Khi Gã khổng lồ công nghệ Apple "làm giàu" cho một vùng nông thôn Việt Nam

Giờ đây, các quan chức ở phía bắc khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang khẳng định, nhờ sự quan tâm của Apple và Tập đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải (Hon Hai Technology Group), mà mức tăng trưởng FDI vào tỉnh này đã tăng gần gấp đôi cứ mỗi năm.

Ngay cả trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, dự báo giá trị xuất khẩu của Bắc Giang vẫn sẽ đạt 11 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, con số này được đánh giá là tăng gấp 10 lần so với 6 năm trước.

Công nhân đi vào các nhà máy tại Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Công nhân đi vào các nhà máy tại Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Thực tế, người dân nơi đây không còn chạy những chiếc xe máy ồn ào, cáu bẩn, cũ kỷ nữa, mà họ đã chuyển sang những chiếc Honda hai bánh mới. Số khác khá giả hơn thì lái những chiếc SUV Toyota và sedan Mercedes trên những con đường mới trải nhựa.

Ông Nguyễn Văn Lanh, 64 tuổi cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Cuộc sống bây giờ khá hơn rất nhiều, chủ yếu là nhờ vào các nhà máy đổ bộ vào vùng". Chia sẻ thêm, ông Lanh khẳng định gia đình mình từng là một hộ nghèo đến mức thiếu tiền mua thịt cá, mà giờ đây nhà ông đang cho công nhân thuê trọ, cuộc sống của gia đình ông nay "tươi sáng" hơn trước rất nhiều.

Sự bùng nổ ở Bắc Giang cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu len lỏi tới những vùng đất xa xôi, nghèo khó - nơi từng bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của tỉnh.

Cũng phải nhìn nhận thực tế một điều rằng, khả năng thu hút các ngành sản xuất kỹ thuật cao của Việt Nam đang có đà tăng trưởng nhanh, cùng thời điểm khi mà chi phí lao động Trung Quốc tăng mạnh, cuộc chiến tranh thương mại giữa hai ông lớn Mỹ-Trung ngày càng nóng bỏng, nhưng nguy cơ đứt gãy chuỗi hậu cần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành đã được các quan chức lãnh đạo Việt Nam ngăn chặn một cách hiệu quả.

Xây dựng khách sạn mới tại huyện Việt Yên. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Xây dựng khách sạn mới tại huyện Việt Yên. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam mới chính thức mở cửa biên giới cho các nhà đầu tư và thương mại quốc tế bước vào, thời điểm đó Bắc Giang còn rất nghèo. Theo thống kê của Chính phủ, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của tỉnh này là 650 đô la, chỉ bằng khoảng 1/2 so với mức trung bình của cả nước.

Trước giờ, các vùng đồng bằng của tỉnh dễ bị lũ lụt, người dân chủ yếu sản xuất cây trồng năng suất thấp, vì vậy người dân Bắc Giang đã tìm việc làm trong nhà máy, cách nhà tầm khoảng 1.700 km hướng về phía Nam. Giờ đây, Bắc Giang đang trải qua bước vươn mình mạnh mẽ lần lầu tiên, khi mức thu nhập bình quân đầu người của vùng được dự đoán sẽ đạt 3.000 đô la Mỹ trong năm 2020.

Các nhà sản xuất lớn cũng đang gõ cửa các tỉnh phía Bắc của Việt Nam và họ cũng cam kết đầu tư hàng tỷ đô la để thiết lập quy mô hoạt động, sản xuất, trong đó có cả Samsung Electronics.

Được biết, Samsung đang sản xuất khoảng 1/2 sản lượng điện thoại thông minh của mình tại Việt Nam. Riêng các đối tác lắp ráp của Apple như Pegatron Corp cũng đang có kế hoạch rót tiền khủng 1 tỷ USD vào thành phố cảng Hải Phòng.

Công nhân tiến vào nhà máy Luxshare ICT tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Công nhân tiến vào nhà máy Luxshare ICT tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Đồng thời, các nhà cung cấp khác cho Apple cũng đã dần hiện diện ở Việt Nam. Điển hình là Apple gần đây đã đăng tin tuyển dụng tại nước ta, trong danh sách tuyển dụng này có cả kỹ sư chất lượng cơ khí, cùng các nhà quản lý hoạt động chuỗi cung ứng, đối tác quan hệ với Chính phủ…

Điều đáng nói là hiện tại, các khoản đầu tư từ các nhà cung cấp thiết bị điện tử đang có xu hướng đổ bộ vào thị trường Việt Nam, trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác lại đang gặp khá nhiều chật vật giữa mùa Covid-19, còn doanh thu du lịch của Việt Nam giảm tới 1/2. Các nhà máy may mặc lâm vào cảnh buộc phải sa thải hàng chục nghìn lao động do tình trạng xuất khẩu bị đình trệ kéo dài quá lâu.

Riêng mức tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ chậm lại, chỉ còn 2 -3% vào năm 2020, giảm từ mức 7,02% đạt vào năm ngoái, mặc dù dự kiến mức tăng trưởng sẽ phục hồi trở lại từ 6% -7% trong giai đoạn 2021-2025.

Gene Tyndall, chuyên gia về chuỗi cung ứng của Công ty tư vấn eMATE có trụ sở tại Atlanta chia sẻ: "Nhờ có các yếu tố như chi phí thấp, tình hình chính trị ổn định, chính sách dễ thở với các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, điều này đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn".

Ở trung tâm Bắc Giang, những con đường một làn xe huyền thoại nay đã được thay thế bằng những con đường có tới 6 làn xe, phục vụ cho gần 20 khu công nghiệp, chứa các nhà máy và xe cần cẩu đông đúc. Mức GRDP của tỉnh tăng 10,9% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên- nơi hiện đang có 4 trong 5 khu công nghiệp đang hoạt động của tỉnh chia sẻ: "Chúng ta đang sống dưới sự len lỏi của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà sản xuất chuyển hướng đến Bắc Giang tăng mạnh kể từ năm 2016, khi họ rót tổng cộng 3,8 tỷ đô la Mỹ vào tỉnh, con số này tăng gấp 4 lần so với 4 năm trước đó".

Nhà hàng và dịch vụ cho công nhân nhà máy trên một con phố gần Khu công nghiệp Vân Trung. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Nhà hàng và dịch vụ cho công nhân nhà máy trên một con phố gần Khu công nghiệp Vân Trung. Ảnh: @Linh Phạm / Bloomberg.

Ở hiện tại, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng một cảng sông để vận chuyển. Cũng theo nguyện vọng từ phía Apple, họ mong muốn được cung cấp đất để làm nhà ở cho công nhân gần khu phức hợp rộng 16 ha của Luxshare- một nhà sản xuất AirPods lớn nhất thế giới.

Công ty Luxshare tạo nên làn sóng thu hút người dân các tỉnh lân cận đổ xô tới, ông Lượng cho biết. Công ty này cũng sẽ thuê 20.000 công nhân trong 4 tháng cuối năm còn lại, nâng tổng số lao động tại huyện Việt Yên có thể lên tói 47.000 người. Ngoài ra, Luxshare cũng đang sử dụng 12.000 lao động nhập cư ngay tại tỉnh.

Một công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp điện tử có thể kiếm được mức lương sau thuế khoảng 5.500 đô la Mỹ một năm, tính cả tiền làm thêm giờ và tiền thưởng, cao hơn mức thu nhập bình quân hàng năm của Việt Nam dưới 3.000 USD, ông Lương nói.

Chị Nguyễn Thị Hà 22 tuổi tham gia dây chuyền lắp ráp chia sẻ mình được 431 đô la Mỹ (10 triệu đồng/ tháng). Trước đây chỉ kiếm được khoảng 1/2 số tiền đó khi làm nghể trộn bê tông cho một công ty xây dựng, và còn phải làm việc khắt nghiệt bất kể trời nắng hay mưa.

Ngoài ra, công nhân nhà máy thường ăn uống tại các hàng quán, phổ biến là Lão Chu Quán với các món thịt lợn, lẩu cá tươi…Chủ quán này, chị Nguyễn Thị Lý 26 tuổi, có gia đình sở hữu ô tô Mazda và 5 xe máy mới khẳng định: "Công nhân được tiêu xài thoải mái hơn, họ rất nghèo vào thời điểm trước khi các nhà máy này xuất hiện".

"Cuộc sống đã thay đổi, quả là đáng kinh ngạc", chị Lý chia sẻ.

Let's block ads! (Why?)