Nói đến lịch sử phát triển vũ khí nóng của Trung Quốc, không thể không nhắc tới chuyên gia chế tạo hỏa khí (súng) thời nhà Thanh – Đới Tử, đồng thời cũng là một họa sĩ có tiếng. Ông được coi là niềm hy vọng của sự nghiệp phát triển vũ khí triều Thanh.
Đới Tử sinh ra trong một gia đình quan chức. Điểm khác biệt là ngay từ nhỏ, Đới Tử đã rất có hứng thú với việc chế tạo máy móc. Mặc dù ở vào thời đại đó, việc chế tạo máy móc được mọi người xem là nghề đòi hỏi kỹ năng khéo léo, nhưng gia đình Đới Tử vẫn không kìm được hứng thú của ông. Điều đáng nói là cha của Đới Tử cũng có khá thành thạo trong lĩnh vực chế tạo máy móc, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ông. Cũng chính vì có nền tảng như vậy mà Đới Tử đã có cơ hội phát triển thành một chuyên gia vũ khí xuất sắc trong thời đại cũ đó.
Được biết, khi Đới Tử còn rất trẻ, ông đã chế tạo ra nhiều loại mô hình súng ống. Dưới sự hướng dẫn của phụ thân, kỹ thuật của Đới Tử càng ngày càng trở nên cao siêu. Vốn dĩ, những nhân tài như ông có thể nâng cao trình độ quân sự của nhà Thanh về mặt chất lượng. Nhưng đáng tiếc rằng, một vụ án oan xảy ra, đã ảnh hưởng đến cuộc đời của Đới Tử và cũng ảnh hưởng đến xu thế lịch sử của nhà Thanh.
Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời của Đới Tử là chế tạo ra "Liên Chu hỏa súng" và "Uy viễn đại tướng quân". Tuy nhiên, "Uy viễn đại tướng quân" vốn không phải do Đới Tử tự thiết kế, nguyên mẫu của nó là "pháo thăng thiên". Đới Tử đã dựa vào đó để cải tiến công nghệ và khiến tính năng của pháo thăng thiên được cải tiến đột phá.
Lúc đầu, dưới sự kêu gọi của triều đình nhà Thanh, các người thợ tại Trung Quốc bắt đầu cố gắng học theo phương Tây để chế tạo pháo tiên tiến. Tuy nhiên, do không có kiến thức liên quan, Đới Tử đã mất hơn một năm mà không thể chế tạo pháo. Không giống như những người thợ thủ công khác, nhà truyền giáo người Bỉ Ferdinand Verbiest đến từ phương Tây, vì vậy ông có những điều kiện đặc biệt tốt hơn.
Ferdinand Verbiest chỉ dùng vài tháng để chế tạo ra "pháo thăng thiên". Thật không may vì kỹ thuật chế tạo ban đầu của loại pháo này do Bỉ nắm trong tay, còn "pháo thăng thiên" do Ferdinand Verbiest chế tạo chỉ có thể miễn cưỡng chấp nhận nhưng hoàn toàn không thể được đưa vào chiến trường. Vì Đới Tử là một chuyên gia vũ khí trong triều đình vào thời điểm đó, nên ông có vinh dự được xem cuộc thử nghiệm bắn pháo và có thể tiếp cận tìm hiểu về cấu tạo của "pháo thăng thiên".
Sau khi trực tiếp chiêm nghiệm "pháo thăng thiên", nhiều điểm mấu chốt được giải thích rõ ràng, Đới Tử đã mất tám ngày để chế tạo một khẩu thần công có hiệu suất tốt hơn "pháo thăng thiên" và thử nghiệm phóng trước mặt hoàng đế. Hoàng đế cảm thấy hiệu suất của "pháo thăng thiên" sau khi được cải tiến vô cùng ưu tú, liền quyết định cho sản xuất hàng loạt loại pháo này. Hoàng đế rất hài lòng, ngự ban cái tên mới cho loại pháo này là "Uy viễn đại tướng quân", đồng thời ban thưởng cho người thiết kế ra nó là Đới Tử.
Điều đáng buồn là chốn quan trường vào cuối thời nhà Thanh gặp nhiều phong ba bão táp. Chuyện của Đới Tử đã gây ra sự bất mãn tột độ với người phát minh ra"pháo thăng thiên" là Ferdinand Verbiest. Mặc dù Ferdinand Verbiest được bổ nhiệm làm quan chức cấp cao, nhưng ông cũng là một nhà truyền giáo được phương Tây gửi đến Trung Quốc, ngoài bản thân ông còn có những công nghệ tiên tiến của phương Tây được giới thiệu vào đất nước mông muội Trung Hoa khi đó.
Ferdinand Verbiest mất gần một năm mới nghiên cứu, chế tạo ra "Pháo thăng thiên", không ngờ rằng chưa đầy mười ngày, tên tuổi của "Uy viễn đại tướng quân" lại vượt quá cả "Pháo thăng thiên". Đây cũng chính là câu nói người đời hay gieo nơi cửa miệng "đồng nghề là oan gia", Ferdinand Verbiest ôm mối hận, cho rằng Đới Tử đã ăn cắp sáng chế của mình, còn làm ảnh hưởng đến tiền đồ của mình. Kể từ đó, Ferdinand Verbiest đối đầu với Đới Tử ở khắp mọi nơi. Trong một dịp ngẫu nhiên, Ferdinand Verbiest đã nắm lấy cơ hội quy kết Đới Tử câu kết với phản tặc.
Đới Tử vì bị cuốn vào một vụ án mưu phản nên bị hoàng đế đày đến Thẩm Dương. Sau khi Đới Tử bị lưu đày, nhà họ Đới cũng không còn cuộc sống tốt đẹp như trước. Đới Tử sống thê thảm trong những ngày tháng lưu đày cho đến khi chết vì bạo bệnh ở Thẩm Dương.
Tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời của Đới Tử là ông đã không phát huy được tác phẩm đáng tự hào của mình "Liên chu hỏa súng" trong quân đội. Từ cái tên "Liên chu hỏa súng", chúng ta có thể thấy đây rất có thể là "khẩu súng máy" cổ nhất trên thế giới. Để tưởng nhớ Đới Tử, các thế hệ sau gọi Liên chu hỏa súng thành "Súng máy Đới Tử".
Tất nhiên, "súng máy" này không phải như súng máy thời hiện đại. Mặc dù các chi tiết cơ bản và cách sử dụng gần giống với súng hiện đại nhưng lại có sự khác biệt lớn về các thiết kế và thậm chí cả cấu tạo. Do đó, cũng không hẳn là không có căn cứ để nói rằng để nói rằng "Liên chu hỏa súng" là nguyên mẫu ban đầu của súng máy hiện đại.
Theo ghi chép trong tài liệu lịch sử, công nghệ "Liên chu hỏa súng" của Đới Tử tại thời điểm đó đã dẫn đầu thế giới. Nếu loại vũ khí này có thể được sản xuất hàng loạt, nó chắc chắn sẽ viết lại số phận của nhà Thanh. Đáng tiếc, sau khi phát minh ra "Liên chu hỏa súng", Đới Tử gặp ác mộng, cảm thấy đây là điềm xấu, nên đã không quảng bá "Liên chu hỏa súng" cho quân đội nhà Thanh. Theo lời đồn, Đới Tử gặp một giấc mơ lạ, người trong mộng quở trách ông nói rằng, ông trời vốn độ đức, nếu Đới Tử nếu dâng lên hoàng đế vũ khí này và để nó lan truyền nhân gian, thì con cháu hậu thế của ông sẽ không ai sống được.
Đới Tử cũng không ngờ được rằng khi bị hãm hại, ông cũng không còn cơ hội để trình lên "Liên chu hỏa súng". Có lẽ đây không chỉ là tiếc nuối của cá nhân Đới Tử mà còn là tiếc nuối của cả vương triều Mãn Thanh. Trong thời đại mà vũ khí nóng chưa bao giờ được phổ biến, nếu "Liên chu hỏa súng" có thể lan rộng ra toàn quân, cuộc chiến chống quân xâm lược của nhà Thanh có thể sẽ có kết cục khác, và có lẽ lịch sử cận đại của Trung Quốc sẽ được viết lại.
Đăng nhận xét