Viêm amidan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Viêm amidan tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không có kiến thức đầy đủ về bệnh có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Mục Lục

Viêm amidan là gì?

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở mỗi bên của mặt sau cổ họng, hoạt động theo cơ thể bảo vệ, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi nhiễm trùng. Khi amidan bị nhiễm trùng, bệnh được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ mầm non đến trung học. Các triệu chứng của tình trạng viêm này bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt.

Tình trạng này dễ lây lan và có thể do nhiều loại vi rút phổ biến gây ra, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus (gây viêm họng liên cầu khuẩn). Nếu amidan bị viêm do viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Căn bệnh này rất dễ chẩn đoán, và những triệu chứng thường biến mất trong vòng 7-10 ngày.

viem amidan: trieu chung, nguyen nhan va cach chua - 1

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp bạn chống lại bệnh tật. Chúng tạo ra các tế bào máu trắng, giúp cơ thể bạn không bị nhiễm trùng. Amidan chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, nhưng chính nó lại dễ trở thành nạn nhân của kẻ xâm lược này.

Viêm amidan có thể do vi rút gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc do nhiễm khuẩn (thường là viêm họng liên cầu khuẩn). Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), ước tính khoảng 15-30% trường hợp amidan bị viêm là do vi khuẩn, thường là vi khuẩn Streptococcus.

Vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. Vi rút Epstein-Barr là thủ phạm thường gặp nhất, nó cũng thường gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân.

Trẻ em thường xuyên tiếp xúc gần gũi với nhiều người ở trường học, khiến chúng dễ bị phơi nhiễm nhiều loại vi rút và vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi trùng gây viêm ở amidan.

Tổng kết lại, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

Do lối sống: Vệ sinh răng miệng kém, sống ở vùng nhiều khói bụi, ô nhiễm, thường xuyên hút thuốc lá, ...

Do tình trạng sức khỏe: Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, người già ốm yếu, ...

Do môi trường: Thời tiết thay đổi thất thường.

Do vi khuẩn, vi rút: H.influenzae, tụ cầu, xoắn khuẩn Vincent, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A (St.pyogenes). 

Triệu chứng viêm amidan

Có nhiều loại viêm amidan khác nhau, do đó các triệu chứng cũng rất đa dạng, bao gồm:

- Đau rát họng;

- Khó nuốt;

- Giọng nói bị khàn;

- Hơi thở hôi;

- Sốt;

- Ớn lạnh;

- Đau tai;

- Đau dạ dày;

- Nhức đầu;

- Cứng cổ;

- Hàm và cổ đau do sưng hạch bạch huyết;

- Amidan chuyển màu đỏ và sưng lên;

- Amidan có đốm trắng hoặc vàng.

Đặc biệt ở trẻ em, một số triệu chứng đặc biệt là dễ cáu kỉnh, chán ăn và chảy nhiều nước dãi.

Khi nào thì gặp bác sĩ?

Trong những trường hợp hiếm hoi, viêm amidan sẽ làm cổ họng phình to đến mức khó thở. Nếu điều này xảy ra, bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

- Sốt cao hơn 39,5 độ C;

- Cơ bị yếu;

- Cứng cổ;

- Đau họng không biến mất sau 2 ngày.

Đa phần viêm amidan sẽ tự biến mất, nhưng một số loại vẫn cần thêm các phương pháp điều trị khác.

viem amidan: trieu chung, nguyen nhan va cach chua - 2

Phân biệt các dạng amidan

Có hai loại viêm amidan:

- Viêm amidan tái phát: Nhiều đợi amidan bị viêm cấp tính mỗi năm;

- Viêm amidan mãn tính: Các đợt kéo dài hơn viêm amidan cấp tính, ngoài ra còn có các triệu chứng như viêm họng mãn tính, hơi thở hôi, các hạch bạch huyết mềm xuất hiện ở cổ, ...

Điều trị viêm amidan

Chẩn đoán

Chẩn đoán liệu amidan có bị viêm hay không được dựa trên bài kiểm tra về thể chất ở khu vực cổ họng. Bác sĩ có thể sẽ cấy trùng cổ họng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh bằng cách vuốt khô cuống họng bằng một miếng gạc và gửi nó đến phòng thí nghiệm.

Điều trị

Các trường hợp viêm amidan nghe không cần phải điều trị, đặc biệt nếu nguyên nhân là vi rút (nhất là cảm lạnh) gây bệnh.

Điều trị các trường hợp viêm nặng hơn sẽ cần đến thuốc kháng sinh hoặc cắt amidan.

- Thuốc kháng sinh: Sẽ được kê đơn để chống lại nhiễm khuẩn. Quan trọng là bạn phải uống đủ liều. Bác sĩ sẽ lên lịch khám để đảm bảo thuốc có hiệu quả.

- Phẫu thuật cắt amidan: Đây là một thủ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này chỉ được khuyến cáo cho những người mắc viêm amidan mãn tính hoặc tái phát. Phẫu thuật cũng được chỉ định cho các trường hợp không có phản ứng với thuốc hoặc khi tình trạng viêm gây ra các biến chứng khác.

- Truyền dịch tĩnh mạch: Khi mất nước do amidan;

- Thuốc giảm đau: Dùng để giảm đau họng, giúp nó mau lành hơn. Một số loại thuốc giảm đau không kê toa phổ biến là acetaminophen và ibuprofen.

Một số mẹo chăm sóc tại nhà giúp giảm đau họng là:

- Uống nhiều nước;

- Nghỉ ngơi nhiều hơn;

- Súc miệng với nước muối ấm vài lần trong ngày;

- Sử dụng viên ngậm họng;

- Sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí trong nhà;

- Hạn chế tiếp xúc với khói.

Biến chứng từ viêm amidan

Những ngườu bị viêm amidan mãn tính có thể bị ngưng thở khi ngủ. Điều này xảy ra khi đường hô hấp sưng lên và ngăn người bệnh thở dễ dàng khi ngủ.

Amidan bị nhiễm trùng nặng có thể sẽ lây lan đến các khu vực khác trong cơ thể. Nhiễm trùng cũng có thể khiến mủ tích tụ phía sau amidan.

Nếu một người không uống thuốc kháng sinh đầy đủ hoặc thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn, có thể người đó sẽ phát triển các biến chứng. Các triệu chứng này bao gồm sốt thấp khớp và viêm cầu thận do poststreptococcal.

viem amidan: trieu chung, nguyen nhan va cach chua - 3

Phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan rất dễ lây lan. Để giảm nguy cơ bị viêm amidan, hãy tránh xa những người đang nhiễm trùng.

Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị đau họng, ho hoặc hắt hơi.

Nếu bạn bị viêm amidan, hãy cố tránh xa những người khác đến khi bạn không còn lây nhiễm nữa.

Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Liệu bạn đã biết rõ
Viêm amidan hốc mủ là khi amidan bị viêm mạn tính có ít nhất một hốc (thường có nhiều hốc) chứa mủ (hầu hết là mủ màu trắng như sữa) bị nhiễm trùng...
Theo Hoàng Lan (Dịch từ Healthline) (Khám phá)