Kiev của các nước phương Tây là một sai lầm lớn. Điều này kéo dài xung đột, tăng số lượng nạn nhân và sẽ không thể ảnh hưởng đến kết quả của chiến dịch”, ông Rudskoi nói thêm.
“Mục đích thực sự của những nguồn cung cấp như vậy không phải để hỗ trợ Ukraine, mà để kéo nước này vào một cuộc xung đột quân sự kéo dài. Một số thành viên của NATO đang đề nghị đóng cửa bầu trời. Các lực lượng vũ trang của Nga sẽ phản ứng tương ứng”, ông nói thêm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi NATO áp đặt vùng cấm bay trên bầu trời đất nước ông.
Ông Rudskoi nói thêm rằng Nga đang thực hiện một chiến dịch "trên toàn bộ lãnh thổ của Ukraine", đồng thời nói thêm rằng Ukraine đã mất 14.000 quân trong khi 16.000 binh lính khác bị thương.
Ngày 23-24/3/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraine, tập trung vào tình hình nhân đạo. Tham dự và phát biểu gồm Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ, thay mặt cho Chủ tịch ĐHĐ LHQ, và đại diện hơn 60 nước, tổ chức khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ chia sẻ sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân đạo do chiến sự gây ra tại Ukraine; đồng thời nhấn mạnh, ưu tiên cấp bách và hàng đầu hiện nay là cần tập trung vào việc dừng chiến sự, bảo vệ thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, triển khai các hoạt động nhân đạo và sơ tán công dân.
Đại sứ cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực nhân đạo của Tổng Thư ký LHQ, các cơ quan LHQ, các nước trong khu vực, các đối tác quốc tế và sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo của LHQ đối với Ukraine trong điều kiện và khả năng cho phép. Đại sứ nhấn mạnh đối thoại, đàm phán giữa các bên liên quan cần được triển khai để tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và tính đến lợi ích, quan tâm của các bên liên quan.
Theo Daily Mail, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba mới đây tuyên bố, quân đội Ukraine chỉ còn đủ tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không trong 2 tuần đồng thời kêu gọi phương Tây viện trợ thêm vũ khí.
Anh - được cho là nước tích cực nhất trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine - đã ngay lập tức tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 6.000 tên lửa mới và 32 triệu USD để trả lương cho các binh sĩ và phi công Ukraine.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố gói hỗ trợ mới này vào hôm nay 24/3 tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO và G7, đồng thời báo hiệu sẵn sàng giúp Ukraine tăng cường năng lực quốc phòng hơn nữa, văn phòng của ông cho biết hôm thứ Tư 23/3.
"Vương quốc Anh sẽ làm việc với các đồng minh của chúng tôi để tăng cường hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, củng cố khả năng phòng thủ của họ khi họ đang lật ngược tình thế trong cuộc chiến này", ông Johnson nói.
"Một tháng sau cuộc khủng hoảng này, cộng đồng quốc tế phải đối mặt với sự lựa chọn. Chúng ta có thể giữ cho ngọn lửa tự do tồn tại ở Ukraine, hoặc để nó có nguy cơ bị dập tắt trên khắp châu Âu và thế giới", ông Johnson nói thêm.
Với cam kết mới, Anh sẽ cung cấp tổng cộng lên tới 10.000 tên lửa cho Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm nay thứ Năm 24/3 tại Brussels dự kiến sẽ cung cấp thêm viện trợ cho Kiev, bao gồm các thiết bị để giúp Ukraine bảo vệ khỏi các mối đe dọa hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.