An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi kỳ lạ và lan truyền câu chuyện 40 năm tìm thuốc cứu người

Là nông dân chính hiệu, thấu hiểu nỗi khổ của những người nghèo khi ốm đau, bệnh tật. Ước mơ lớn nhất của ông Bảy Hớn (Trần Văn Hớn, ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) là dốc hết tâm sức nghiên cứu, sưu tầm những cây thuốc quý, giúp người nghèo bảo vệ sức khỏe của mình. 

Và chuyện tử tế về ông, một người dành hơn 40 đi tìm thuốc cứu người cứ được lan truyền khắp nơi.

An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 1.

Ông nông dân, Trần Văn Hớn, ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang hơn 90 tuổi dành 40 năm tìm thuốc cứu người. Ảnh: M.A.

Tiếp chúng tôi khi đang tranh thủ trời nắng để phôi thuốc, ông Hớn chia sẻ: "Miễn kiếm cho nhiều thuốc, nhất là thuốc quý là tôi vui rồi.  Hồi trước thì đi có một mình, sau nhiều người thấy mình già mà vẫn làm nên mới đến phụ giúp. Dần về sau, ngày càng có nhiều người cùng tôi làm công việc sưu tầm thuốc này".

Với tâm huyết của mình, hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm các loại thuốc nam, dấu chân ông Hớn đã trải khắp mọi nơi. Từ những loại dược liệu phổ thông, cho tới nhiều vị thuốc quý, tất cả điều do chính ông cất công đi sưu tầm, thu hái, rồi đến cắt, phơi,…để trao tận tay các phòng thuốc.

Tuy không có chuyên môn về việc chữa bệnh, nhưng bằng đam mê của mình, ông Hớn đã mày mò tìm hiểu về các loại thuốc Nam, rồi sưu tầm về và trữ lại đó. Sau đó, các phòng thuốc khi có nhu cầu sẽ đến tìm và tự chọn những loại thuốc phù hợp nhu cầu.

"Năm nay cũng chín mươi mấy tuổi rồi, nhưng mình không suy nghĩ nhiều. Thấy việc nên làm nên mình cứ làm lần lần hoài, tới đâu hay tới đó", ông Hớn bộc bạch.

An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 2.
An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 3.

Dù tuổi đã cao, nhưng ông Trần Văn Hớn, ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn miệt mài với công việc sưu tầm thuốc. Ảnh: M.A.

Thấu hiểu được việc làm nhân văn, ý nghĩa của lão nông, hiện 4 người con của ông điều quyết định nối nghiệp cha mình.

Bây giờ, do sức khỏe của ông Hớn không thể trực tiếp đi lấy thuốc nữa, nên ông ở nhà trông coi việc cắt thuốc, phơi thuốc, rồi vô bao trữ ở đó, ai cần thì đến lấy. Những người con của ông Bảy, cùng 9 thành viên trong tổ vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm các vị thuốc mang về đây, để cùng góp sức phục vụ người nghèo.

An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 4.
An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 5.

Nhiều người thấu hiểu được việc làm nhân văn, ý nghĩa của lão nông, nên đã sẵn lòng phụ giúp. Ảnh: M.A.

Ông Trần Văn Sơn (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), cho biết: "Tôi đi bộ đội 4, 5 năm ở Campuchia rồi về thấy ông già ổng làm vậy mình cũng làm theo. Bà con ở vùng sâu vùng xa nghèo khổ, nhiều người bệnh không có tiền hốt thuốc. Bà con ở đây cùng anh em xúm lại làm để giúp cho xã hội, cho bà con vùng sâu vùng xa bớt khổ".

Trong khi ông Lê Phát Đạt (cùng ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), cho hay: "Hồi đó tôi chạy xe ba gác, chở thuốc cho anh em, sau này thời gian rảnh rỗi tôi cũng làm phụ luôn. Giúp đỡ được cho bà con mình mừng trong bụng, nhiều người nghĩ vậy nên mới tiếp tục công việc này được".

An Giang: Ông nông dân hơn 90 tuổi và hành trình 40 năm tìm thuốc cứu người - Ảnh 6.

Với ông Trần Văn Hớn, ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, công việc sưu tâm thuốc không chỉ là "cái duyên", "cái nghiệp" của đời mình. Ảnh: M.A.

Chẳng ngại vất vả hay suy tính thiệt hơn, hơn 40 năm qua, hành trình tìm thuốc cứu người của ông Trần Văn Hớn, ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang cứ lặng lẽ như thế. Dần về sau, hành động đẹp này của ông còn có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.

Với ông Hớn, đó không chỉ là "cái duyên", "cái nghiệp" của đời mình. Mà đó là niềm vui, sự hạnh phúc lớn lao của một lão nông chất phác.

Let's block ads! (Why?)