Tờ Sohu của Trung Quốc cho biết, lăng mộ con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được phát hiện ở một ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Hồ Bắc, được bao quanh bởi sông núi và rừng cây.
Chủ nhân của ngôi mộ là Dĩnh Tĩnh Vương - Chu Đống - con trai thứ 24 của Minh Thái Tổ - người sáng lập ra nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc với Lưu Huệ phi.
Sinh thời Chu Đổng không phải là người kế thừa ngai vàng. Ông chết trẻ vào năm 1414 khi mới 26 tuổi.
Theo sử sách, Chu Nguyên Chương rất yêu thương Chu Đổng vì Dĩnh Tĩnh Vương là người hiền hòa, hiếu thuận, kính trên nhường dưới... Do đó, sau khi Chu Đổng qua đời, Chu Nguyên Chương hết sức đau lòng. Việc hậu sự của Chu Đổng vì thế cũng được Minh Thái Tổ hết lòng chăm chút.
Một tháng sau khi Chu Đổng qua đời, vợ của ông là vương phi Quách thị được cho là quá đau buồn nên đã treo cổ tự sát. Chu Đổng và Quách thị được chôn cất trong cùng một lăng mộ.
Lăng Mộ của Chu Đổng đã nhiều lần bị trộm mộ có ý đào bới để tìm kiếm báu vật (nhưng bất thành) và trải qua nhiều trận ném bom trong chiến tranh. Vì thế, lăng mộ bắt đầu hư hại và xuống cấp nặng nề.
Để bảo vệ tối đa các di tích văn hóa, năm 2005, các chuyên gia khảo cổ học đã quyết định khai quật lăng mộ của Chu hoàng tử.
Lăng mộ của Chu Đổng rất rộng lớn, có nhiều gian phòng và đặc biệt kiên cố vì được bao phủ bằng đá và có một cửa đá kiên cố. Để vào được ngôi mộ cổ, các chuyên gia đã tốn rất nhiều công sức để khoan cắt đá.
Khi vào bên trong, các chuyên gia khảo cổ nhận thấy lăng mộ rất khô ráo, giúp lăng được bảo quản tương đối tốt. Ngoài 8 bảo vật thuộc hàng quốc bảo được khai quật từ lăng mộ Dĩnh Tĩnh Vương, các chuyên gia còn tìm thấy rất nhiều đồ gốm sứ, đồ trang sức và đồ tùy táng bằng vàng, ngọc bên trong lăng mộ. Số lượng vàng ngọc trong lăng được cho là nằm ngoài sức tưởng tượng của các nhà khảo cổ.
Ước tính, có tổng cộng hơn 400 di tích văn hóa đã được khai quật trong lăng mộ của Dĩnh Tĩnh Vương, trong đó hơn 100 di tích lịch sử quý giá thời nhà Minh.
Nhưng kho báu đó không khiến các nhà khảo cổ học bất ngờ. Điều khiến họ bị sốc là hài cốt của 6 cô gái trẻ được chôn cùng trong lăng Dĩnh Tĩnh Vương. Trong số 6 cô gái trẻ này, có cả Quách thị, chính thê của Dĩnh Tĩnh vương. Ngoài ra, trong số họ, còn có cả những thiếu nữ chưa đến tuổi trăng tròn.
Vậy những cô gái trẻ còn lại, họ là ai? Vì sao họ lại chết? Và vì sao được chôn cùng lăng mộ với Dĩnh Tĩnh Vương?
Theo sử sách, Dĩnh Tĩnh Vương không có con trai mà chỉ có 4 con gái, 3 trong số họ đã được gả ra khỏi nhà. Vì thế, những cô gái trẻ được chôn trong lăng mộ không có quan hệ huyết thống với Dĩnh Tĩnh Vương.
Sau khi điều tra kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng 6 cô gái trẻ này là thê thiếp của Dĩnh Tĩnh Vương trong vương phủ.
Sau khi ông chết, theo quy định của nhà Minh, 6 thê thiếp này bắt buộc phải tuẫn táng (chôn người sống theo người chết) và được chôn cùng một mộ với người chồng quá cố. Đây là hủ tục tuẫn tàng vô cùng tàn khốc nhưng được xe là cách để đảm bảo người chết dù sang đến thế giới bên kia vẫn luôn được hầu hạ và sống sung sướng như lúc sinh thời.
Lịch sử chép lại rằng, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi chết, 40 thê thiếp, cung nữ hầu hạ ông đều bị chôn cùng ông. Người em trai (cùng cha khác mẹ) của Chu Đổng là Chu Di, cũng qua đời ở tuổi 26, cũng được chôn cất cùng với 16 thê thiếp.
Hủ tục tuẫn táng mà Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương áp đặt đã khiến rất nhiều sinh linh vô tội phải chết oan, khiến hậu thế đánh giá ông thực sự quá tàn nhẫn.
Đăng nhận xét