Theo 19 Forty Five, vào thời điểm này năm ngoái, ít ai có thể nghĩ rằng chỉ 12 tháng sau, các quốc gia thành viên NATO sẽ đồng loạt tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, cũng như Phần Lan và Thụy Điển - hai đất nước vốn theo đuổi chính sách không liên kết chính trị bền vững sẽ đã nộp đơn xin gia nhập liên minh.
Trước đó, một số thành viên liên minh NATO thường bị chỉ trích là không chỉ tiêu đầy đủ cho quốc phòng theo quy định của liên minh (tối thiểu 2% tổng sản phẩm quốc nội - GDP - của quốc gia thành viên).
Ví dụ, trong năm 2017, chỉ có 4 quốc gia thành viên NATO chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng: Mỹ (3,6%), Hy Lạp (2,4%), Vương quốc Anh (2,1%) và Ba Lan (2,0 %).
Nhưng tới năm 2021, con số đã cải thiện với 10 quốc gia thành viên NATO chi hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội của họ cho quốc phòng. Những nước này bao gồm Hy Lạp với 3,82%, Mỹ 3,52%, Croatia 2,79%, Vương quốc Anh 2,29%, Estonia 2,28%, Latvia 2,27%, Ba Lan 2,10% Lithuania 2,03%, Romania 2,02% và Pháp 2,01%.
Sau khi Nga tấn công Ukaine vào ngày 24/2, phần lớn các thành viên NATO đều mạnh tay tăng chi tiêu quốc phòng nhiều hơn, thậm chí cả nước Đức - quốc gia nhiều năm vẫn bị chỉ trích vì không chi đủ 2% GDP cho quốc phòng.
"Ngày càng nhiều đồng minh đáp ứng phương châm 2% - chi tiêu tối thiểu 2% GDP cho quốc phòng", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố thêm: "Và điều quan trọng nữa là tăng lượng tài trợ chung để mạng lưới của chúng ta - NATO có các nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã giao phó".
Trên thực tế, về các khoản đóng góp, Mỹ lâu nay vẫn vượt trội hơn mọi quốc gia thành viên NATO khác và thực sự là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng trên thế giới với ngân sách quốc phòng lên tới hơn 800 tỷ USD.
Đăng nhận xét