Mỹ lo ngại về 'vũ khí kiểm soát não' của Trung Quốc

Mỹ lo ngại về 'vũ khí kiểm soát não' của Trung Quốc - Ảnh 1.

Quân đội Trung Quốc luyện tập diễu binh, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25/9/2019. Ảnh: Reuters

34 viện và công ty Trung Quốc đã bị thêm vào "danh sách đen" của bộ vào hôm thứ Tư (15/12), cùng với hơn 260 doanh nghiệp Trung Quốc khác - bao gồm cả gã khổng lồ điện thoại thông minh Huawei. Được biết, các công ty này đã mua công nghệ từ Mỹ mà chưa có sự cho phép của Washington.

Trong số các tổ chức được liệt kê có Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc (AMMS) cũng như 11 viện nghiên cứu của học viện này. Trong một thông báo đăng trên Cơ quan Đăng ký Liên bang được công bố hôm thứ Năm (16/12), chính quyền Biden tuyên bố rằng các viện này "sử dụng những quy trình công nghệ sinh học để hỗ trợ quân đội Trung Quốc", đồng thời đang tiến hành phát triển "vũ khí kiểm soát và điều khiển trí não".

"Việc theo đuổi khoa học công nghệ sinh học và đổi mới y tế có thể cứu sống nhiều mạng người. Tuy nhiên, Trung Quốc lại chọn phát triển những công nghệ này cho mục đích khác", Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo viết trong một tuyên bố.

4 công ty được thêm vào danh sách "vì hỗ trợ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc", trong khi 5 công ty khác được thêm vào vì bị cáo buộc cố gắng mua công nghệ của Mỹ để giúp quân đội Trung Quốc.

Cơ quan Đăng ký Liên bang không nêu chi tiết thêm về cáo buộc "vũ khí điều khiển não" của Trung Quốc, cũng như không nêu rõ viện nào của AMMS đứng sau loại vũ khí này.

Chính quyền Biden vẫn đang giữ nguyên lập trường của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh. Biden chưa áp đặt bất kỳ mức thuế mới nào đối với hàng hóa Trung Quốc, tuy nhiên ông cũng không loại bỏ những mức thuế mà Trump từng đưa ra. Ngoài ra, chính quyền Biden tiếp tục nhắm vào lĩnh vực công nghệ Trung Quốc thông qua các lệnh trừng phạt, mở rộng lệnh cấm từ thời Trump đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty làm việc với quân đội Trung Quốc, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất nước này.

Adblock test (Why?)