(Dân Việt) Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ cho biết Huawei vẫn nằm trong Danh sách thực thể, công ty vẫn chưa hoàn toàn thoát thân.
Vào hôm Thứ Bảy tuần trước, Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận “ngừng bắn” về cuộc chiến thương mại bao trùm cả hai nước. Do đó, ông Trump đã tuyên bố với truyền thông là: "các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei. Các thiết bị này không gây ra vấn đề về an ninh quốc gia."
Tháng trước, Huawei đã được đưa vào Danh sách thực thể của Bộ thương mại Mỹ và không được mua vật tư từ các công ty Mỹ. Vì lệnh cấm, Huawei sắp bị buộc phải sử dụng hệ điều hành Hongmeng của riêng mình và tạo cửa hàng App Gallery cho loạt Mate 30 sắp tới. Vậy phán quyết của Tổng thống Trump đã chấm dứt tất cả những lo lắng của Huawei hay chưa? Câu trả lời là: Chưa.
Huawei P30 Pro.
Vào ngày 30/06 vừa qua, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, ông Larry Kudlow cũng đã có tuyên bố mới trên chương trình "Fox News Sunday": công nghệ của Mỹ mà Huawei cần hiện có thể được cung cấp từ các thành phần và phần mềm có sẵn trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ông Kudlow nói rằng những bình luận của ông Trump về Huawei "không phải là ân xá " và thỏa thuận này "không phải là cuối cùng". Ông nói thêm rằng "Điều sẽ xảy ra là Bộ Thương mại sẽ cấp một số giấy phép bổ sung các địa điểm có sẵn" cho các bộ phận mà Huawei cần. Ví dụ, chip được bán bởi các công ty Mỹ có sẵn từ các nhà cung cấp ở các quốc gia khác.
Huawei vẫn nằm trong Danh sách thực thể
Vậy Google thì sao? Mặc dù Android là hệ điều hành nguồn mở, phiên bản phần mềm dịch vụ Google Play vẫn phải được Huawei cấp phép để duy trì quyền truy cập vào các ứng dụng cốt lõi phổ biến của Google và Cửa hàng Google Play từ các quốc gia khác.
Mặc dù có các hệ điều hành có sẵn từ các quốc gia khác (ví dụ như Nga) nhưng Huawei vẫn sẽ phải phụ thuộc vào cách chính quyền Trump diễn giải các quy tắc riêng của mình. Tuyên bố từ Tổng thống Trump và ông Kudlow cần phải nói rõ hơn về Google. Từ đó, các công ty khác cũng mới dám đưa ra kế hoạch kinh doanh lại với nhà sản xuất Trung Quốc.
Trên chương trình tin tức hàng tuần của NBC "Gặp gỡ báo chí" – “Meet the Press”, Thượng nghị sĩ Mỹ - Lindsey Graham cho biết Thượng viện sẽ không hài lòng nếu có quá nhiều nhượng bộ được đưa ra cho Huawei. Công ty này được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ vì chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu hãng này làm gián điệp.
Huawei vẫn chưa thực sự yên thân.
Điều này đã khiến các nhà lập pháp Mỹ lo lắng rằng các thiết bị của Huawei có chứa một “cửa hậu” để gửi thông tin tình báo đến Bắc Kinh. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc này. Mỹ đã cảnh báo các đồng minh không cho phép sử dụng thiết bị mạng của Huawei trong mạng 5G của mình vì lý do này. Trong khi các quốc gia như Đức đang từ chối cấm Huawei và Mỹ đang tranh luận về vấn đề này, Nhật Bản, New Zealand và Úc cũng đã chú ý đến cảnh báo từ Mỹ.
Ông Kudlow chỉ ra rằng bất chấp những bình luận của Tổng thống Trump, Huawei vẫn nằm trong Danh sách thực thể và công ty có lẽ cũng vẫn bấn loạn như hầu hết chuỗi cung ứng của Mỹ vào thời điểm này. Tình trạng của Huawei đã trở nên nguy hiểm do các bình luận của Tổng thống vào tháng trước về lý do công ty được đưa vào danh sách thực thể: "Huawei là một công ty rất nguy hiểm ... từ quan điểm quân sự. Nếu hai nhà lãnh đạo đi đến thỏa thuận, Huawei có thể nằm trong một phần của thỏa thuận thương mại.”
Và vào sáng thứ Bảy, theo giờ Mỹ, ông Trump cho biết Trung Quốc sẽ mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ từ nông dân Mỹ. Và điều đó đã khiến Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố đình chiến.
Một tình huống tương tự đã xảy ra vào năm ngoái khi ZTE - một nhà sản xuất điện thoại và thiết bị mạng khác của Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, đã bị cấm nhập khẩu các bộ phận và phần mềm của Mỹ vì không tuân thủ các hình phạt của Bộ Thương mại. ZTE đã bán hàng hóa và dịch vụ cho Iran và Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế và Mỹ.
Từng là công ty điện thoại thông minh lớn thứ tư ở các tiểu bang Mỹ, ZTE đứng trên bờ vực phải đóng cửa trước khi Bộ Thương mại đạt được thỏa thuận với công ty. ZTE đã buộc phải trả khoản tiền phạt 1 tỷ USD và ký quỹ 400 triệu USD để trang trải mọi vi phạm có thể xảy ra trong tương lai. Hơn thế nữa, công ty cũng bị theo dõi bởi một tổ thức từ Mỹ và thay thế hội đồng quản trị và nhóm điều hành của mình.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã cho phép Huawei mua lại một số linh phụ kiện của Mỹ theo yêu cầu mặc dù một số nghị sĩ của Hạ viện và Thượng Viện Đảng Cộng hòa không ủng hộ.
Tag: Huawei, huawei P30 Pro, tong thong my donald trump, donald trump, Android, Google, tin tuc cong nghe, tin tuc 24h
Đăng nhận xét