Ninh Bình: Ông nông dân này trồng thứ nấm gì trong nhà mà mỗi tháng "hái" 50 triệu?

Dưới tiết trời thu của tháng 9, phóng viên có dịp đến thăm cơ sở sản xuất nấm của ông Chuyền - cơ sở trồng nấm có quy mô lớn nhất ở xã Khánh Công, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Men theo con đường làng chạy quanh co, rợp bóng cây xanh mát, chúng tôi tìm đến nhà của lão nông đã dành nửa đời mình gắn bó với cây nấm này.

Ninh Bình: U60 chịu khó trồng nấm, tháng nào u60 cũng hái ra 50 triệu. - Ảnh 1.

Nhờ chịu khó trồng nấm, tháng nào ông Phạm Văn Chuyền cũng lãi 50 triệu đồng.

Hôm chúng tôi đến cũng đúng lúc ông Chuyền đang dọn dẹp lứa nấm trước để lấy không gian xuống tiếp vụ nấm tiếp theo. Vừa vội vàng hái những cây nấm bào ngư xám cuối cùng còn xót trên từng phôi nấm, ông Chuyền bảo, năm nay tôi chuyển sang trồng loại nấm này thấy kinh tế hơn hẳn nấm sò trắng.

"Tôi đang dọn dẹp để trồng vụ nấm tiếp theo, chỗ này là một số phôi nấm cũ còn xót lại, thu hái được bao nhiêu thì thu, xong rồi dọn hết. Vụ này tôi xuống tiếp 25.000 phôi nấm bào ngư xám, dịp này thời tiết mát mẻ nên chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn vụ trước", ông Chuyền phấn khởi nói.

Gia đình ông Chuyền bắt đầu trồng nấm từ những năm 1998, hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng nấm nên hầu như loại nấm nào ông cũng từng trồng qua. Chính vì vậy, dù loại nấm nào chỉ cần tìm hiểu qua là ông trồng thành công ngay.

Chán cảnh trồng nấm sò được mùa hay bị ép giá, ông tìm đến loại nấm bào ngư xám, đây là loại nấm khó trồng hơn nấm sò trắng, nhưng đầu ra ổn định và giá trị kinh tế cao hơn. Dù mới đưa vào trồng lần đầu tiên, nhưng do có mấy chục năm kinh nghiệm, vụ nấm vừa rồi gia đình ông thắng lớn.

Ninh Bình: U60 chịu khó trồng nấm, tháng nào u60 cũng hái ra 50 triệu. - Ảnh 2.

Sau khi cấy meo bào ngư, cung cấp nước, độ ẩm cho phôi, khoảng 2 tháng sau là bắt đầu phôi cho thu hoạch.

Nói về thu nhập từ nghề trồng nấm, ông Chuyền cho biết sau khi trừ hết các chi phí, mỗi tháng vợ chồng ông thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Với quy mô 25000 bịch nấm/vụ, cơ sở sản xuất nấm của gia đình ông đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 3,6 – 5 triệu đồng/tháng và hàng chục lao động thời vụ khác.

Sau khi hết vụ, ông Chuyền khẩn trương mượn thêm người làm, đầu tư hàng trăm triệu đồng sắm thêm các trang thiết bị phụ trợ khác như: máy đóng phôi, máy trộn, máy bật bông, máy say.... Nhờ đó, mà ông tiết kiệm được thời gian và công sức, hơn 25000 phôi nấm đồng loạt được xuống giống trong một thời gian ngắn.

Ninh Bình: U60 chịu khó trồng nấm, tháng nào u60 cũng hái ra 50 triệu. - Ảnh 3.

Mỗi kg nấm bào ngư xám có giá dao động từ 35.000 đến 40.000 đồng.

"Giờ làm gì cũng phải đưa máy móc vào thì mới tiết kiệm được thời gian và công sức, đặc biệt làm bằng máy móc phôi nấm đóng rất chuẩn, đủ dinh dưỡng nên năng suất sẽ cao hơn. Tuy đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng về lâu về dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn", ông Chuyền vui vẻ nói.

Theo tính toán của ông Chuyền, khoảng 2 tháng nữa, 25000 bịch nấm này sẽ cho thu hoạch, mỗi tháng cho thu hái 2 đợt. Sản lượng ước tính rơi vào gần 7 tấn/tháng, nấm bào ngư được bán với giá ổn định từ 35 ngàn đến 40 ngàn đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình ông thu về khoảng 50 triệu đồng.

"So với trồng nấm sò trắng, trồng nấm bào ngư xám này cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, trung bình 1 bịch thu về khoảng 50 ngàn đồng/vụ. Trong khi đó chi phí sản xuất mỗi bịch nấm hết khoảng 5 ngàn đồng, chỉ cần tỷ lệ đạt trên 90 % là thắng lớn", ông Chuyền tiết lộ.

Hiện khu nhà xưởng trồng nấm sò rộng hơn 2500 m2, cùng hàng loạt máy móc phụ trợ khác cho nghề trồng nấm. Trung bình, vào mỗi vụ sản xuất nấm ông trồng khoảng 25.000 bịch phôi nấm, mỗi tháng cung cấp ra thị trường từ 5 đến 7 tấn nấm bào ngư xám, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Ninh Bình: U60 chịu khó trồng nấm, tháng nào u60 cũng hái ra 50 triệu. - Ảnh 4.

Một m2 có thể trồng được 100 bịch phôi nấm bào ngư, trồng theo cách này giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều nhân công.

Chia sẻ với DANVIET.VN, ông Chuyền cho biết, trồng nấm bào ngư xám không khó, chỉ cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cụ thể là phôi nấm khi mới mua về, ủ tơ nấm khoảng 25 ngày đến 30 ngày. Sau đó, thường xuyên kiểm tra để phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để hủy bỏ. Lưu ý, trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm.

Ninh Bình: U60 chịu khó trồng nấm, tháng nào u60 cũng hái ra 50 triệu. - Ảnh 5.

Cũng theo ông Chuyền, chi phí để làm được một bịch phôi nấm hết khoảng gần 5.000 đồng, một bịch phôi sẽ cho sản lượng khoảng 1kg nấm/vụ, giá nấm bào ngư xám hiện dao động khoảng 35-40.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, một bịch phôi nấm cho lãi khoảng 20 ngàn đồng.

Sau giai đoạn ủ tơ nấm, chỉ cần tưới nước dạng phun sương xung quanh lớp vỏ bịch, không được tưới nước trực tiếp vào bên trong bịch vì có nguy cơ làm ngập úng phôi nấm gây nhiễm bệnh, nổi mốc. Muốn cho phôi tăng trưởng tốt, cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo đảm đủ độ ẩm và môi trường không bị nhiễm bệnh.

"Khi thu hoạch thì khâu hái nấm và vệ sinh cổ nấm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nấm. Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, khoảng hơn 1 tháng là cho thu hoạch; 1 phôi nấm có thể thu hoạch 8 đợt trong thời gian 4 tháng", ông Chuyền bật mí.

Let's block ads! (Why?)