Hungary
Tháng 4/2022, ông Viktor Orban, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bắt đầu nhiệm kỳ mới với tư cách là Thủ tướng Hungary.
Hôm 31/5, EU đã áp đặt lệnh cấm vận dầu Nga vận chuyển theo đường biển, trong khi vẫn tạm thời cho phép vận chuyển dầu bằng đường ống. Đây được đánh giá là một động thái rất quan trọng để đạt được sự đồng thuận từ Hungary.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nói rõ rằng ông chỉ có thể ủng hộ các lệnh trừng phạt mới nếu an ninh nguồn cung dầu của đất nước ông được đảm bảo. Hungary lấy hơn 60% lượng dầu của mình từ Nga và phụ thuộc vào dầu thô đi qua đường ống Druzhba từ thời Liên Xô.
Một nhà ngoại giao giấu tên tiết lộ, các quan chức EU đều tỏ ra bất bình trước quan điểm của ông Orban đối với các lệnh trừng phạt, thậm chí cho rằng ông đang "bắt tất cả mọi người làm con tin".
Kể từ khi nhận nhiệm kỳ mới nhất của mình, ông Orban đã nhận được lời chúc mừng từ Tổng thống Putin, điều này cũng khiến các nhà lãnh đạo EU không hài lòng.
Áo
Áo đã khẳng định vị trí của mình tại khối EU trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các đảng thân EU của nước này không hòa hợp được bản sắc của Áo và châu Âu, từ đó có khả năng tạo tiền đề cho sự "rời đi" của Vienna.
Nhận thức về liên minh đã dao động đáng kể kể từ năm 1994 và các đảng chống EU đã thúc đẩy Áo rời khỏi EU cùng Anh vào năm 2016.
Vào năm 2021, Markus Gastinger, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Salzburg, đã tạo ra một "chỉ số rời khỏi EU", đặt Áo đầu danh sách các quốc gia có khả năng rời khỏi khối. Mặc dù vậy kể từ đó Vienna vẫn chưa có nhiều động thái chứng tỏ điều này.
Cộng hòa Séc
Cộng hòa Séc là một trong những thành viên trẻ của EU, nước này gia nhập khối vào năm 2004 sau cuộc trưng cầu dân ý và được 77,3% người dân ủng hộ.
Nhưng thái độ của công chúng đã thay đổi kể từ đó, khi một nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm 2020 bởi nhóm nghiên cứu Behavio cho thấy tỷ lệ ủng hộ EU của người dân Praha là thấp nhất trong số 27 quốc gia thành viên.
Chỉ 33% người Séc cho biết họ nhìn nhận EU một cách tích cực. Bên cạnh đó, chưa đến một nửa (47%) bỏ phiếu ở lại khối.
Thụy Điển
Thụy Điển cũng cân nhắc rời EU kể từ khi Anh trưng cầu dân ý Brexit năm 2016.
Quốc gia này gần như đứng ngang hàng với Áo trên thang chỉ số của Giáo sư Gastinger.
Vào giữa năm 2021, chính phủ nước này đã ngừng 7 năm đàm phán với Brussels về mối quan hệ song phương, hứa hẹn gây tổn hại đến khả năng tiếp cận thị trường của Thụy Điển đối với các nước láng giềng.
Tuy nhiên trên thực tế Thụy Điển và EU vẫn có liên kết chặt chẽ trên một số lĩnh vực, đặc biệt là y tế.
Italy
Italy đã giúp hình thành nền tảng cốt lõi của EU vào năm 1957 khi Rome đăng cai tổ chức buổi lễ ký kết hiệp ước Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.
Italy liên tục hỗ trợ liên minh kể từ đó, và các cuộc đàm phán về việc rời khỏi khối ít được xem xét nghiêm túc. Tuy nhiên, nhiều đảng phái chính trị ở nước này đang dần theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Eurosceptical) hơn trong những năm gần đây.
Mặc dù không có mặt trong Nghị viện châu Âu như Đảng Vương quốc Anh Độc lập (UKIP) và Đảng Brexit, Italy cũng có một đảng chính trị dành riêng cho việc rời khỏi khối tên là Italexit hiện diện cả trong Hạ viện và Thượng viện.
Đăng nhận xét