Trung Quốc: “Không có lý do gì để chấp thuận thương vụ TikTok”

Trung Quốc "nảy lửa" trước thương vụ Thương vụ TikTok - Oracle chưa ngả ngũ

"Thành công mà TikTok đã đạt được rõ ràng đã khiến Washington cảm thấy bất an và họ đã sử dụng lý do vì an ninh quốc gia làm cái cớ để cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn này"; Những gì Hoa Kỳ đã làm với TikTok gần giống như việc một tay lớn ép buộc một thỏa thuận kinh doanh bất hợp lý, và không công bằng đối với một công ty hợp pháp như ByteDance", tờ China Daily đưa tin.

Các phương tiện truyền thông Bắc Kinh đang tố cáo thỏa thuận thương vụ TikTok là "một cái bẫy của Mỹ". Ảnh: @AFP.

Các phương tiện truyền thông Bắc Kinh đang tố cáo thỏa thuận thương vụ TikTok là "một cái bẫy của Mỹ". Ảnh: @AFP.

Gần đây, ByteDance cho biết, họ sẽ thành lập một công ty con của Mỹ có tên là TikTok Global, trong đó ByteDance sẽ sở hữu quyền kiểm soát tới 80% ở công ty này. Tuy nhiên, Oracle Corp và Walmart Inc lại không chấp nhận điều đó, họ cho rằng quyền sở hữu TikTok Global sẽ nằm trong tay người Mỹ, và phía chính quyền Mỹ cũng ủng hộ mong muốn Oracle nắm quyền kiểm soát công ty này.

"Nếu họ làm vậy, chúng tôi sẽ không thực hiện thỏa thuận," Trump đề cập đến ByteDance, công ty mẹ sở hữu TikTok.

"TikTok Global sẽ được kiểm soát hoàn toàn bởi Oracle, và nếu chúng tôi thấy rằng, Oracle không có quyền kiểm soát hoàn toàn thì chúng tôi sẽ không thông qua thỏa thuận nào cả".

Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về các điều khoản của thỏa thuận đưa TikTok vào thế "dầu sôi lửa bỏng", trước lệnh cấm gia hạn cận kề vào ngày 27/9 tới đây.

Bài báo trên trang China Daily dẫn tin: "An ninh quốc gia đã trở thành vũ khí công nghệ được lựa chọn của Washington, khi họ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của bất kỳ công ty nước ngoài nào đang hoạt động hiệu quả hơn, so với các công ty Mỹ ngay tại nước họ".

Các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang lo ngại rằng, dữ liệu người dùng TikTok của Mỹ sẽ thuộc về phía Trung Quốc. Ảnh: @AP.

Các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang lo ngại rằng, dữ liệu người dùng TikTok của Mỹ sẽ thuộc về phía Trung Quốc. Ảnh: @AP.

"Bytedance ... không chỉ mất quyền kiểm soát công ty, mà còn mất đi công nghệ cốt lõi mà công ty này đã gầy dựng ra và sở hữu bấy lâu nay"; Có vẻ như TikTok vẫn có thể ở lại Mỹ. Nhưng chỉ khi ByteDance cho phép Oracle và Walmart tiếp quản công ty một cách hiệu quả. Và Trung Quốc không có lý do gì để "bật đèn xanh" cho một thỏa thuận như vậy", tờ China Daily cho biết thêm.

Bài xã luận trên trang China Daily còn chỉ rõ: "Nếu Mỹ đạt được mọi thứ theo cách của mình, họ sẽ tiếp tục làm điều tương tự với các công ty nước ngoài khác. Việc nhượng bộ những yêu cầu phi lý của Mỹ đồng nghĩa với sự diệt vong của công ty Trung Quốc ByteDance".

Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận phân tích kỹ thuật số của công ty tư vấn Trivium ở Bắc Kinh nói: "Về cơ bản Bắc Kinh không muốn thiết lập một tiền lệ mà Mỹ đơn phương "dẫn lối" theo cách này. Có một số vai trò nên được cân bằng lại một chút trong thỏa thuận".

Một bài xã luận khác của Thời báo Hoàn cầu xuất bản vào cuối ngày thứ ba 22/9 đã mô tả thỏa thuận này là "hình thức tống tiền".

"Trung Quốc với tư cách là một quốc gia lớn sẽ không chấp nhận sự tống tiền từ Mỹ, cũng như sẽ không giao quyền kiểm soát một công ty công nghệ lớn, xuất sắc của Trung Quốc cho những "kẻ tống tiền", và phía Bắc Kinh có thể sẽ không thông qua thỏa thuận hiện tại, vì nó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc".

Thời báo Hoàn cầu tuần này cũng đưa ra hai bài xã luận kêu gọi các cơ quan quản lý Trung Quốc ngăn chặn thỏa thuận này.

"Thật khó để chúng tôi tin rằng, Bắc Kinh sẽ thông qua một thỏa thuận như vậy". Trong phần thứ hai có tiêu đề "Thỏa thuận tống tiền TikTok là một trò chơi khó lường", ấn phẩm trên chia sẻ thêm rằng: "Chúng ta không nên để Washington kiểm soát huyết mạch phát triển công nghệ của Trung Quốc trong tương lai".

Ảnh: Google.

Ảnh: Google.

"Quyết định có thể nằm ngoài tầm tay của Bộ Thương mại", Xu Ke, giáo sư luật tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế cho biết. "Tất cả do lãnh đạo cao nhất của cả hai bên quyết định. Trường hợp cấm TikTok cần được nhìn nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại, sự tách biệt về công nghệ, và sự cạnh tranh công bằng, rộng hơn về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ".

Về phía Mỹ, các quan chức an ninh quốc gia Mỹ đang lo ngại rằng dữ liệu của người dùng TikTok Mỹ sẽ vẫn thuộc về công ty Trung Quốc, trang Bloomberg đưa tin. Bởi thuật toán của TikTok vẫn có thể được sử dụng để tác động đến dư luận, đặc biệt là trước cuộc bầu cử mang tính "sống còn" của nước Mỹ vào ngày 3/11 tới đây.

Quằn mình giữa "bão", TikTok lại muốn lập liên minh chống nội dung video sai lệch?

Được biết, ngược dòng giữa giông bão "quyền bảo mật riêng tư dữ liệu" căng go từ phía TikTok, Công ty ByteDance của Trung Quốc, và là trung tâm của cuộc chiến công nghệ giữa Washington và Bắc Kinh cho biết, họ đã gửi thư cho 9 công ty về một biên bản muốn lập liên minh về việc kiểm duyệt nội dung.

Đại diện phía công ty chia sẻ đây là nổ lực mới giúp đánh giá nội dung, thông tin chia sẻ trên các nền tảng ứng dụng thông qua phương pháp tiếp cận chính thức và hợp tác. ByteDance cũng không nêu tên các công ty đã liên hệ, nhưng cho biết họ đã đề xuất một cuộc họp giữa các công ty để thảo luận về vấn đề này.

Cũng vào hôm thứ Ba 22/9, TikTok cho biết họ đã xóa hơn 104 triệu video khỏi nền tảng của mình trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2020, vì vi phạm điều khoản dịch vụ.

"Trong số những video nội dung sai lệch được phát hiện có vi phạm điều khoản dịch vụ công ty, chúng tôi đã xóa 96,4% video trước khi người dùng báo cáo chúng, và 90,3% trong số đó đã bị xóa trước khi chúng nhận được bất kỳ lượt xem nào", TikTok cho biết trong báo cáo minh bạch mới nhất của mình.

Huỳnh Dũng

https://ift.tt/3060sT5 

https://ift.tt/300Ryq0

Let's block ads! (Why?)