Giải thích cho quyết định này, bà Lambrecht cho biết, việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine “sẽ không giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng vào lúc này”. Ông nhấn mạnh chính phủ Đức thống nhất trong vấn đề đó.
“Chúng tôi muốn hỗ trợ Ukraine, và đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm. Ukraine sẽ có một bệnh viện dã chiến hoàn chỉnh cùng với quá trình đào tạo cần thiết vào tháng 2/2022, tất cả đều do Đức đồng tài trợ với trị giá 5,3 triệu Euro. Đức đã điều trị cho các binh sĩ Ukraine bị thương nặng tại các bệnh viện của quân đội Đức. Do đó, chúng tôi đang sát cánh bên cạnh Kiev. Bây giờ chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để xoa dịu cuộc khủng hoảng", bà Lambrecht tuyên bố.
Nga sau đó, phía Ukraine, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba đã chỉ trích phản ứng của Berlin đối với cuộc khủng hoảng. Ông nhấn mạnh sự "thất vọng" của Ukraine và cho rằng, việc nước này từ chối gửi - hoặc cho phép chuyển giao vũ khí quốc phòng cho Kiev sẽ khuyến khích Nga tấn công Ukraine.
“Ukraine rất biết ơn Đức vì sự hỗ trợ của họ kể từ năm 2014, cũng như những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột vũ trang Nga-Ukraine. Nhưng những tuyên bố hiện tại của Đức thật đáng thất vọng và đi ngược lại với sự hỗ trợ và nỗ lực này”, ông Dmytro Kuleba cho biết.
Trái ngược với Đức, Anh đã chuyển 2.000 tên lửa chống tăng hỗ trợ Kiev. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh rằng đây là phản ứng của Anh trước “hành vi ngày càng đe dọa từ Nga”.
Estonia, Litva và Latvia hôm 21/1 cũng thông báo sẽ gửi tên lửa đất đối không Stinger tới Ukraine sau khi nhận được sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Nhưng Wall Street Journal cho biết, Berlin đã ngăn chặn Estonia gửi pháo có xuất xứ từ Đức tới Ukraine bằng cách từ chối cấp giấy phép cần thiết.
Đăng nhận xét